Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bình phƣớc (Trang 79)

5. Bố cục luận văn

2.3.6. Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

2.3.6.1. Phân loại nợ:

Hàng tháng, chi nhánh thực hiện phân loại nợ.

Đối với khách hàng doanh nghiệp có đủ thông tin để xếp hạng theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ: đơn vị thành viên tiến hành phân loại nợ trên cơ sở kết quả xếp hạng toàn bộ khách hàng theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tháng cuối cùng của quý. Theo phƣơng pháp định tính, nợ vay của khách hàng tại Agribank chi nhánh Bình Phƣớc đƣợc phân loại tƣơng ứng với kết quả xếp hạng khách hàng, với 05 loại nhóm nợ:

Bảng 2.9. Phân loại khách hàng tƣơng ứng với kết quả xếp hạng khách hàng

Stt Mức Xếp hạng Nhóm nợ 1 AAA 1 2 AA 3 A 4 BBB 2 5 BB 6 B 3 7 CCC 8 CC 9 C 4 10 D 5

Đối với các khách hàng doanh nghiệp không đủ điều kiện xếp hạng thì việc phân loại nợ thực hiện theo phƣơng pháp định tính theo quy định tại Điều 6 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc (nay là Điều 10 Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN);

2.3.6.2. Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

Hàng quý và tháng 12, đơn vị thực hiện báo cáo phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Dự phòng rủi ro tín dụng bao gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể, mức trích nhƣ sau: - Trích lập dự phòng cụ thể: + Nhóm 1: 0% + Nhóm 2: 5% + Nhóm 3: 20% + Nhóm 4: 50% + Nhóm 5: 100%

2.3.7. Công tác kiểm tra giám sát hoạt động cấp tín dụng tại Chi nhánh.

Công tác kiểm tra giám sát hoạt động tín dụng tại Agribank chi nhánh Bình Phƣớc đƣợc thực hiện định kỳ và thƣờng xuyên theo Quy chế kiểm tra nghiệp vụ đƣợc Hội đồng quản trị Agribank ban hành trong từng giai đoạn.

Hoạt động kiểm tra giám sát công tác cấp tín dụng theo quy chế kiểm tra nghiệp vụ đƣợc Agribank quy định, nhằm đảm bảo việc thống nhất thực hiện và tuân thủ các quy chế, quy định về cấp tín dụng tại chi nhánh thống nhất với toàn hệ thống.

Thông qua công tác kiểm tra, những sai lệch đƣợc phát hiện chấn chỉnh khắc phục đảm bảo nghiệp vụ cấp tín dụng đƣợc thực hiện đúng quy định của hệ thống Agribank và quy định của pháp luật. Qua đó, hạn chế đƣợc những tổn thất có thể xảy ra do thực hiện trái với quy định.

Việc kiểm tra giám sát hoạt động cấp tín dụng tại Agribank chi nhánh Bình Phƣớc đƣợc thực hiện qua 03 cấp độ:

- (1) Tự kiểm tra : Giám đốc chi nhánh ra quyết định thành lập tổ kiểm tra tại chi nhánh. Tổ kiểm tra thực hiện kiểm tra toàn bộ hồ sơ cấp tín dụng trong thời hiệu

quy định. Kết quả đƣợc báo cáo đƣợc thông qua các bên và báo cáo Giám đốc chỉ đạo chấn chỉnh. Hoạt động khắc phục sau kiểm tra đƣợc tổ kiểm tra giám sát cho đến khi các sai sót đƣợc khắc phục hết. Hoạt động tự kiểm tra có thể thực hiện định kỳ hàng năm hoặc thực hiện theo chỉ đạo kiểm tra chuyên đề từ Hội sở chính.

- (2) Đoàn kiểm tra do Hội sở chính thành lập đến kiểm tra hoạt động cấp tín dụng của chi nhánh.

- (3) Đoàn kiểm tra của Ngân hàng nhà nƣớc .

Thông qua hoạt động kiểm tra giám sát định kỳ và đột xuất : nhiều sai sót trong hoạt động tại Agribank chi nhánh Bình Phƣớc đã đƣợc chỉ ra và cần có hành động khắc phục. Một số lỗi thƣờng gặp trong các đợt kiểm tra gồm:

- Chƣa cập nhật thay đổi thông tin về khách hàng kịp thời nhƣ: vẫn còn nhiều hồ sơ pháp lý của khách hàng chƣa đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp

- Chƣa định hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng đủ tiêu chuẩn định hạng - Chƣa có biên bản kiểm tra sử dụng vốn, chƣa bổ sung chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay kịp thời .

