Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy thái nguyên (Trang 51 - 54)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát chung về cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp

Tỉnh Ủy Thái Nguyên

Trải qua nhiều thời kỳ, dù mỗi thời kỳ gắn với trọng tâm công tác, nhiệm vụ chủ yếu và tổ chức bộ máy khác nhau, nhưng có thể khẳng định rằng, những thành tích nổi bật, xuyên suốt của văn phòng tỉnh ủy, thành ủy trong quá trình xây dựng và trưởng thành là: Ngày càng thực hiện tốt chức năng tham mưu, giúp việc ban chấp hành, mà trực tiếp là ban thường vụ và thường trực tỉnh ủy, thành ủy trong tổ chức điều hành công việc lãnh đạo của Đảng tại địa phương. Đóng góp đó thể hiện qua lĩnh vực công tác chủ yếu sau đây:

Một là, thực hiện chức năng chủ trì tham mưu giúp cấp ủy xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình làm việc toàn khóa của ban chấp hành; chương trình làm việc hằng năm, hằng quý, hằng tháng của ban thường vụ và lịch công tác hằng tuần của thường trực cấp ủy. Các vấn đề đưa vào chương trình làm việc của cấp ủy, hầu hết phải được các văn phòng cấp ủy tham mưu lựa chọn kỹ, đúng chức năng, thẩm quyền theo quy chế làm việc; đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của từng thời kỳ cách mạng, vừa giúp cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng và nghị quyết đại hội của cấp mình, vừa xem xét, xử lý kịp thời những vấn đề đột xuất hoặc mới phát sinh từ thực tiễn.

Hai là, tham gia, phối hợp cùng các ban đảng tham mưu, giúp cấp ủy xây dựng quy chế làm việc của cấp ủy (ban chấp hành, ban thường vụ và thường trực tỉnh ủy, thành ủy); đồng thời, là đầu mối giúp thường trực cấp ủy trong điều hòa, phối hợp và tổ chức công việc bảo đảm cho ban chấp hành, ban thường vụ và thường trực cấp ủy hoạt động theo đúng quy chế làm việc. Thông qua tham mưu của văn phòng cấp ủy trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế làm việc, đã giúp cho hoạt động của cấp ủy ngày càng thực hiện tốt và phân định rõ giữa trách nhiệm, quyền hạn của tập thể và cá nhân, nhất là người đứng đầu cấp ủy; xác định rõ chế độ làm

việc và các mối quan hệ công tác của cấp ủy; thực hiện tốt các nguyên tắc Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt cấp ủy, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và toàn xã hội, không bao biện, làm thay nhưng cũng không buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng đối với những công việc của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, góp phần thực hiện cải cách hành chính và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.

Ba là, tham mưu giúp cấp ủy chuẩn bị tốt chương trình, nội dung và phục vụ các hội nghị của ban chấp hành, ban thường vụ, các cuộc họp của thường trực cấp ủy và các chuyến thăm, làm việc của các đồng chí bí thư, phó bí thư với các địa phương, đơn vị và cơ sở. Các văn phòng tỉnh ủy theo dõi, đôn đốc, tham gia chuẩn bị các đề án và thẩm định về yêu cầu, phạm vi, quy trình, tiến độ chuẩn bị và thể thức văn bản của đề án trình cấp ủy; thực hiện việc văn bản hóa các quyết định của cấp ủy sau hội nghị, chủ trì xây dựng một số đề án, biên tập nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy; tham mưu cho cấp ủy đổi mới cách tổ chức hội nghị, đổi mới cách ra nghị quyết, chỉ thị và việc quán triệt, tổ chức thực hiện nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy, góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.

