Thực trạng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ công chức tại tòa án nhân dân tỉnh thái nguyên (Trang 69 - 72)

5. Kết cấu luận văn

3.3.1. Thực trạng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng công chức

Đối với công tác quy hoạch, tổ chức cán bộ, TAND tỉnh Thái Nguyên thường xuyên kiện toàn bộ máy, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ quản lý thuộc

thẩm quyền và đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với các chức danh Thẩm phán đảm bảo khách quan, dân chủ, chính xác, kịp thời; thực hiện công tác rà soát bổ sung quy hoạch cấp ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020 và xây dựng quy hoạch cấp ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025 của Đảng bộ TAND tỉnh; xây dựng kế hoạch luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác theo đúng hướng dẫn của TAND tối cao và Tỉnh ủy. Trong năm 2017, tiếp nhận 1 Thư ký Tòa án; đề nghị bổ nhiệm chức danh Thẩm phán cao cấp đối với đồng chí Chánh án TAND tỉnh, đề nghị bổ nhiệm chức danh Thẩm phán trung cấp đối với 17 Thẩm phán; đề nghị bổ nhiệm mới 6 Thẩm phán sơ cấp; đề nghị bổ nhiệm lại 3 Thẩm phán trung cấp, 7 Thẩm phán sơ cấp. Đề nghị bổ nhiệm mới 1 chánh án, 2 phó chánh án TAND cấp huyện; bổ nhiệm lại 1 phó chánh án TAND tỉnh; 2 chánh án và 2 phó chánh án TAND cấp huyện thuộc tỉnh. Quyết định bổ nhiệm 9 chánh văn phòng và 1 phó chánh văn phòng TAND cấp huyện. Quyết định chuyển ngạch đối với 1 công chức TAND cấp huyện; điều động, chuyển đổi vị trí công tác 18 Thẩm phán sơ cấp, 10 thư ký tòa án; biệt phái 1 Thẩm phán sơ cấp.

Có thể nói rằng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức TAND tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực và từng bước đi vào nề nếp, ổn định. Trên cơ sở Luật tổ chức TAND năm 2014; thực hiện quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức giai đoạn 2016 - 2015, TAND tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025 trong TAND các cấp. Qua đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng, góp phần xây dựng đội ngũ CBCC TAND có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ và năng lực công tác đáp ứng yêu cầu phục vụ của nhân dân, sự nghiệp phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Trong những năm vừa qua, TAND tỉnh Thái Nguyên đã mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp trong thực thi công vụ cho cán bộ, công chức. Cụ thể như sau:

Bảng 3.11. Số lượng các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho công chức TAND tỉnh Thái Nguyên năm 2017

TT Hình thức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn

Lớp (lớp học) Cán bộ tham dự (người) SL % SL % 1 Dài hạn - Trung cấp luật 1 4,3 3 0,5 - Trung cấp hành chính văn phòng 3 13,0 74 11,2 - Trung cấp lý luận chính trị 1 4,3 5 0,8 2 Ngắn hạn

- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà

nước 3

13,0 68 10,3

- Bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu về pháp luật hình sự, dân sự, lao động, hành chính, kinh doanh thương mại

4 17,4 166 25,1

- Bồi dưỡng kỹ năng

xét xử các loại vụ án 4

17,4 96 14,5

- Bồi dưỡng kiến thức

quốc phòng an ninh 3

13,0 86 13,0

- Bồi dưỡng kiến thức tin học, ngoại ngữ theo tiêu chuẩn quy định

2 8,7 67 10,1

- Bồi dưỡng kiến thức, năng lực hội nhập quốc tế

2 8,7 97 14,7

Tổng cộng 23 100 662 100

(Nguồn: Báo cáo của Phòng Tổ chức cán bộ về chương trình đào tạo CBCC năm 2017)

Nhìn chung công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ trong các năm qua đạt được những kết quả tốt, công tác đào tạo, đặc biệt là đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị được chú trọng. Chất lượng các lớp bồi dưỡng được nâng

cao, nội dung, chương trình từng bước được cải tiến, thiết thực và sát với cơ sở, đã góp phần nâng cao nhận thức về vai trò, nhiệm vụ, năng lực, phương pháp công tác cho cán bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ ở mỗi đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ công chức tại tòa án nhân dân tỉnh thái nguyên (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)