Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy thái nguyên (Trang 31 - 33)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

chức

1.1.4.1. Các nhân tố khách quan - Thể chế, pháp luật:

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ở nước ta phải kể đến hệ thống các chính sách vĩ mô của Nhà nước như: Chính sách y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân, chính sách sử dụng, phân bổ và thu hút nhân tài, chính sách văn hóa - xã hội, chính sách bảo hiểm xã hội, chính sách tiền lương,..đều có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển nguồn nhân lực ở nước ta [13]. Chúng ta biết rằng, nếu trình độ y tế cao, chính sách chăm sóc sức khỏe nhân tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao thể trạng và chất lượng nguồn nhân lực. Không thể có một cơ thể khỏe mạnh, cường tráng, tâm hồn trong sáng, tinh thần thoải mái, phát triển hài hòa trên nền tảng một nền y tế yếu kém, chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân, chính sách văn hóa - xã hội, đời sống văn hóa tinh thần không được quan tâm, đầu tư thỏa đáng. Bên cạnh đó, chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội và các chính sách an sinh xã hội phù hợp sẽ là động lực thôi thúc tinh thần sáng tạo, ý thức trách nhiệm, tính kỷ luật, hay say lao động sản xuất của nguồn nhân lực.

- Mức độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương:

Mức độ phát triển kinh tế - xã hội là tấm gương phản chiếu chính xác, trung thực mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và phát triển nguồn nhân lực [13]. Chất lượng nguồn nhân lực là sự phản ánh, tích hợp của mối quan hệ biện chứng giữa các thành tố tạo nên thuộc tính bên trong quy định

chất lượng nguồn nhân lực, phản ánh trình độ văn minh của địa phương. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội tạo động lực, nền tảng quan trọng để nâng cao mọi mặt đời sống dân cư. Kinh tế tăng trưởng và phát triển tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, khoản ngân sách Nhà nước nói chung và nguồn kinh tế dư thừa trong gia đình nói riêng không ngừng tăng lên, con người có điều kiện để đầu tư, tái tạo lại sức lao động thông qua vai trò giáo dục.

- Mức độ phát triển của giáo dục và đào tạo

Giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng và thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực [13]. Trong bối cảnh thời đại và đất nước hiện nay, để tồn tại và phát triển, con người phải học tập suốt đời, xã hội phải là một xã hội học tập. Giáo dục phải thoả mãn những nhu cầu học tập khác nhau của các đối tượng khác nhau, do đó phải tiến hành đa dạng hoá trong giáo dục từ loại hình đến nội dung, phương thức giáo dục và đa dạng hoá phải được thực hiện trên cơ sở chuẩn hoá. Thực hiện xã hội hoá giáo dục là giải pháp cơ bản để xây dựng xã hội học tập. Trong bối cảnh thế giới hiện nay hội nhập quốc tế về giáo dục không chỉ là xu thế và đòi hỏi khách quan mà còn là động lực quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Giáo dục phải đào tạo những CBCC vừa có những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc vừa có năng lực, bản lĩnh để thích ứng với mọi biến đổi đa dạng và nhanh chóng của thị trường. Thế hệ trẻ do nhà trường đào tạo phải có đầy đủ ý thức trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, phải năng động, sáng tạo, trung thực, phải tích cực học tập và học tập suốt đời; có ý chí vươn lên mạnh mẽ, có khả năng hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, vừa góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vừa nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân

Quan điểm lãnh đạo về phát triển nguồn nhân lực: Người lãnh đạo có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của tổ chức, có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực và hiệu quả công tác chỉ đạo, kế hoạch và triển khai thực hiện phát triển nguồn nhân lực trong đơn vị [14].

Nếu cấp lãnh đạo nhận thức được những giá trị mà nguồn nhân lực chất lượng cao mang lại và có cơ chế đầu tư một cách phù hợp thì sẽ có nhiều cơ hội để xây dựng tổ chức vững mạnh. Ngược lại, nếu không nhận ra được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong tổ chức mình, không tạo ra được những lợi ích để thu hút, giữ chân nhân tài, đồng nghĩa với việc tổ chức đó không thể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm việc tại tổ chức mình.

Kinh phí đào tạo: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nhu cầu thiết yếu đối vớ icác tổ chức nói chung và cơ quan tham mưu giúp việc Tỉnh ủy nói riêng. Tuy nhiên, mọi hoạt động và quyết định nhân sự phải dựa vào tình hình kinh phí thực tế của đơn vị.Không thể đòi hỏi tổ chức nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong khi chi phí quá lớn so với khả năng chi trả của tổ chức. Trong trường hợp, tổ chức có nguồn kinh phí dồi dào thì có thể xây dựng một chế độ đãi ngộ vượt trội so với tổ chức khác nhằm thu hút nhân tài và có những hoạt động đào tạo phù hợp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực [14].

Ý thức của đội ngũ CBCC: Một đơn vị có nguồn kinh phí dồi dào, chương trình đào tạo phù hơp nhưng CBCC tại đơn vị không có ý thức nâng cao chất lượng và trình độ thì hiệu quả của công tác này cũng sẽ không cao [14]. Bản thân người lao động phải có ý thức thường xuyên học tập, rèn luyện trình độ, nâng cao kiến thức chứ không thể bằng lòng với những bằng cấp, kỹ năng mình đã có.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy thái nguyên (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)