Bốn là, tham gia, phối hợp với các cơ quan hữu quan nghiên cứu, đề xuất với cấp ủy một số chủ trương về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, về công tác nội chính và đối ngoại tại địa phương theo yêu cầu và nhiệm vụ được giao; tham gia góp ý với cơ quan nhà nước trong việc cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực kinh tế - xã hội và nội chính, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương; phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu giúp ban thường vụ, thường trực cấp ủy chỉ đạo công tác nội chính, chỉ đạo xử lý các vụ việc, vụ án nghiêm trọng ở địa phương theo đúng quy định của Đảng và Nhà nước; tham mưu, đề xuất với thường trực cấp ủy giải quyết, xử lý các đơn, thư của cán bộ, đảng viên và nhân dân gửi đến cấp ủy, phối hợp tổ chức

tiếp công dân tại trụ sở tiếp dân. thực hiện việc góp ý hoặc thẩm định về nội dung đề án thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, nội chính khi thấy cần thiết hoặc khi cấp ủy yêu cầu.

Năm là, phối hợp với các ban đảng có liên quan theo dõi, đánh giá tổng hợp việc nghiên cứu, quán triệt, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của trung ương và của cấp ủy; theo dõi tình hình hoạt động của cấp ủy, đảng ủy và tổ chức đảng trực thuộc để báo cáo với ban thường vụ, thường trực cấp ủy, phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu giúp ban thường vụ, thường trực cấp ủy chỉ đạo, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nghị quyết về kinh tế - xã hội, về công tác nội chính ở địa phương.

Sáu là, cung cấp thông tin nhiều chiều, đề xuất nhiều ý kiến có giá trị thực tiễn cho cấp ủy, đóng góp vào quá trình ra các quyết định quan trọng của lãnh đạo; theo dõi, đôn đốc các ban đảng, cấp ủy, đảng ủy và tổ chức đảng trực thuộc thực hiện đúng chế độ thông tin, báo cáo cho cấp ủy theo quy định; giúp thường trực cấp ủy thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất lên Trung ương...

Bảy là, thực hiện công tác văn thư, lưu trữ; thực hiện chế độ bảo vệ bí mật của Đảng và Nhà nước; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác. Nhiều văn phòng cấp ủy đã có những đổi mới, nâng cao chất lượng nghiệp vụ, góp phần thực hiện có nền nếp, khoa học, chặt chẽ quá trình tiếp nhận, xử lý, nhân sao, in ấn và phát hành các tài liệu, văn kiện Đảng bảo đảm kịp thời, chính xác, an toàn, bí mật và tiết kiệm; từng bước nâng cao hiệu quả công tác lưu trữ, nhất là quá trình thu thập, chỉnh lý, bảo vệ và khai thác lâu dài các tài liệu, văn kiện Đảng, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy.

Tám là, tham mưu giúp cấp ủy quản lý tài chính, tài sản của đảng bộ; bảo đảm hậu cần cho hoạt động của cấp ủy và các ban tham mưu, giúp việc của cấp ủy; thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý tài chính, tài sản, các chế độ chi tiêu ngân sách của tỉnh ủy, thành ủy và các cấp ủy, cơ quan đảng trực thuộc theo quy định

của Đảng và Nhà nước; bảo đảm các điều kiện vật chất và các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động của ban chấp hành, ban thường vụ và thường trực cấp ủy, bảo đảm tài chính và một số điều kiện vật chất khác cho các cơ quan đảng trực thuộc cấp ủy; phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc quản lý quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư các dự án cho các cơ quan đảng theo đúng quy định của pháp luật...

Chín là, hướng dẫn, bồi dưỡng và kiểm tra nghiệp vụ công tác đối với văn phòng cấp ủy cấp dưới, tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm về công tác văn phòng cấp ủy; trên cơ sở tài liệu và tranh thủ sự hướng dẫn, giúp đỡ của Văn phòng Trung ương, trực tiếp tổ chức bồi dưỡng và kiểm tra nghiệp vụ công tác văn phòng cấp ủy cấp mình và đối với văn phòng cấp ủy cấp dưới, văn phòng các cơ quan đảng trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy thái nguyên (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)