- Châu Văn Toàn: “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TPHCM”. Luận văn thạc sĩ kinh tế – Trường đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2009
- Trần Văn Cường : “ Đánh giá Mức độ thỏa mãn của người lao động đối với công việc tại xí nghiệp năng lượng – Công ty CP Gang Thép Thái Nguyên”. Luận văn Thạc sĩ kinh tế - Trường Đại Học Thái Nguyên.
- Phạm Tuấn Ngọc : “Nghiên cứu mức độ sự hài lòng của nhân viên tại Công ty Điện Lực Hải Dương, Tỉnh Hải Dương, Việt Nam” – Luận Văn thạc sĩ kinh tế - Shu –Te University.
- Nguyễn Trọng Điểu : “ Nghiên cứu sự hài lòng công việc của người lao động tại Công Ty Xi Măng Trung Hải – Hải Dương: - Luận văn Thạc sĩ Kinh tế - Shu-te University
- Tác giả Trần Kim Dung (2005) đã thực hiện nghiên cứu đo lường mức độ thỏa mãn công việc trong điều kiện của Việt Nam bằng cách sử dụng chỉ số mô tả công việc (JDI) do Smith và đồng nghiệp đề xuất. Tuy nhiên ngoài 5 yếu tố được đề nghị trong (JDI), tác giả đã đưa thêm 2 nhân tố nữa là phúc lợi và điều kiện làm việc để phù hợp với điều kiện và tình hình ở Việt Nam. Mục tiêu chính là kiểm định thang đo và các nhân tố ảnh hưởng như thế nào đến mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên ở Việt Nam. Kết quả cho thấy, nhân tố bản chất công việc và cơ hội được đào tạo thăng tiến được đánh giá là quan trọng nhất đối với sự thỏa mãn công việc. Do đối tượng khảo sát là các học viên các khóa học buổi tối nên kết quả nghiên cứu chưa phản ánh đúng thái độ của toàn bộ nhân viên tại các công ty trên địa bàn TP.HCM hay cả nước Việt Nam.
- Tác giả Đỗ Phú Khánh Danh (2011) đã nghiên cứu về “Các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại Tổng Công ty Điện lực TP.HCM”. Tác giả đã nghiên cứu dựa trên chỉ số mô tả công việc JDI của Smith, Kendall và Hullin (1969) và kết quả nghiên cứu về sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại Việt Nam của Trần Kim Dung (2005), nghiên cứu này xem xét sự tác động của bảy yếu tố đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên bao gồm: bản chất công việc, thu nhập, đào tạo – thăng tiến, cấp trên, đồng nghiệp, điều kiện làm việc, phúc lợi và môi trường làm việc. Ngoài ra nghiên cứu còn xem xét sự tác động của sự thỏa mãn công việc đến kết quả thực hiện công việc.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: thấy có năm yếu tố tác động đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên là cấp trên, bản chất công việc, thu nhập, điều kiện làm việc và cơ hội đào tạo – thăng tiến. Ngoài ra kết quả còn cho thấy hai yếu tố không tác động đến sự thỏa mãn công việc là đồng nghiệp và phúc lợi.
Tuy nhiên, đề tài còn có hạn chế là nghiên cứu này là kích thước mẫu chưa đủ lớn chỉ khảo sát 211 / 7.423 người nên chưa phản ánh chính xác tình hình chung của Tổng công ty, đồng thời nghiên cứu chỉ dừng ở chỗ xem xét sự tác động của yếu tố thỏa mãn công việc đến kết quả thực hiện công việc. Trong khi đó, kết quả thực hiện công việc lại chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác.
Tác giả Nguyễn Thị Thu Trang (2012) đã nghiên cứu về "Những yếu tố ảnh hưởng đến động viên nhân viên tại Công ty Công ích Quận 10”. Tác giả nghiên cứu dựa trên mô hình mười yếu tố động viên của Kovach và điều chỉnh các yếu tố động viên nhân viên sao cho phù hợp với điều kiện ở Công ty này với số lượng mẫu khảo sát là 205 người, bao gồm 43 biến quan sát với 8 thành phần: Lương bổng và đãi ngộ tài chính, cơ hội đào tạo và phát triển, điều kiện làm việc, đặc điểm công việc, mối quan hệ với đồng nghiệp, lãnh đạo, văn hóa công ty, sự ổn định trong công việc. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được: yếu tố chính sách đãi ngộ được đưa lên hàng đầu trong nhóm các yếu tố tạo động lực làm việc và kích thích người lao động hăng say làm việc, tiếp đến là cơ hội đào tạo và phát triển, thứ ba là vai trò quan trọng của người lãnh đạo và thứ tư là mối quan hệ đồng nghiệp. Hạn chế của nghiên cứu này là đối tượng khảo sát chủ yếu là công nhân viên chức ở các đội xây dựng, công nhân vệ sinh... do vậy độ tin cậy của cuộc khảo sát chưa được đảm bảo
vì đối tượng trả lời bảng câu hỏi có thể chưa hiểu rõ hoặc không có thời gian nghiên cứu kỹ bảng câu hỏi trước khi trả lời.
Nhìn chung, các tác giả đã nghiên cứu về mức độ thỏa mãn, sự hài lòng, động viên nhân viên tại Thụy Điển, Mỹ, TP.HCM; các nghiên cứu chưa đưa ra được kết quả cho từng lĩnh vực, ngành nghề, loại hình doanh nghiệp khác nhau. Chính vì vậy, yếu tố về động viên nhân viên tại một công ty cụ thể, ngành nghề cụ thể và nhất là nghiên cứu về công ty chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước là chủ đề rất cần được quan tâm của các nhà nghiên cứu và các nhà quản trị trong môi trường kinh doanh nhiều biến động như hiện nay.