Lịch sử hình thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ công chức tại tòa án nhân dân tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 52)

5. Kết cấu luận văn

3.1.1. Lịch sử hình thành

Cùng với sự ra đời của Nhà nước thì việc ra đời Toà án một trong những công cụ chuyên chính của Nhà nước là một tất yếu khách quan. Chính vì vậy, ngày 13/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 33 thiết lập các Toà án quân sự đánh dấu sự ra đời của Ngành Toà án Việt Nam. Với mục tiêu là trấn áp bọn phản cách mạng, bảo vệ và giữ vững chính quyền cách mạng non trẻ.

Đối với ngành Toà án Thái Nguyên, cùng với việc thành lập chính quyền dân chủ nhân nhân, ngày 26/9/1945, Toà án Quân sự Thái Nguyên được thành lập, đảm nhiệm việc xét xử trên địa bàn các tỉnh: Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu. Tháng 6/1946, Toà án đệ nhị cấp Thái Nguyên được thành lập. Ở các huyện, Toà án sơ cấp có thẩm quyền phạt vi cảnh và hoà giải các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, cấp tỉnh xét xử toàn bộ các vụ án hình sự.

Trải qua gần 70 năm xây dựng và phát triển của Ngành Toà án Thái Nguyên thấy rằng: dưới sự lãnh đạo của Đảng trong mọi thời kỳ của cách mạng, Ngành Toà án Thái Nguyên đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, xét xử và giải quyết kịp thời nghiêm minh các loại vụ án, góp phần tích cực trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và giữ vững an ninh chính trị ở địa phương.

Từ những ngày đầu thành lập, trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, trước muôn vàn khó khăn, thử thách đã đưa ra xét xử kịp thời nhiều vụ án điển hình, nhiều vụ án với các tội danh phản cách mạng, chống chính quyền nhân dân, hoạt động phỉ, hoạt động gián điệp, các vụ án băng nhóm cướp của, giết người... đã góp phần tích cực bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương qua các thời kỳ.

Thời kỳ đất nước thống nhất và thời kỳ đổi mới. Ngành Toà án Thái Nguyên đã có nhiều cố gắng vươn lên để bám sát và phục vụ có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đảng và Nhà nước. Quán triệt và tổ chức triển khai kịp thời, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 08/BCT về những nhiệm vụ trọng tâm công tác Tư pháp, Nghị quyết 49/BCT của Bộ chính trị về chiến lược cải cách Tư pháp. Đưa ra xét xử kịp thời các vụ án tham nhũng, các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ của công dân, các vụ án về ma tuý... Phối hợp với Viện kiểm sát và cơ quan công an đưa một số lớn các vụ án hình sự đi xét xử lưu động ở các địa bàn trong tỉnh, góp phần trong việc tuyên truyền giáo dục pháp luật và phòng chống tội phạm ở địa phương.

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì các tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình, cũng xảy ra nhiều và phức tạp hơn. Toà án đã tăng cường điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ, kiên trì hoà giải, tạo điều kiện cho các bên đương sự tự thoả thuận. Kiên trì hoà giải là một trong những phương châm công tác của Toà án, chính vì thế tỷ lệ hoà giải thành trong giải quyết án dân sự - hôn nhân gia đình đạt tỷ lệ cao trên 30%.

Các tranh chấp kinh tế, lao động, hành chính mặc dù đưa đến Toà án giải quyết còn ít nhưng lại rất đa dạng và phức tạp về nội dung tranh chấp và các quan hệ khác nhất là đối với các vụ án Hành chính. Chính vì vậy, các cấp Toà án đã có nhiều cố gắng, trăn trở suy nghĩ để tìm ra các biện pháp giải quyết tốt nhất, vừa đảm bảo đúng đường lối, chính sách pháp luật, vừa đảm bảo quyền lợi của các bên đương sự.

Công tác giám đốc kiểm tra là một công việc thường xuyên của Ngành. Qua việc giám đốc kiểm tra đã phát hiện và chỉ ra những tồn tại, những sai sót và có các biện pháp khắc phục đối với các Toà án cấp huyện. Từ đó giúp cho trình độ cán bộ được nâng cao hơn, chất lượng công tác của các đơn vị được

đảm bảo hơn, đồng thời thụ lý giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân.

Về công tác xây dựng ngành: coi cán bộ là nhân tố quyết định đối với việc thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành, chính vì thế Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Ngành luôn quan tâm, kiện toàn tổ chức và xây dựng đội ngũ cán bộ, tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ thẩm phán, cán bộ Toà án. Thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với cán bộ đảng viên.

Mặc dù công tác tổ chức quản lý cán bộ của Ngành Toà án có nhiều biến đổi qua từng thời kỳ, nhưng trải qua gần 70 năm xây dựng và trường thành, đội ngũ cán bộ công chức ngành Toà án Thái Nguyên luôn được tăng cường, củng cố đảm bảo chất lượng và ngày càng lớn mạnh về mọi mặt.

Công tác hội thẩm nhân dân được quan tâm thoả đáng... chất lượng đội ngũ Hội thẩm nhân dân qua từng thời kỳ được nâng lên rõ rệt, giúp cho Toà án ra bản án, quyết định được chính xác hơn, sát thực tế hơn.

Thực hiện Bộ luật tố tụng hình sự năm 2004 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005, đến nay 100% đơn vị Toà án cấp huyện được tăng thẩm quyền xét xử về hình sự và dân sự việc xét xử các vụ án theo thẩm quyền mới của Toà án cấp huyện đều đảm bảo đúng đường lối chính sách pháp luật, không có vụ nào xét xử oan, sai nghiêm trọng.

Với những kết qua, thành tích đạt được trong những năm qua, hàng năm ngành Toà án Thái Nguyên đã được các cấp khen thưởng với nhiều hình thức khác nhau... Năm 2005 được Toà án nhân dân Tối cao tặng Cờ thi đua xuất sắc, được tặng Bằng khen của Toà án nhân dân tối cao và của UBND tỉnh vì có thành tích xuất sắc 5 năm liền (2000-2005); Năm 2006 được tặng Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của UBND tỉnh; Năm 2008 được tặng Bằng khen của TAND tối cao; Năm 2009 được tặng Cờ thi dua của ngành TAND, được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng III. Nhiều tập thể nhỏ và cá nhân được tặng

huân chương Lao động hạng III, Cờ thi đua của Chính phủ, danh hiệu Chiến sỹ thi đua ngành, Bằng khen của Chính phủ...

Nhìn lại chặng đường gần 70 năm xây dựng và trưởng thành của ngành Toà án Thái Nguyên, thấy rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của TAND tối cao toàn ngành đã có sự cố gắng, nỗ lực, trung thành với sự nghiệp cách mạng. Bám sát và thực hiện tốt các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, xứng đáng là công cụ sắc bén của Đảng, của Nhà nước nhằm trừng trị bọn phản cách mạng, trừng trị nghiêm minh các loại tội phạm, kết hợp tốt giáo dục và trừng trị, giải quyết tốt các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân ở địa phương, xứng đáng với vị trí là trung tâm trong hệ thống tư pháp và hoạt động xét xử là trọng tâm của hoạt động tư pháp như Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020 đã đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ công chức tại tòa án nhân dân tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)