- Sai thẩm quyền ký kết hợp đồng tín dụng, phê duyệt giải ngân; - Chƣa định giá lại tài sản đảm bảo định kỳ;

- Thiếu đăng ký giao dịch đảm bảo tài sản:

- Tài sản là phƣơng tiện vận tải, máy móc thiết bị chƣa mua bảo hiểm theo quy định hoặc đã hết hạn bảo hiểm;

2.4. Đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Bình Phƣớc. Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Bình Phƣớc.

Số liệu dƣ nợ cuối kỳ của nhóm khách hàng doanh nghiệp qua các năm từ 2014-2016 cho thấy nợ xấu tại Agribank chi nhánh Bình Phƣớc đã trong tầm kiểm soát. Tỉ lệ nợ xấu luôn ở mức thấp hơn 3% tổng dƣ nợ. Năm 2014, tỉ lệ nợ xấu chiếm 0,5% tổng dƣ nợ; năm 2015, tỉ lệ nợ xấu chiếm 0,7% tổng dƣ nợ; năm 2016, tỉ lệ nợ xấu chiếm 1,1% tổng dƣ nợ. Điều này, đã thể hiện sự quan tâm đến chất lƣợng tín dụng trong công tác quản trị điều hành tại Chi nhánh và thể hiện Agribank chi nhánh

dụng phù hợp. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt đƣợc trong việc hoạch định, tổ chức triển khai, kiểm tra giám sát quy trình quản trị rủi ro tín dụng , thì cũng còn những tồn tại cần khắc phục, kiến nghị điều chỉnh tại Agribank chi nhánh Bình Phƣớc, cụ thể nhƣ sau:

2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc.

- Cơ cấu bộ máy và quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp đã phân tách rõ ràng giữa bộ phận đề xuất – thẩm định – phán quyết tín dụng.

- Mô hình cơ cấu bộ máy cấp tín dụng tại Agribank chi nhánh Bình Phƣớc đã đƣợc phân tách độc lập bộ phận phát sinh rủi ro tín dụng , bộ phận giám sát và kiểm tra rủi ro tín dụng: Phòng khách hàng doanh nghiệp có chức năng tiếp thị tìm kiếm khách hàng, thẩm định phƣơng án vay, tài sản đảm bảo và lập đề xuất cấp tín dụng ; Phòng Quản lý rủi ro thẩm định rủi ro khoản cấp tín dụng theo phân cấp từng thời kỳ, giám sát kiểm tra quá trình cấp tín dụng của các bộ phận liên quan; Phòng Quản trị rủi ro đề xuất giải ngân, kiểm soát chứng từ giải ngân đúng mục đích vay, lƣu trữ hồ sơ tín dụng và phân loại nợ định kỳ.

- Cấp lãnh đạo chi nhánh đƣợc phân tách chức năng quyền hạn cụ thể theo phân cấp mức phán quyết. Một nguyên tắc trong thực hiện thẩm quyền trong hoạt động cấp tín dụng là các lãnh đạo quản lý khách hàng – lãnh đạo tác nghiệp và lãnh đạo quản lý rủi ro khi thực hiện thẩm quyền thay phải bảo đảm:

+ Không đồng thời vừa thực hiện chức năng Quan hệ khách hàng, vừa thực hiện chức năng Thẩm định rủi ro tín dụng đối với một khoản cấp tín dụng.

+ Không đồng thời vừa thực hiện chức năng Quan hệ khách hàng, vừa thực hiện chức năng tác nghiệp đối với một khoản cấp tín dụng.

Việc đảm bảo nguyên tắc này giúp một khoản cho vay không đƣợc do một lãnh đạo quyết định tất cả các khâu mà phải có lãnh đạo khác, bộ phận khác giám sát kiểm soát.

- Định kỳ hàng quý Hội đồng tín dụng cở sở đã định kỳ xem xét và phê duyệt giới hạn tín dụng đối với từng nhóm khách hàng có liên quan tại chi nhánh. Việc này góp phần đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của từng

khách hàng nhƣng cũng hạn chế đƣợc rủi ro do sự chuyển vốn nội bộ và việc sử dụng các chứng từ nội bộ không có thực.

- Agribank chi nhánh Bình Phƣớc đã tuân thủ đầy đủ các quy trình cấp tín dụng của Agribank trong phê duyệt tín dụng, các sửa đổi tín dụng với sự tham gia của các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng nhƣ trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia.

- Phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng nhằm hạn chế tập trung rủi ro.

