Hoàn thiện quy chế, quy trình; đổi mới, nâng cao chất lượng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy thái nguyên (Trang 89 - 92)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

4.2.2. Hoàn thiện quy chế, quy trình; đổi mới, nâng cao chất lượng,

quả công tác đánh giá đội ngũ CBCC

Đánh giá đội ngũ CBCC là khâu ban đầu có tác dụng đặt nền móng có ý nghĩa định hướng, ảnh hưởng, tác động đến toàn bộ các khâu quy hoạch, bố trí, sử dụng, đào tạo, luân chuyên đội ngũ CBCC. Vì vậy đòi hỏi sự phân tích cẩn trọng, công phu và tỉ mỉ khi đánh giá. Đánh giá đúng thì toàn bộ quy trình công tác cán bộ sẽ chính xác, hiệu quả. Đánh giá đội ngũ CBCC nhằm cung cấp cơ sở khách quan cho việc đánh giá mức độ hoàn thành chức trách theo từng cương vị khác nhau của đội ngũ CBCC, qua đó khuyến khích đội ngũ CBCC tích cực làm việc, hăng hái vươn lên, không

ngừng nâng cao trình độ và kỹ năng làm việc của bản thân, mạnh dạn đổi mới và sáng tạo trong công tác; đồng thời là cơ sở cho việc thực hiện chính xác công tác khen thưởng, bổ nhiệm, sử dụng, bồi dưỡng, điều chỉnh chức vụ. đối với đội ngũ CBCC. Có thể nói rằng, nâng cao chât lượng đánh giá đội ngũ CBCC có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý đội ngũ CBCC. Đê làm tốt việc đánh giá đội ngũ CBCC, trong thời gian tới các cơ quan, đơn vị cần chú ý một số điểm cơ bản như sau:

Một là, đánh giá đội ngũ CBCC phải dựa trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh. Theo đó, đánh giá đội ngũ CBCC phải dựa vào tiêu chuẩn ở giai đoạn lịch sử nhât định đê đánh giá mới chính xác. Đồng thời, phải thực hiện cụ thê hóa tiêu chuẩn cho từng loại công việc, từng lĩnh vực, từng chức danh theo hướng hoàn thiện hệ thống chế độ công vụ theo kiêu hệ thống quản lý chất lượng đối với CBCC cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh Ủy Thái Nguyên.

Hai là, đánh giá đội ngũ CBCC phải lấy hiệu quả công tác và sự đóng góp thực tế làm thước đo phẩm chât và năng lực của đội ngũ CBCC. Nhận xét, đánh giá CBCC không những thông qua các văn bằng, chứng chỉ mà còn phải đánh giá năng lực hoạt động thực tiễn, vì chất lượng và hiệu quả công việc mà người đội ngũ CBCC thực hiện là kết quả cuối cùng, phản ánh năng lực thực sự của từng đội ngũ CBCC.

Trong thực tế, một số đội ngũ CBCC có bằng cấp đào tạo nhưng hiệu quả công việc thực tế còn hạn chế, nguyên nhân là do bằng cấp đào tạo không đúng với ngành nghề mình đang làm việc hoặc một số khác chưa biết vận dụng kiến thức đào tạo vào thực tiễn công việc và có rất nhiều trường hợp học để lấy bằng cấp nhằm phục vụ lợi ích riêng do đó không áp dụng được vào chuyên môn nghiệp vụ. Chính vì vậy, cần phải xem xét công việc, chức vụ của từng đội ngũ CBCC và đánh giá mức độ hoàn thành công việc, chức trách, nhiệm vụ được giao đó, phải “lấy hiệu quả công tác và sự đóng

góp thực tế làm thước đo phẩm chất và năng lực của đội ngũ CBCC. Mọi bằng cấp, danh hiệu và chức vụ, năng khiếu đều phải được kiểm nghiệm qua thực tiễn".

Ba là, đánh giá đội ngũ CBCC phải coi trọng phẩm chất chính trị và đạo đức, lối sống. Phẩm chất chính trị của đội ngũ CBCC được thể hiện ở nhận thức, tư tưởng chính trị, ý thức chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thái độ trong đấu tranh với các luận điệu sai trái, phản động để bảo vệ đường lối của Đảng. Đạo đức, lối sống của đội ngũ CBCC và tinh thần cầu thị, học tập nâng cao trình độ, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong công tác, tinh thần tự phê bình và phê bình.

Bốn là, đánh giá đội ngũ CBCC phải xem xét cả một quá trình, phải đặt trong thời điểm nhất định, một môi trường rộng lớn; phải khách quan, dân chủ, đúng đắn, công bằng. Nghĩa là phải xem xét nhiều mặt, nhiều khía cạnh, phải đặt đội ngũ CBCC trong mối quan hệ công tác, trong mối quan hệ với nhân dân nơi đội ngũ CBCC đó cư trú, những hành vi lối sống của đội ngũ CBCC tại gia đình. Mặt khác, phải thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, đánh giá đội ngũ CBCC phải công tâm, trong sáng, nội bộ đoàn kết; tập thể, cá nhân khi đánh giá đội ngũ CBCC phải chịu trách nhiệm trước tổ chức về ý kiến của mình khi nhận xét, đánh giá một con người cụ thể.

Năm là, đánh giá đội ngũ CBCC phải thường xuyên, kịp thời. Các cơ quan, đơn vị cần tiến hành việc đánh giá đội ngũ CBCC theo định kỳ hằng năm, trước khi bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm, quy hoạch, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, khi kết thúc nhiệm kỳ, thời gian luân chuyển để qua đó kịp thời uốn nắn những lệch lạc; ngăn chặn, chấn chỉnh những sai phạm; động viên khuyến khích những nhân tố tích cực và khăc phục, sửa chữa những yếu kém, tồn tại của mỗi đội ngũ CBCC nhằm giúp đỡ cán bộ ngày càng hoàn thiện hơn.

Sáu là, tăng cường thực hiện dân chủ, thu hút sự tham gia của các tầng lớp nhân dân trong đánh giá đội ngũ CBCC. Thực tiễn cho thấy, có nhiều vấn đề liên quan đến các hành vi tiêu cực, tham nhũng của đội ngũ CBCC, đảng viên mà cán bộ cấp trên hoặc chi ủy, chi bộ không biết nhưng quần chúng và những người đội ngũ CVCC cấp dưới đã biết, đa số trường hợp cấp trên chỉ biết khi nhận được thông tin do quần chúng tố giác hoặc phản ánh của báo chí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy thái nguyên (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)