Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về công việc của nhân viên tại công ty lưới điện cao thế miền nam (Trang 29 - 30)

Có nhiều học thuyết liên quan đến sự thỏa mãn trong công việc như thuyết yêu cầu cấp bậc của Maslow, thuyết EGR của Alderfer, thuyết thành tựu của McClelland, thuyết hai nhân tố của Herzberg, thuyết kỳ vọng của Vroom, thuyết công bằng của Adam và mô hình đặc điểm công việc của Hackman và Oldham….

Tác giả Christina Bjorklund (2001) đã nghiên cứu “Động lực làm việc – Nghiên cứu các yếu tố quyết định và kết quả của nó”. Tác giả đã nghiên cứu những người làm việc trong trường mầm non và công ty bảo hiểm nhằm khám phá tinh thần sẵn sàng làm việc và các biến liên quan. Định nghĩa của động lực làm việc đã được trình bày trong luận án này là sẵn sàng làm việc, được xây dựng trên giả định rằng đó là ý muốn của một cá nhân ảnh hưởng đến hành vi làm việc. Các biến góp phần giải thích về động lực làm việc của hai đối tượng nghiên cứu này khá giống nhau. Các yếu tố quan sát trong nghiên cứu này gồm: đặc điểm công việc, năng lực nhận thức, sự hài lòng công việc, chấp nhận rủi ro, sự sáng tạo, cam kết của tổ chức, môi trường làm việc, động lực nội tại, lãnh đạo, cảm nhận thẩm quyền. Kết quả cho thấy có mối quan hệ mật thiết giữa cam kết của tổ chức và sự hài lòng công việc, giữa năng lực nhận thức và đặc điểm công việc, giữa cam kết của tổ chức và chấp nhận rủi ro, giữa cam kết của tổ chức và cảm nhận thẩm quyền. Mặc dù đối tượng nghiên cứu là hai nhóm làm việc khác nhau nhưng các dữ liệu nghiên cứu đã chỉ ra rằng các kết quả nghiên cứu phù hợp với những nghiên cứu được trình bày trước đó.

Wallace D.Boeve (2007) đã tiến hành cuộc nghiên cứu sự hài lòng công việc của các giảng viên khoa đào tạo trợ lý bác sĩ ở các trường y tại Mỹ trên cơ sở sử dụng lý thuyết hai nhân tố của Herzeberg và chỉ số mô tả của Smith, Kendall & Hulin. Theo đó nhân tố sự hài lòng công việc được chia làm hai nhóm: nhóm nhân tố nội tại bao gồm: bản chất công việc và cơ hội phát triển thăng tiến và nhóm nhân tố bên ngoài bao gồm: lương bổng, sự hỗ trợ từ cấp trên và mối quan hệ

đồng nghiệp. Kết quả phân tích tương quan của 5 nhân tố đối với sự hài lòng công việc nói chung đã cho thấy nhân tố bản chất công việc, mối quan hệ với đồng nghiệp và cơ hội phát triển có mối tương quan mạnh nhất với sự thỏa mãn công việc. Trong khi sự hỗ trợ của cấp trên và lương bổng có tương quan yếu đối với sự hài lòng công việc của các giảng viên. Ngoài ra kết quả nghiên cứu còn chỉ ra rằng thời gian công tác tại khoa cũng ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của giảng viên (càng gắn bó lâu dài với khoa càng cảm thấy hài lòng với công việc).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về công việc của nhân viên tại công ty lưới điện cao thế miền nam (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)