5. Kết cấu luận văn
1.2.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng cán bộ công chức ở Tòa án nhân
dân tỉnh Vĩnh Phúc
TAND tỉnh Vĩnh Phúc có trụ sở ở số 4, đường Lý Thái Tổ, phường Đống Đa, thành phố Vĩnh Yên. Trong những năm vừa qua. việc tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy; đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng… là những giải pháp được TAND (TAND) tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện đồng bộ, nhằm từng bước nâng cao chất lượng công tác cán bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Trước hết, TAND tỉnh ưu tiên triển khai là công tác kiện toàn tổ chức bộ máy, sắp xếp bố trí cán bộ. Thời gian qua, đơn vị đã làm tốt công tác sắp xếp, bố trí cán bộ, đảm bảo công bằng, khách quan, dân chủ, đúng quy trình, phát huy được sở trường, thế mạnh của từng cán bộ. 6 tháng đầu năm 2017, TAND tỉnh đã đề nghị và được Chủ tịch nước ra quyết định bổ nhiệm 6 Thẩm phán trung cấp, 4 Thẩm phán sơ cấp và bổ nhiệm lại 3 Thẩm phán trung cấp cho TAND tỉnh. Chánh án TAND tối cao đã ra quyết định bổ nhiệm mới 1 Chánh án TAND cấp huyện và bổ nhiệm lại 1 Phó Chánh án TAND tỉnh. Chánh án TAND tỉnh đã bổ nhiệm 9 đồng chí giữ vụ Chánh văn phòng TAND cấp huyện. Cùng với kiện toàn tổ chức bộ máy, sắp xếp bố trí cán bộ, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ; điều động, tuyển dụng, biệt phái được TAND tỉnh quan tâm thực hiện kịp thời, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị. Trong 6 tháng đầu năm 2017, TAND tỉnh đã cử 26 cán bộ tham gia các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn; tổ chức tập huấn nghiệp vụ xét xử cho đội ngũ Thẩm phán, Thẩm tra viên và Thư ký TAND hai cấp; điều động 15 lượt cán bộ, công chức; biệt phái 3 đồng chí và tuyển dụng mới 5 cán bộ, công chức vào công tác tại TAND hai cấp tỉnh. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" gắn với Cuộc vận động cán bộ, công chức ngành Tòa án “Nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối
sống của đội ngũ Thẩm phán, cán bộ, công chức TAND hai cấp”. Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng; thực hiện tốt phong trào thi đua “Phụng công thủ pháp, chí công vô tư”, với phương châm “Gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân”, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Nhờ làm tốt công tác cán bộ, chất lượng các hoạt động thụ lý, giải quyết, xét xử các vụ việc của TAND tỉnh ngày càng nâng cao và đảm bảo thời gian theo quy định. 6 tháng đầu năm 2017, mặc dù số lượng các vụ, việc TAND tỉnh phải thụ lý, giải quyết tăng gần 500 vụ, việc so với cùng kỳ năm 2016, nhưng tỷ lệ giải quyết các vụ, việc thuộc thẩm quyền đã đạt trên 70%, số vụ việc còn lại hầu hết là mới thụ lý hoặc trong thời gian giải quyết theo quy định của pháp luật. Quá trình xét xử đã tập trung đẩy mạnh hoạt động tranh tụng tại phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp. Thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa được đổi mới trên tinh thần khách quan, công bằng, đảm bảo cho những người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của họ. Chất lượng xét xử, giải quyết các vụ việc tiếp tục được đảm bảo, góp phần quan trọng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển bền vững của tỉnh.
Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, TAND tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Phụng công thủ pháp, chí công vô tư”; thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Tòa án trong sạch, vững mạnh; tăng cường đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân hai cấp, nhất là tập huấn về các bộ luật mới được sửa đổi, bổ sung và các văn bản thi hành; thắt chặt kỷ cương, kỷ luật công vụ, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm của cán bộ, công chức, qua đó nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết các vụ việc đảm bảo công lý, quyền con người và quyền công dân [12].
1.2.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng cán bộ công chức ở Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội dân thành phố Hà Nội
Thực hiện các Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, trong đó xác định “Toà án là trung tâm, xét xử là hoạt động trọng tâm”, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Tòa án trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần cải cách tư pháp tại Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị “về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị “về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020” là vô cùng cấp thiết. Cùng với việc củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, lãnh đạo TAND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo rà soát lại đội ngũ cán bộ, công chức Toà án, đặc biệt là đội ngũ Thẩm phán về các tiêu chuẩn chính trị, đạo đức phẩm chất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh, kinh nghiệm xã hội và thực tiễn công tác nhằm mục tiêu xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao.
