Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bình phƣớc (Trang 49 - 50)

5. Bố cục luận văn

2.1.3. Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bình

Tóm lại, Bình Phƣớc là một địa bàn có tiềm năng phát triển lớn về kinh tế bao gồm sản xuất trong nƣớc và thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Do là một tỉnh có quy mô GDP nhỏ, cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng lớn và đang trong giai đoạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên nhu cầu về nguồn vốn cho phát triển kinh tế và phục vụ dân sinh đang tăng trƣởng mạnh. Đây là cơ hội và là thách thức lớn cho việc mở rộng quy mô tăng trƣởng tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn và thu hút các ngân hàng từ địa bàn khác đến mở chi nhánh.

2.1.3. Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn BìnhPhƣớc Phƣớc

Năm 1997, cùng với sự tái lập tỉnh Bình Phƣớc từ việc chia tách tỉnh Sông Bé thành hai tỉnh Bình Dƣơng và Bình Phƣớc. Agribank chi nhánh Bình Phƣớc đƣợc thành lập tại thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phƣớc, trên cơ sở kế thừa các khách hàng và dƣ nợ của khách hàng có trụ sở hoặc địa chỉ trên địa bàn 05 huyện phía bắc của tỉnh Sông Bé tại thời điểm chia tách là huyện Đồng Phú, huyện Chơn Thành, huyện Bù Đăng, huyện Phƣớc Long và huyện Lộc Ninh.

Từ ngày đƣợc thành lập Agribank chi nhánh Bình Phƣớc vẫn đƣợc biết nhƣ là một ngân hàng nhà nƣớc chuyên cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để thực hiện các dự án đầu tƣ của cá nhân và các doanh nghiệp khai thác chế biến nông lâm sản và xây lắp trên địa bàn. Hoạt động trên địa bàn có cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn chiếm chủ đạo, nên trong một thời gian dài các khách hàng và sản phẩm cho vay chủ yếu của Chi nhánh tập trung vào các doanh nghiệp nông lâm và xây dựng phục vụ phát triển nông thôn. Các công ty nhà nƣớc nhƣ công ty Cao su Bình Long, Công ty cao su Lộc Ninh, công ty cao su Đồng Phú,. .đều đã, đang là những khách hàng lớn có doanh số cho vay, tiền gửi chiếm tỉ trọng cao trong tổng doanh số cho vay và huy động vốn của Chi nhánh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trong các lĩnh vực xây lắp, khai thác chế biến gỗ, chăn nuôi, trồng và kinh doanh cây ăn quả, thƣơng mại , dịch vụ .. ngày càng là đối tƣợng

khách hàng quan trọng và trở thành bộ phận khách hàng quyết định sự thành bại của kết quả kinh doanh tại Chi nhánh.

Sự thay đổi vể chiến lƣợc kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã đáp ứng nhu cầu vay vốn, gửi tiền cũng nhƣ các nhu cầu về dịch vụ ngày càng tăng của khách hàng trên địa bàn, đến nay Agribank chi nhánh Bình Phƣớc đã có sự tăng trƣởng mạnh về quy mô dƣ nợ cho vay, số lƣợng - cơ cấu khách hàng vay vốn, số lƣợng khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng nhƣ nộp tiền, chuyển tiền, thanh toán, dịch vụ thẻ. Số lƣợng và chất lƣợng các sản phẩm ngân hàng đã đƣợc cải thiện làm gia tăng năng lực cạnh tranh của Chi nhánh. Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay qua các năm gần đây luôn ở mức cao trên 20%: năm 2012 tổng dƣ nợ cho vay cuối kỳ là 1.059 tỉ đồng, năm 2013 tổng dƣ nợ vay cuối kỳ là 1.385 tỉ đồng tăng 30,8% so với 2012, năm 2014 tổng dƣ nợ vay cuối kỳ là 1.770 tỉ đồng tăng 27,8% so với 2013 và năm 2015 tổng dƣ nợ vay cuối kỳ đã vƣợt mốc 2.000 tỉ đồng. Năm 2016, dƣ nợ cho vay cuốn kỳ đạt 2.250 tỉ đồng, tăng trƣởng gần 15% so với năm trƣớc.

Sản phẩm tín dụng cũng đa dạng hơn, ngoài những sản phẩm truyền thống nhƣ cho vay trung dài hạn đầu tƣ dự án, cho vay ngắn hạn bổ dụng vốn lƣu động, cho vay tiêu dùng ..các sản phẩm tín dụng cho các đối tƣợng ƣu tiên nhƣ nông nghiệp phát triển nông thông, doanh nghiệp vừa và nhỏ , sản phẩm cho vay mua sắm tài sản cố định gián tiếp, cho vay mua ô tô, sản phẩm cho vay tài trợ thƣơng mại, chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, cho vay tài trợ hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu .. đƣợc đẩy mạnh.

Một điểm mạnh trong hoạt động cấp tín dụng tại Agribank Bình Phƣớc là tƣ tƣởng thận trọng, bảo đảm sự an toàn của nguồn vốn kinh doanh trong cấp tín dụng đƣợc lãnh đạo và cán bộ tín dụng quán triệt xuyên suốt quá trình tiếp nhận giải quyết nhu cầu vay vốn từ khách hàng. Vì vậy, tỉ lệ nợ xấu luôn đƣợc giữ ở mức dƣới 3% tổng dƣ nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bình phƣớc (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)