Nâng cao chất lượng quy hoạch cán bộ công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ công chức tại tòa án nhân dân tỉnh thái nguyên (Trang 85 - 86)

5. Kết cấu luận văn

4.2.1. Nâng cao chất lượng quy hoạch cán bộ công chức

Nói đến quy hoạch CBCC không chỉ nói tới việc lập kế hoạch chung mà phải xác định rõ yêu cầu, căn cứ, phạm vi, nội dung, phương pháp tiến hành quy hoạch. Quy hoạch BCC là một quá trình đồng bộ, mang tính khoa học. Cần xác định rõ các căn cứ để tiến hành quy hoạch CBCC gồm: thực trạng đội ngũ CBCC, dự báo mô hình cơ cấu tổ chức trong thời gian tới, các tiêu chuẩn đánh giá và chung nhất là nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan.

Phạm vi quy hoạch CBCC thường được xây dựng trong thời gian 5 năm, 10 năm có điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng thời kỳ.

Xác định đối tượng quy hoạch là CBCC ở từng địa phương, từng cơ quan, tổ chức. Nội dung quy hoạch CBCC bao gồm những yêu cầu chung về phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực của CBCC. Đối với CBCC nói chung, CBCC của TAND tỉnh nói riêng, ngoài những yêu cầu về phẩm chất đạo đức của người cán bộ cách mạng, do đặc thù của lĩnh vực tòa án, CBCC của TAND còn đòi hỏi những tiêu chuẩn về: mối quan hệ thân thiện trong cơ quan, tư tưởng, quan điểm kiên định, vững vàng, có tinh thần phục vụ nhân dân, đạo đức công vụ

tốt, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhất là kỹ năng xét xử, giải quyết vụ án của các Thẩm phán.

Quy hoạch CBCC là một quy trình, vì vậy cần thực hiện tốt các bước của quy trình một cách đầy đủ, chặt chẽ. Cụ thể là:

- Xây dựng nội dung quy hoạch: mục tiêu, quy mô công chức - Tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng

- Thực hiện điều chỉnh, luân chuyển CBCC. Tạo điều kiện cho CBCC trong diện quy hoạch học tập, rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm ở các vị trí công tác khác nhau.

- Đưa CBCC dự nguồn vào các vị trí theo yêu cầu của quy hoạch. - Kiểm tra, tổng kết nhằm đánh giá và có biện pháp kịp thời bổ sung, hoàn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch.

Cần tạo nguồn CBCC để đưa vào quy hoạch, đây là khâu quan trọng quyết định hiệu quả của công tác quy hoạch CBCC. TAND tỉnh Thái Nguyên cần có cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, trọng dụng những người có đức có tài, trong đó tập trung vào hai nguồn chính sau: nguồn cán bộ đủ tiêu chuẩn, được đào tạo cơ bản, đã qua rèn luyện thử thách và nguồn đảm bảo yêu cẩu chuyển tiếp. TAND tỉnh Thái Nguyên cần nghiên cứu tổng thể đội ngũ CBCC của Tòa, rà soát, đánh giá đúng chất lượng của CBCC để làm công tác quy hoạch, trong đó chú trọng giới thiệu nguồn nhân lực tại chỗ để quy hoạch.

Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng và luân chuyển CBCC trong quy hoạch để CBCC có điều kiện và cơ hội tiếp cận với thực tiễn, phát triển trình độ, năng lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ công chức tại tòa án nhân dân tỉnh thái nguyên (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)