Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy thái nguyên (Trang 42)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thu thập thông tin thông qua tài liệu và khảo sát thực tế tại Tỉnh Ủy Thái Nguyên. Số liệu khảo sát thực tế từ 2 nguồn: Thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp.

2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Số liệu thứ cấp là các số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nội dung nghiên cứu của đề tài là nâng cao chất lượng, cán bộ công chức tại Tỉnh Ủy Thái Nguyên được công bố chính thức ở các cấp, các ngành:

- Các văn bản pháp lý liên quan; các Thông tư, Quyết định; Quy trình cán bộ công chức tại cơ quan Tỉnh ủy;

- Các tài liệu, công trình khoa học đã được công bố và những vấn đề liên quan xuất phát từ thực trạng chung của cả nước.

- Các giáo trình, sách báo chuyên ngành liên quan đến nâng cao chất lượng cán bộ công chức.

- Các thông tin, số liệu về các giải pháp để phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại Tỉnh Ủy...được thu thập từ Quyết định số 2704/QĐ- UBND ngày 17/11/2014 của tỉnh Thái Nguyên “Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Thái Nguyên đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

- Các thông tin, số liệu về tăng trưởng và cơ cấu kinh tế giai đoạn 2013 - 2016 được thu thập từ “Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XIII tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lân thứ XIV, nhiệm kỳ 2016 - 2020”.

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

-Phương pháp điều tra thông qua bảng hỏi:

Phiếu khảo sát bao gồm các câu hỏi được thiết kế để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên

- Đối tượng điều tra khảo sát: Các lãnh đạo và các cán bộ CBCC đang làm việc tại cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên

Quy mô mẫu: Tính đến hết ngày 30/6/2017, tổng số đội ngũ cán bộ, công chức tại cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên thuộc phạm vi đối tượng nghiên cứu trong luận văn là 193 người. Tác giả tiến hành điều tra tổng thể cả 193 đối tượng này.

Nội dung phiếu điều tra

- Thông tin chung: Họ và tên, giới tính, tuổi, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, số năm công tác. độ ngoại ngữ, số năm công tác.

- Thực trạng việc áp dụng các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC: Mức độ phù hợp giữa năng lực của cán bộ và yêu cầu công việc; mức độ hợp lý của chức năng, nhiệm vụ các phòng ban theo quy định; đánh giá về hoạt động lãnh đạo của cấp trên, quy trình đánh giá;cơ hội thăng tiến, phúc lợi, khen thưởng, môi trường làm việc.

* Thang đo của bảng hỏi

Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau:

Thang đo Ý nghĩa

1 Rất kém 2 Kém 3 Trung bình 4 Tốt 5 Rất tốt 2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu

Sau khi thu thập được các thông tin tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu lịch sử và số liệu khảo sát thực tế thì tiến hành lập lên các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ.

Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.

2.2.2.1. Phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Phân tổ là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Qua phân tổ các đơn vị tổng thể được tập hợp lại thành một số tổ, giữa các tổ có sự khác nhau rõ rệt, còn trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều có sự giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ phân tổ. Từ đó, có thể đi sâu tính toán, nghiên cứu các đặc điểm riêng của mỗi tổ cũng như các đặc điểm chung của tổng thể.

Phương pháp phân tổ sẽ cho tác giả sự nhìn nhận rõ ràng để có được những kết luận chính xác nhất đối với việc hoàn thiện hoạt độngđầu tư công cho đói giảm nghèo ở huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn.

2.2.2.2. Bảng thống kê

Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, lôgíc nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp cho việc phân tích thống kê được thuận lợi, rõ ràng. Các số liệu đã thu thập được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này là bảng giản đơn.

2.2.2.3. Biểu đồ thống kê

Biểu đồ thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các số liệu thống kê. Biểu đồ thống kê được sử dụng trong đề tài này với sự kết hợp giữa các con số với các hình vẽ và màu sắc để trình bày một cách sinh động các đặc trưng về số lượng và xu hướng phát triển về mặt lượng của hiện tượng. Nhờ đó, biểu đồ có khả năng thu hút sự chú ý của người đọc, giúp lĩnh hội được thông tin nhanh chóng và kiểm tra nhanh bằng hình ảnh độ chính xác của thông tin thống kê.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê là hệ thống các phương pháp dùng để thu nhập xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau.

