5. Kết cấu luận văn
4.1.2. Định hướng và mục tiêu nâng cao chất lượng cán bộ công chức
*) Định hướng
- Quán triệt, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 39- NQ-TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và chỉ đạp của TAND tối cao về tinh giản biên chế, kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ; làm tốt công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động, biệt pháo cán bộ, thẩm phán.
- Tăng cường giáo dục, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ, công chức
- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, các hội nghị rút kinh nghiệm chuyên đề, chuyên sâu đối với các loại án có tỷ lệ bị hủy, bị sửa nhiều để nâng cao trình độ, năng lực và kỹ năng giải quyết, xét xử cho thẩm phán, Thẩm tra viên, thư ký và Hội thẩm nhân dân trong toàn tỉnh.
- Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác thi đua khen thưởng, nhằm tạo nên sự chuyển biến tích cực trong tổ chức các phong trào thi đua, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong tâm của công tác tòa án.
*) Mục tiêu cụ thể
Tập trung đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quy định về trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, năng lực và kỹ năng lãnh đạo, kiến thức quốc phòng - an ninh, tin học, ngoại ngữ. Phấn đấu đến năm 2020:
- Đạt 100% CBCC đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quy định trước khi bổ nhiệm ngạch, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý.
- Đạt 100% CBCC được cập nhật kiến thức pháp luật, bồi dưỡng về đạo đức công vụ; 80% được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực thi công vụ.
- Đạt 100% CBCC giữ chức vụ lãnh đạo của TAND cấp tỉnh và cấp huyện được đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình quy định.
- Đạt 100% Thẩm phán bổ nhiệm mới được đào tạo nghiệp vụ xét xử theo quy định và Thẩm phán các ngạch được bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới về pháp luật để phục vụ xét xử.
4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ công chức của của TAND tỉnh Thái Nguyên