Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty điện lực thái nguyên (Trang 38 - 41)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

+ Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Các thông tin thứ cấp được thu thập từ luận văn bao gồm các thông tin liên quan trực tiếp đến công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Công ty, các số liệu được thu thập từ phòng tổ chức lao đông của Công ty bao gồm: thực trạng về sức khỏe của các lao động tại Công ty, trình độ học vấn của các lao động tại Công ty, trìn độ chuyên môn nghiệp vụ của các lao động tai Công ty, kỹ năng mềm, các nội dung trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty (tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp và bố trí nhân lực, tạo động lực lao động, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người lao động, xây dựng văn hóa, tạo động lực lao động)

+ Phỏng vấn chuyên gia về các nội dung liên quan đến đề tài. Trong luận văn, tác giả tiến hành phỏng vấn các chuyên gia là các lãnh đạo thuộc Công ty Điện lực Thái Nguyên, đã làm việc tại Công ty Điện lực Thái Nguyên thời gian từ 5 năm trở lên: trưởng phòng, phó phòng, giám đốc và phó giám đốc. Đồng thời, mỗi phòng ban tác giả cũng phỏng vấn đại diện một nhân viên trong các phòng, có thời gian làm việc tại Công ty ít nhất là 3 năm trở lên. Cuộc phỏng vấn sâu sẽ nhằm thu thập nhận định của các chuyên gia về các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng nguồn

nhân lực tại Công ty, qua đó giúp tác giả có cái nhìn khách quan hơn, có định hướng đúng đắn hơn để tiếp cận nghiên cứu.

+ Phương pháp điều tra qua bảng hỏi khảo sát. Tác giả thực hiện một cuộc điều tra khảo sát đội ngũ cán bộ và nhân viên tại Công ty Điện lực Thái Nguyên nhằm đo lường mức độ đánh giá của đội ngũ cán bộ và nhân viên tại Công ty Điện lực Thái Nguyên về các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty.

Trong nghiên cứu này tác giả có sử dụng phân tích nhân tố EFA và phân tích hồi quy nên kích thước mẫu tác giả lựa chọn trên cơ sở như sau:

n = N/ (1 + Ne2) Trong đó: N là tổng thể

e là sai số. Trong nghiên cứu này tác giả lựa chọn e =5%=0,05 n là cỡ mẫu.

Hiện tại Công ty Điện lực Thái Nguyên có tất cả 1003 cán bộ và nhân viên.Do đó số mẫu tối thiểu cần phải nghiên cứu là:

N = 1003/(1+1003 x0,052) = 286 mẫu.

Do đó, cỡ mẫu tối thiểu phải đạt 286 mẫu. Trong nghiên cứu tác giả lựa chọn 300 mẫu để nghiên cứu. Phương pháp chọn mẫu được sử dụng là phương pháp ngẫu nhiên, thuận tiện.

Các bảng hỏi khảo sát được sự hỗ trợ của các chi nhánh Công ty tại các huyện, các bảng hỏi được gửi qua email tới các Chi nhánh, và được Chi nhánh in, cung cấp bảng hỏi trực tiếp đến các cán bộ tại mỗi Chi nhánh, theo danh sách đã được lựa chọn, để thu nhận ý kiến đánh giá.

+ Thông tin người tham gia khảo sát

Khảo sát được thực hiện với đại diện 274 nhân viên của Điện lực Thái Nguyên. Các thông tin cơ bản về đặc điểm nhân khẩu học, công việc của nhóm nhân viên tham gia khảo sát được tổng hợp trong bảng dưới đây.

Bảng 2.1: Đặc điểm đối tượng khảo sát Chỉ tiêu Số lượng Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 161 58,8 Nữ 113 41,2 Độ tuổi Dưới 30 72 26,3 30-40 114 41,6 40-50 64 23,4 Trên 50 24 8,8 Vị trí làm việc

Chi nhánh địa phương 93 33,9

Phân xưởng 97 35,4 Phòng ban 78 28,5 Lãnh đạo công ty 6 2,2 Thu nhập hàng tháng Dưới 9 triệu 73 26,6 9-11 triệu 132 48,2 Trên 11 triệu 69 25,2

Kinh nghiệm làm việc

Dưới 2 năm 29 10,6

Từ 2-4 năm 66 24,1

Từ 4-6 năm 91 33,2

Trên 6 năm 88 32,1

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2017)

Về giới tính: Trong tổng số 274 người được tác giả tiến hành khảo sát thì có 161 người là nam, chiếm tỷ lệ 58,8% và có 113 người là nữ, chiếm tỷ lệ 41,2%.

Về độ tuổi: Trong tổng số 274 người được tác giả tiến hành khảo sát thì có 24 người ở độ tuổi trên 50, chiếm tỷ lệ 8,8%; 64 người ở độ tuổi từ 40 - 50 tuổi,

chiếm tỷ lệ 23,4%; 114 người ở độ tuổi từ 30 - 40 tuổi, chiếm tỷ lệ 41,6%; 72 người ở độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 26,3%.

Về vị trí công việc: Có 93 người trong tổng 274 người được khảo sát đang làm việc tại các chi nhánh địa phương, chiếm tỷ lệ 33,9%. Có 97 người trong tổng 274 người được khảo sát đang làm việc tại phân xưởng, chiếm tỷ lệ 35,4%. Có 78 người trong tổng 274 người được khảo sát đang làm việc tại các phòng ban, chiếm tỷ lệ 28,5% và có 6 người trong tổng 274 người được khảo sát là lãnh đạo công ty, chiếm tỷ lệ 2,2%.

Về thu nhập: Có 73 người trong tổng 274 người được khảo sát có thu nhập dưới 9 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 26,6%. Có 132 người trong tổng 274 người được khảo sát có thu nhập từ 9 - 11 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 48,2%. Có 69 người trong tổng 274 người được khảo sát có thu nhập trên 11 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 25,2%.

Về thời gian làm việc: Có 29 người trong tổng 274 người được khảo sát có thời gian làm việc dưới 2 năm, chiếm tỷ lệ 10,6%. Có 66 người trong tổng 274 người được khảo sát có thời gian làm việc từ 2 - 4 năm, chiếm tỷ lệ 24,1%. Có 91 người trong tổng 274 người được khảo sát có thời gian làm việc từ 4 - 6 năm, chiếm tỷ lệ 33,2%. Có 88 người trong tổng 274 người được khảo sát có thời gian làm việc trên 6 năm, chiếm tỷ lệ 32,1%.

Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ các phòng, ban tại Công ty Điện lực Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty điện lực thái nguyên (Trang 38 - 41)