2.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh

Sau khi tính toán số liệu ta tiến hành so sánh số liệu giữa các năm. Từ đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá thông qua kết quả tổng hợp và tính toán số liệu về việc nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công

chức tại Tỉnh Ủy Thái Nguyên từ năm 2013 đến năm 2016. Từ những nhận xét đánh giá đưa ra các kết luận về việc nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại chức tại cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên: Những thuận lợi, khó khăn; những ưu điểm, nhược điểm còn tồn tại.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Chỉ tiêu về quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực tại cơ quan chuyên trách

tham mưu, giúp việc tỉnh Ủy Thái Nguyên

- Tổng số nhân lực đang làm việc tại cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh Ủy Thái Nguyên: Là chỉ tiêu phản ánh quy mô nguồn nhân lực tại đơn vị. Nếu cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh Ủy Thái Nguyên có quy mô lớn, đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng của xã hội hàng năm thì chất lượng CBCC mới đảm bảo để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

- Cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính: Nguồn nhân lực có giới tính cân bẳng là một yếu tổ ảnh hưởng tích cực đến chất lượng nguồn nhân lực tại đơn vị. Cơ cấu này được tính như sau:

Tỷ lệ CBCC là nam giới (nữ giới) =

Số CBCC là nam giới (nữ giới)

x100 Tổng số CBCC

- Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi: Độ tuổi nguồn nhân lực cũng có ảnh hưởng đến chất lượng CBCC do mỗi độ tuổi đều có những ưu thế riêng trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao tại đơn vị. Một đơn vị có cơ cấu về độ tuổi được kết hợp hài hòa giữa các nhóm tuổi khác nhau sẽ tác động tích cực đến chất lượng nhân lực chung của toàn đơn vị. Cơ cấu này được tính như sau:

Tỷ lệ CBCC ở độ tuổi Ti =

Số CBCC ở độ tuổi Ti

x100 Tổng số CBCC

2.3.2. Chất lượng nguồn nhân lực tại cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh Ủy Thái Nguyên việc tỉnh Ủy Thái Nguyên

- Chỉ tiêu về trình độ học vấn: là chỉ tiêu thể hiện trình độ học vấn, năng lực chuyên môn của đội ngũ CBCC tại cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh Ủy Thái Nguyên, đây là chỉ tiêu vô cùng quan trọng thể hiện chất lượng nguồn nhân lực tại đơn vị.

+ Tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ tiến sỹ. + Tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ thạc sỹ. + Tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ đại học. + Tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ cao đẳng. + Tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ trung cấp. Các tỷ lệ này có chung công thức tính như sau: Tỷ lệ CBCC có trình độ học vấn HVi = Số CBCC ở trình độ HVi x100 Tổng số CBCC - Chỉ tiêu về trình độ lý luận chính trị

Là chỉ tiêu phản ánh về trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức Tỉnh Ủy xem có nắm vững về quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước hay không; có khả năng vận động, thuyết phục quần chúng nhân dân hay không.

+ Tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ cử nhân lý luận chính trị + Tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ chính trị cao cấp.

+ Tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ chính trị trung cấp. + Tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ chính trị sơ cấp. + Tỷ lệ cán bộ, công chức chưa qua đào tạo.

Các tỷ lệ này có chung công thức tính như sau: Tỷ lệ CBCC có trình độ

chính trị CTi =

Số CBCC ở trình độ CTi

x100 Tổng số CBCC

- Chỉ tiêu về trình độ ngoại ngữ: Là chỉ tiêu phản ánh năng lực sử dụng Tiếng Anh và các ngoại ngữ khác của đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh Ủy Thái Nguyên trong công việc. Đây là cũng là chỉ tiêu quan trọng thể hiện chất lượng nguồn nhân lực tại đơn vị.

+ Tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ trung cấp ngoại ngữ trở lên + Tỷ lệ cán bộ, công chức có chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C.

+ Tỷ lệ cán bộ, công chức không có chứng chỉ ngoại ngữ. Các tỷ lệ này có chung công thức tính như sau:

Tỷ lệ CBCC có trình độ ngoại ngữ NNi =

Số CBCC ở trình độ ngoại ngữ NNi

x100 Tổng số CBCC

- Chỉ tiêu về trình độ tin học: Là chỉ tiêu phản ánh năng lực ứng dụng Tin học vào quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao của đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh Ủy Thái Nguyên.

+ Tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ trung cấp tin học trở lên + Tỷ lệ cán bộ, công chức có chứng chỉ tin học A, B, C.

+ Tỷ lệ cán bộ, công chức không có chứng chỉ tin học. Các tỷ lệ này có chung công thức tính như sau:

Tỷ lệ CBCC có trình độ tin học THi = Số CBCC ở trình độ tin học THi x100 Tổng số CBCC

- Chỉ tiêu về mức độ hoàn thành công việc: Là chỉ tiêu để đánh giá đội ngũ cán bộ công chức của cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh Ủy Thái Nguyên có thực hiện tốt nhiệm vụ được giao theo chức trách, thẩm quyền của cán bộ hay không. Chỉ tiêu này bao gồm:

+ CBCC hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

+ CBCC hoàn thành tốt nhiệm vụ

+ CBCC hoàn thành nhiệm vụ

+ CBCC không hoàn thành nhiệm vụ.

Các tỷ lệ này có chung công thức tính như sau: Tỷ lệ CBCC có mức độ hoàn thành công việc HTCVi = Số CBCC có mức độ hoàn thành công việc HTCVi x100 Tổng số CBCC

Chương 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ,

CÔNG CHỨC CỦA CƠ QUAN CHUYÊN TRÁCH THAM MƯU, GIÚP VIỆC TỈNH ỦY THÁI NGUYÊN

3.1. Khái quát chung về cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên Ủy Thái Nguyên

3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

Tỉnh ủy Thái Nguyên hay còn được gọi là Cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên, hoặc Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, hay Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên. Là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên giữa hai kỳ đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh. Cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên được thành lập theo Quy định 219-QĐ/TW ngày 27/12/2013 của Ban Bí thư Quy định về “ Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy Cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy, Thành ủy”, Cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy bao gồm: vãn phòng, ban tổ chức, cơ quan uỷ ban kiểm tra, ban tuyên giáo, ban dân vận. Ban nội chính tỉnh uỷ thực hiện theo Quy định số 183-QĐ/TW, ngày 08/4/2013 của Ban Bí thư. Từ khi thành lập đến nay, Cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên có chức năng: Là cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh uỷ mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ và thường trực tỉnh uỷ trong tổ chức, điều hành công việc lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp hoạt động các cơ quan tham mưu, giúp việc; tham mưu, đề xuất chủ trýõng, chính sách thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại; nguyên tắc, chế độ quản lý tài chính, tài sản của đảng bộ; là trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh uỷ. Trực tiếp quản lý tài sản, tài chính của tỉnh uỷ và các cơ quan, tổ chức đảng trực thuộc tỉnh uỷ, bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất cho hoạt động của cấp ủy.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên Tỉnh Ủy Thái Nguyên

Trải qua nhiều thời kỳ, dù mỗi thời kỳ gắn với trọng tâm công tác, nhiệm vụ chủ yếu và tổ chức bộ máy khác nhau, nhưng có thể khẳng định rằng, những thành tích nổi bật, xuyên suốt của văn phòng tỉnh ủy, thành ủy trong quá trình xây dựng và trưởng thành là: Ngày càng thực hiện tốt chức năng tham mưu, giúp việc ban chấp hành, mà trực tiếp là ban thường vụ và thường trực tỉnh ủy, thành ủy trong tổ chức điều hành công việc lãnh đạo của Đảng tại địa phương. Đóng góp đó thể hiện qua lĩnh vực công tác chủ yếu sau đây:

Một là, thực hiện chức năng chủ trì tham mưu giúp cấp ủy xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình làm việc toàn khóa của ban chấp hành; chương trình làm việc hằng năm, hằng quý, hằng tháng của ban thường vụ và lịch công tác hằng tuần của thường trực cấp ủy. Các vấn đề đưa vào chương trình làm việc của cấp ủy, hầu hết phải được các văn phòng cấp ủy tham mưu lựa chọn kỹ, đúng chức năng, thẩm quyền theo quy chế làm việc; đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của từng thời kỳ cách mạng, vừa giúp cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng và nghị quyết đại hội của cấp mình, vừa xem xét, xử lý kịp thời những vấn đề đột xuất hoặc mới phát sinh từ thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy thái nguyên (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)