Giải pháp đào tạo và nâng cao tay nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty điện lực thái nguyên (Trang 97 - 98)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Điện lực

4.2.3. Giải pháp đào tạo và nâng cao tay nghề

Đào tạo để nâng cao trình độ cho người lao động, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả làm việc của nhân viên sẽ không cao nếu thiếu hoạt động đào tạo. Công ty điện lực Thái Nguyên cần có các biện pháp đào tạo nguồn nhân lực nhằm “ làm sao để khỏi ném tiền qua cửa sổ”. Đào tạo và nâng cao tay nghề cho người lao động được hầu hết các doanh nghiệp quan tâm. Công ty Điện lực Thái Nguyên nên có những biện pháp hữu hiệu để thực hiện các công việc này một cách tốt nhất.

- Thứ nhất là Công ty cần xây dựng kế hoạch đào tạo một cách chính xác, hợp lý theo 1 trình tự nhất định trong việc xác định các yếu tố của quá trình đào tạo về:

+ Nhu cầu của các phòng, ban, bộ phận; + Nhu cầu công việc;

+ Nhu cầu của người lao động;

+ Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty;

+ Chủ trương, chính sách của Công ty: Nguồn tài chính, các chính sách khuyến khích và hỗ trợ,…

- Thứ hai, lựa chọn đối tượng đào tạo phù hợp: Để xác định được bộ phận nào cũng như đối tượng nào cần dựa vào công tác đánh giá thực hiện công việc, phân tích công việc và công tác kiểm tra giám sát tình hình thực hiện đào tạo hàng năm để xác định nên đào tạo đối tượng nào thuộc bộ phận, phòng, ban nào để đào tạo đúng đối tượng, tránh tình trạng đào tạo tràn lan, nhầm người không mang lại hiệu quả cao của quá trình đào tạo.

- Thứ ba, lựa chọn hình thức đào tạo cho phù hợp: Dựa vào mục tiêu, đường lối và đối tượng được cử đi đào tạo để lựa chọn hình thức đào tạo cho phù hợp. Các hình thức đào tạo bao gồm: đào tạo mới, đào tạo lại và đào tạo nâng cao nghiệp vụ hay kỹ năng mềm.

- Thứ tư, xác định số lượng và cơ cấu nhân viên được cử đi đào tạo dựa vào tình hình của kế hoạch đào tạo và thực trạng về trình độ của người lao động để quyết định nên đào tạo với số lượng là bao nhiêu và cơ cấu ra sao.

- Thứ năm, xây dựng chương trình và nội dung đào tạo cho phù hợp với phương châm và mục tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty để quá trình đào tạo mang lại hiệu quả tốt nhất, phát huy tối đa năng lực làm việc của người lao động sau quá trình được cử đi đào tạo.

- Thứ sáu, xác định thời gian đào tạo cụ thể để tránh tình trạng lãng phí về thời gian, về chi phí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty điện lực thái nguyên (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)