Định hướng, mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Công ty Điện lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty điện lực thái nguyên (Trang 92 - 93)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Định hướng, mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Công ty Điện lực

4.1.1. Định hướng

Định hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Công ty Điện lực Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2020 như sau:

- Nhận thức đúng vị trí và đặc điểm con người trong thời đại ngày nay, thấy được nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất trong tất cả các nguồn lực hiện có để phát triển doanh nghiệp, trên cơ sở đó xây dựng thành công chiến lược về con người từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đạt hiệu quả tốt nhất trong phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Coi việc chăm lo, bồi dưỡng, đào tạo là yếu tố quyết định tới chất lượng nguồn nhân lực trong thời gian tới của Công ty để từ đó có những chiến lược, mục tiêu cụ thể về phát triển con người.

- Xây dựng, phát triển nhằm phát huy tốt nhất vai trò quyết định của nguồn nhân lực, đồng thời không ngừng làm tăng giá trị của nguồn nhân lực thông qua các chính sách quản lý, sử dụng và xây dựng môi trường tốt cho người lao động không ngừng phát huy hiệu quả làm việc của bản thân họ. Gắn việc phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với khai thác, sử dụng lao động hiệu quả trên cơ sở liên kết giữa đào tạo và sử dụng nguồn lao động tại Công ty.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau mang tính tổng hợp và đồng bộ. Kết hợp giữa cá thể hóa với xã hội hóa, truyền thống với hiện đại, dân tộc và quốc tế, trong đó vấn đề quyết định nhất là đổi mới toàn diện và triệt để hệ thống giáo dục và đào tạo về nguồn nhân lực trong ngành điện.

4.1.2. Mục tiêu

Mục tiêu cơ bản trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Điện lực Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2020 được Công ty xây dựng bao gồm các mục tiêu cụ thể sau:

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên cơ sở yêu cầu về nâng cao năng suất lao động, đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động hàng năm từ 15 - 20%, phấn đấu đến năm 2020, năng suất lao động tăng bình quân ở mức 20%/năm.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý của Công ty đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý mới đa ngành nghề, đào tạo bổ sung kiến thức quản lý kinh tế - tài chính cho cán bộ kỹ thuật. Phấn đấu tới năm 2020 đạt chỉ tiêu 100% về quản lý kinh tế - tài chính, quản lý con người cho đội ngũ cán bộ từ cấp trưởng, phó phòng trở lên.

- Kiện toàn bộ máy quản lý nguồn nhân lực đến năm 2020 ở cấp Công ty và các đơn vị trực thuộc nhằm đảm bảo quản lý có hệ thống, đồng bộ và đạt chất lượng cao.

- Nâng cao về chất lượng chuyên môn cũng như trình độ học vấn cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty tới năm 2020 đạt chỉ tiêu đề ra trong khoảng từ 60 - 70% trong tổng số lao động của Công ty

- Tập trung bồi dưỡng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện có, đặc biệt là đội ngũ nhân lực chuyên môn kỹ thuật tại các đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh điện đảm bảo tăng năng suất lao động với kế hoạch đề ra.

- Trong việc bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực hiện có, chú trọng nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ gồm tăng cường hiểu biết, kỹ năng và đặc biệt là cải thiện tác phong làm việc cho từng vị trí công tác được giao.

- Gắn việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo mục tiêu, chiến lược phát triển của mỗi đơn vị trực thuộc và Công ty với phát triển sự nghiệp cá nhân, tiến tới việc chăm lo nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực ở tất cả các vị trí công tác để đồng bộ với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Gắn đào tạo và bồi dưỡng với việc sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực hiện có tại Công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty điện lực thái nguyên (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)