- Thẩm quyền phán quyết cấp tín dụng tại Chi nhánh đã đƣợc phân cấp theo bậc thang, đảm bảo mức thẩm quyền phán quyết đƣợc gắn với quyền hạn và trách nhiệm của từng vị trí lãnh đạo chi nhánh. Cao nhất là thẩm quyền của Hội đồng tín dụng cơ sở có mức thẩm quyền bằng mức thẩm quyền của Chi nhánh do Agribank phân cấp; kế tiếp là Giám đốc chi nhánh – Phó giám đốc quản lý rủi ro – Phó giám đốc phụ trách khách hàng doanh nghiệp – Giám đốc các phòng giao dịch.

- Phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng của Agribank đối với từng Chi nhánh thay đổi theo chất lƣợng tín dụng của dƣ nợ kỳ trƣớc đó. Chi nhánh có tỉ lệ nợ quá hạn, tỉ lệ nợ xấu cao thì mức thẩm quyền Chi nhánh đƣợc giao kỳ kế tiếp càng giảm.

Việc này đã gắn trách nhiệm với quyền hạn đƣợc giao của cá nhân lãnh đạo và gắn mức thẩm quyền Agribank giao cho Chi nhánh với kết quả quản lý chất lƣợng tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh, mặt khác hạn chế đƣợc thiệt hại khi rủi ro tín dụng xảy ra.

- Quyết định cho vay đƣợc giải quyết trên cơ sở phân tích tính khả thi, hiệu quả kinh tế của phƣơng án vay, yếu tố tài sản đảm bảo không phải là yếu tố đƣợc đặt ra trƣớc. Nhƣ vậy, khách hàng đƣợc xếp hạng tín nhiệm cao, có phƣơng án kinh doanh đƣợc đánh giá hiệu quả cao, nguồn trả nợ rõ ràng chắc chắn, Agribank chi nhánh Bình Phƣớc sẽ nhanh chóng đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng kể cả thực hiện chính sách cấp tín dụng không tài sản đảm bảo cho khoản vay. Thực tế số liệu lịch sử đã cho thấy đa số những khách hàng này đã đem lại lợi ích đáng kể cho ngân hàng với các khoản nợ đến hạn đã đƣợc thanh toán đúng hạn.

- Việc lựa chọn tiếp nhận, thẩm định tài sản đảm bảo và lập hợp đồng thế chấp, đăng ký giao dịch đảm bảo, quản lý hồ sơ tài sản đảm bảo, mua bảo hiểm vật chất .. đã thực hiện theo những quy định quy trình chặt chẽ đầy đủ, chi tiết và đƣợc cập nhật kịp thời theo các quy định của pháp luật.

Trong đó, tài sản đảm bảo đƣợc thẩm định định giá định kỳ 06 tháng/lần tối đa không vƣợt quá 12 tháng, đối với tài sản là hàng hóa lƣu kho thì thời gian định kỳ định giá lại tối thiểu không ít hơn 01 lần/tháng. Ngoài ra, khi giá thị trƣờng biến động từ trên 20% thì phải tiến hành định giá lại nhằm đảm bảo sự phù hợp của giá trị tài sản đảm bảo hạch toán và thực tế.

Quá trình thẩm định, định giá tài sản đảm bảo do tổ định giá do Giám đốc thành lập nhằm đảm bảo tính khách quan.

- Phân loại nợ, trích dự phòng đã thực hiện định kỳ đúng quy định của Ngân hàng nhà nƣớc. Agribank chi nhánh Bình Phƣớc đồng thời áp dụng phƣơng pháp phân loại nợ theo định tính đối với các khách hàng đã đƣợc xếp hạng tín dụng nội bộ và định lƣợng đối với nợ vay của các khách hàng doanh nghiệp còn lại.

- Chi nhánh đã xác lập giới hạn tín dụng cho từng khách hàng cụ thể trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ, lịch sử trả nợ và tài sản đảm bảo. Đối với nhóm khách hàng liên quan định kỳ hàng quý Hội đồng tín dụng cơ sở sẽ phê duyệt giới hạn tín dụng đối với từng nhóm khách hàng có liên quan trên cơ sở thẩm định đề xuất của phòng khách hàng doanh nghiệp và các phòng giao dịch.

- Có bộ phận quản lý rủi ro tín dụng độc lập, chuyên xử lý nợ:

Phòng Quản lý rủi ro có nhiệm vụ chuyên trách thực hiện công tác xử lý nợ. Qua thời gian tích lũy kinh nghiệm hình thành kỹ năng trong công tác thu nợ và quan hệ với các ban ngành hữu quan , góp phần nâng cao hiệu quả thu hồi nợ cho Chi nhánh. Bộ phận này đã:

- Đề xuất các phƣơng án xử lý và trực tiếp xử lý các khoản nợ xấu.

- Đề xuất các phƣơng án thu hồi xử lý nợ xấu, nợ ngoại bảng (xử lý tài sản, xoá nợ, bán nợ, chuyển thành vốn góp...).

