Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về công việc của nhân viên tại công ty lưới điện cao thế miền nam (Trang 28 - 29)

Theo Kreitner & Kinicki (2007) và Adam&Kamal (2006) có năm nguyên nhân dẫn đến hài lòng công việc. Thứ nhất là sự hài lòng về các nhu cầu. Các nhu cầu không chỉ dừng lại ở các nhu cầu để hoàn thành tốt công việc mà phải bao gồm cả các nhu cầu cá nhân và gia đình của nhân viên.

Nguyên nhân thứ hai dẫn đến sự hài lòng công việc là mức độ giữa những mong đợi của nhân viên và những gì họ có được từ công ty. Khi mong đợi vượt xa thực tế nhận được, nhân viên sẽ có cảm giác bất mãn.

Nguyên nhân thứ ba đến từ việc nhận thức của cá nhân về giá trị công việc. Như vậy, một nhân viên sẽ hài lòng khi công việc mang lại cho anh ta một giá trị công việc quan trọng mang tính cá nhân nào đó. Để tăng cường sự hài lòng cho nhân viên, nhà quản lý cần xây dựng môi trường làm việc tốt với chế độ đãi ngộ và công nhận sự đóng góp của nhân viên.

Sự công bằng là nhân tố thứ tư dẫn đến sự hài lòng. Nhân viên sẽ so sánh công sức họ bỏ ra và thành tựu họ đạt được với công sức và thành tựu của người khác. Nếu họ cảm thấy mình được đối xử công bằng thì họ sẽ có được sự hài lòng.

Nhân tố di truyền được xem là nhân tố cuối cùng ảnh hưởng đến sự hài lòng. Nếu như ở bốn nhân tố trên người lao động có thể tác động ít nhiều đến chúng thì đối với nhân tố này, họ hầu như không thể tác động được. Do đặc điểm di truyền hay do cá tính của mỗi con người khác nhau mà cùng một năng lực và sự đãi ngộ như nhau nhưng hai người với cá tính khác nhau sẽ có mức độ hài lòng khác nhau.

Tóm lại từ học thuyết trên, ta thấy rằng các nhà nghiên cứu khác nhau có cái nhìn khác nhau về các nhân tố mang lại sự hài lòng công việc cho người lao động. Điểm chung là, theo họ để mang lại sự hài lòng công việc thì nhà quản lý cần mang lại sự hài lòng nhu cầu nào đó cho người lao động.

Đối với Maslow và Alderfer thì nhu cầu đó là nhu cầu được sống, ăn no mặc ấm, được an toàn, được giao kết bạn bè, được tôn trọng và tự thể hiện mình,v.v…

Đối với Herzberg thì cho rằng có hai nhóm nhân tố là nhóm nhân tố duy trì và nhóm nhân tố động viên.

Đối với Adam thì nhấn mạnh đến việc đòi hỏi về sự đối xử công bằng của người quản lý với nhân viên cấp dưới

Như vậy thông qua một số học thuyết liên quan đến nhu cầu và sự hài lòng trong công việc của người lao động cho thấy mức độ hài lòng của người lao động ở các ngữ cảnh khác nhau thì khác nhau. Mặc dù vậy, mức độ hài lòng trong công việc của người lao động gắn liền với một số các yếu tố có quan hệ mật thiết đến việc thực hiện công việc của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về công việc của nhân viên tại công ty lưới điện cao thế miền nam (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)