Tòa án thành phố Hà Nội đã đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, Thẩm phán để bố trí, sử dụng cán bộ hợp lý; xác định lại nhu cầu biên chế của từng đơn vị phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, các kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, kinh tế, xã hội…để xây dựng đội ngũ cán bộ, Thẩm phán vừa “hồng”, vừa “chuyên”; bản lĩnh, ngang tầm nhiệm vụ. Việc tuyển dụng cán bộ, công chức Tòa án được thực hiện thông qua thi tuyển, cán bộ được tuyển dụng làm Thư ký Tòa án - nguồn cán bộ để bổ nhiệm đội ngũ Thẩm phán cho Toà án - phải có bằng cử nhân luật hệ chính quy. Thủ tục xem xét và bổ nhiệm Thẩm phán và cán bộ có chức danh tư pháp của TAND được đổi mới, tiến hành kịp thời, bảo đảm các tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức phẩm chất và chuyên môn nghiệp vụ. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo Tòa án được kiện toàn, bổ sung, bảo đảm công tác chỉ đạo, điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan Tòa án. Công tác luân chuyển cán bộ chủ chốt giữa Tòa án cấp trên và Tòa án cấp dưới nhằm tăng cường cán bộ lãnh đạo cho Tòa án
được quan tâm thực hiện. Việc điều động cán bộ, biệt phái Thẩm phán được đẩy mạnh để tăng cường cho các đơn vị có số lượng án lớn phải giải quyết. Công tác quy hoạch cán bộ có chức danh tư pháp được thực hiện theo đúng hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương nhằm sử dụng đúng đội ngũ cán bộ, bảo đảm sự kế cận giữa các thế hệ cán bộ có chức danh tư pháp của Tòa án. Công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành thường xuyên, kịp thời chấn chỉnh các yếu kém trong công tác và kiên quyết xử lý nghiêm hoặc thanh lọc những cán bộ, Thẩm phán có vi phạm, thoái hóa, biến chất. Hàng năm, Tòa án đều có nhận xét, đánh giá về phẩm chất đạo đức, năng lực trình độ cán bộ, Thẩm phán, xem xét về mức độ, khả năng hoàn thành nhiệm vụ và ý thức nâng cao bản lĩnh chính trị; có những hình thức khen thưởng, vinh danh xứng đáng đối với những người có thành tích cao trong công tác và xem xét trách nhiệm đối với các trường hợp vi phạm quy chế công tác để có biện pháp xử lý, bảo đảm nâng cao kỷ luật, kỷ cương của ngành.
Công tác đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, Thẩm phán được đổi mới và tăng cường, với các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phong phú, toàn diện, như: kết hợp đào tạo trong nước với đào tạo ở nước ngoài, giữa đào tạo tập trung với tự đào tạo tại đơn vị công tác để tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho Tòa án. Đảm bảo cán bộ khi được quy hoạch, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo hoặc ngạch Thẩm phán, công chức cao hơn phải được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức bổ sung, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ở cương vị mới. Cùng với việc đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, việc bồi dưỡng các kiến thức xã hội, khả năng sử dụng các kỹ thuật tiên tiến và kỹ năng thực hiện công tác dân vận cho đội ngũ cán bộ, Thẩm phán nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ xét xử luôn được chú trọng.
Bên cạnh đó, nhận thức của bản thân từng cán bộ, Thẩm phán trong việc học tập để nâng cao kiến thức phục vụ công việc có sự chuyển biến tích cực, nên trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ, Thẩm phán Toà án không ngừng được nâng cao. Tính đến ngày 31/12/2017, trong Toà án nhân dân thành phố Hà Nội có 0,2% cán bộ có trình độ Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, 5,3% cán bộ có trình độ thạc sỹ, 47,8% cán bộ có trình độ đại học, 46,7 người có trình độ dưới đại học. Về trình độ lý luận chính trị, trong các Toà án nhân dân có 16,6% cán bộ có trình độ cử nhân hoặc cao cấp chính trị, 28,2% có trình độ trung cấp chính trị.
Thực hiện các Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về biên chế của TAND, trong những năm qua số lượng Thẩm phán, cán bộ, công chức Tòa án đã được thực hiện tương đối đầy đủ, bảo đảm đúng cơ cấu chức danh, tiêu chuẩn và thủ tục tuyển dụng theo quy định. Tính đến ngày 31/12/2017, Toà án thành phố có 38,2% thẩm phán, 55,9% thẩm tra viên và Thư ký Toà án, 5,9% là các chức danh khác. Đội ngũ Thẩm phán cơ bản được đào tạo chính quy về kiến thức pháp luật, đã qua đào tạo nghiệp vụ xét xử và tâm huyết với ngành, tận tuỵ với nghề, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Qua quá trình đổi mới và thực hiện cải cách tư pháp, tổ chức bộ máy của Toà án đang được hoàn thiện; đội ngũ cán bộ, công chức Toà án bước đầu được củng cố, kiện toàn; chất lượng xét xử của các Toà án từng bước được nâng lên. Tỷ lệ các bản án bị hủy do lỗi chủ quan của Thẩm phán giảm qua từng năm: giai đoạn 2012-2016, tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ do lỗi chủ quan của Thẩm phán trung bình là 0,94% [13].
Những kết quả đạt được này cho thấy chủ trương, phương hướng của Đảng về cải cách tư pháp trong đó việc đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan Toà án thành phố Hà Nội là đúng đắn và phù hợp với thực tiễn, đòi hỏi của cuộc sống.