- Xem xét, trình lãnh đạo về việc giảm lãi, miễn lãi theo thẩm quyền của chi nhánh, hoặc trình Agribank (nếu vƣợt thẩm quyền).

- Quản lý danh mục các khoản nợ rủi ro ngoại bảng, hoặc đã đƣợc bán nợ, khoanh nợ...

Việc giao một bộ phận chuyên trách công tác xử lý nợ đã nâng cao đƣợc hiệu quả thu hồi nợ xấu cho Chi nhánh và góp phần giảm tải cho bộ phận trực tiếp kinh doanh tạo doanh thu cho Chi nhánh, giúp bộ phận này tập trung cho hoạt động bán hàng.

- Công tác kiểm tra giám sát đƣợc chú trọng , là hoạt động thƣờng xuyên có tác dụng chấn chỉnh, nhắc nhở cán bộ tuân thủ quy trình nhằm tránh rủi ro về tác nghiệp , rủi ro tín dụng . Qua đó trao dồi nâng cao nhận thức , nâng cao kiến thức nghiệp vụ . Phòng quản lý rủi ro tại Chi nhánh chuyên trách thực hiện công tác kiểm tra giám sát và khắc phục lỗi.

- Công tác thu hồi nợ xấu, nợ hạch toán ngoại bảng đƣợc chú trọng. Các khoản nợ vay quá hạn, sau khi tích cực phối hợp với khách tìm biện pháp tháo gỡ không hiệu quả, khách hàng không thể hiện thiện chí trả nợ , Chi nhánh đã nhánh chóng áp dụng biện pháp khởi kiện tại Tòa án trong thời hiệu khởi kiện theo luật định. Biện pháp này đã góp phần giảm tỉ lệ xấu tại Chi nhánh và tăng lợi nhuận cho Agribank chi nhánh Bình Phƣớc .

- Thông qua khuyến khích cán bộ tín dụng, quản lý rủi ro tự đào tạo và cử cán bộ tham gia các khóa đạo tạo chuyên đề do Trung tâm đạo tạo Agribank tổ chức đã góp phần nâng cao nhận thức , nghiệp vụ và kỹ năng tác nghiệp trong hoạt động cấp tín dụng.

Trách nhiệm, quyền lợi đối với cán bộ tín dụng đƣợc quy định cụ thể một cách minh bạch qua một loạt các quy định về mô tả công việc cán bộ, quy chế xử lý trách nhiệm, quy chế đánh giá hoàn thành nhiệm vụ , quy chế khen thƣởng và các quy định khác có liên quan đến công tác nhân sự.

Từ đó, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đã đƣợc từng cán bộ nhận thức đầy đủ hơn và chuyển biến thành hành động tuân thủ các quy trình quy định một cách tự giác trong hoạt động cấp tín dụng, do đó giảm thiểu đƣợc các rủi ro trong tín dụng.

- Khách hàng doanh nghiệp đã đƣợc đánh giá, xếp hạng tín dụng nội bộ ngay từ khi bắt đầu có quan hệ tín dụng ( đối với trƣờng hợp đủ điều kiện); hệ thống xếp hạng gần tƣơng thích với thông lệ quốc tế.

2.4.2. Những tồn tại :

2.4.2.1. Chƣa phân tách triệt để bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng.

Phòng khách hàng doanh nghiệp có nhiệm vụ tiếp thị tìm kiếm khách hàng, đồng thời thẩm định nhu cầu phƣơng án vay của khách hàng và lập đề xuất tín dụng, đề xuất giải ngân (trừ các trƣờng hợp phải qua thẩm định rủi ro theo phân cấp thẩm quyển phán quyết tín dụng).

Trong công tác tiếp nhận tài sản đảm bảo cũng vậy, Phòng Khách hàng doanh nghiệp là bộ phận thẩm định ban đầu, định giá , soạn thảo hồ sơ hợp đồng thế chấp, cầm cố (trừ các trƣờng hợp phải qua thẩm định rủi ro)..Do chƣa tách rời bộ phận thẩm định định giá tài sản đảm bảo nên dễ xày ra trƣờng hợp nâng cao hơn thực tế giá trị đảm bảo để đáp ứng yêu cầu về tài sản đảm bảo của bộ phận đề xuất cấp tín dụng. Đây là hạn chế gây thất thoát tài sản ngân hàng khi rủi ro tín dụng xảy ra và trong trƣờng hợp này thì số tiền thu đƣợc khi phát mại tài sản đảm bảo không đủ bù đắp nợ vay phải thu hồi.

2.4.2.2. Nhiều trƣờng hợp cấp tín dụng không đƣợc thực hiện theo đúng thủ tục quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bình phƣớc (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)