Một số biện pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ công chức tại tòa án nhân dân tỉnh thái nguyên (Trang 90 - 98)

5. Kết cấu luận văn

4.2.4. Một số biện pháp khác

*) Hoàn thiện môi trường làm việc

Môi trường làm việc có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình làm việc cũng như công tác nâng cao chất lượng CBCC do vậy cần chú trọng hoàn thiện, tạo điều kiện về môi trường làm việc cho CBCC của TAND tỉnh Thái Nguyên. Hoàn thiện môi trường làm việc như:

- Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, kỹ thuật: phòng ốc, máy in, máy tính, bàn ghế phòng họp...

- Cập nhật các công nghệ, kỹ thuật hiện đại; cung cấp các thiết bị phần mềm hỗ trợ cán bộ trong quá trình xử lý các nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ thường nhật xảy ra.

- Tạo không khí làm việc cho CBCC trong TAND có được động lực cũng như tư tưởng làm việc một cách tốt nhất. Tạo sự hòa đồng trong cơ quan, giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp, lãnh đạo với nhân viên để có được không khí làm việc tốt nhất, thoải mái. Các thành viên trong cơ quan sẵn sàng giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau cùng tiến bộ.

*) Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật đối với cán bộ, công chức gắn liền với quá trình cải cách hành chính và hiện đại hóa nền hành chính nhà nước

Cần phải ban hành và thường xuyên sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý HCNN trên các lĩnh vực về quản lý kinh tế - xã hội, quản lý tổ chức bộ máy HCNN và đội ngũ CBCC. Việc ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật trước hết đảm bảo tính đồng bộ, cụ thể và có tính khả thi. Tránh tình trạng chồng chéo, khó thực hiện trong các văn bản hướng dẫn. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật đối với CBCC phải gắn

liền với nhiệm vụ cải cách hành chính. Hướng tới xây dựng hệ thống quản lý, thủ tục đơn giản, gọn gàng và hiệu quả. Áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý cơ sở dữ liệu hướng tới mục tiêu nhanh gọn, chính xác. Bên cạnh đó, CBCC đảm nhận các nhiệm vụ, các vị trí, cần xem xét, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành để loại bỏ các quy định không phù hợp, không cần thiết, đồng thời thực hiện tinh giảm biên chế để nâng cao hiệu quả làm việc.

Sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách phù hợp với quá trình cải cách hành chính, phân cấp quản lý CBCC một cách đồng bộ nhằm sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính nhà nước gọn nhẹ, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao. Hệ thống các quy định, thông tư, chỉ thị, văn bản quy phạm pháp luật… là công cụ để các CBCC thực hiện nhiệm vụ của mình, do đó, nâng cao chất lượng CBCC là cần thiết để các CBCC sử dụng tốt các công cụ đó trong quản lý hành chính, quản lý hoạt động kinh tế - xã hội. CBCC làm việc tại TAND tỉnh cần nhanh chóng tiếp thu những tư tưởng hiện đại, tiếp nhận những cái mới đi vào hoạt động mang lại hiệu quả tốt nhất.

KẾT LUẬN

Trong xu thế mở cửa hội nhập và chuyển đổi cơ chế quản lý, chất lượng của đội ngũ CBCC quyết định hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước. Cải cách hành chính nhà nước đặt ra mục tiêu phải không ngừng nâng cao chất lượng của đội ngũ CBCC tại TAND nói chung và tại TAND tỉnh Thái Nguyên nói riêng.

Qua nghiên cứu lý luận, thống kê, phân tích số liệu có thể thấy CBCC của TAND tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2015 - 2017 có trình độ chuyên môn tương đối cao, đa phần các cán bộ đều có trình độ luận chính trị từ trung cấp trở lên, nhiều công chức có ý thức trách nhiệm, thái độ cầu thị, khắc phục khó khăn về điều kiện làm việc. Tuy nhiên, năng lực quản lý và điều hành công việc của một số lãnh đạo, Thẩm phán của các đơn vị trực thuộc Tòa án hai cấp trong tỉnh còn hạn chế, việc thụ lý và phân công Thẩm phán giải quyết án ở một số đơn vị còn chưa khoa học dẫn đến bản án, quyết định bị sửa, bị hủy do lỗi chủ quan; trình độ, kiến thức hiểu biết pháp luật vẫn còn hạn chế.

Luận văn đã đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng CBCC của TAND tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới, đó là tập trung nâng cao chất lượng quy hoạch cán bộ công chức, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức và chất lượng công tác đãi ngộ cán bộ công chức.

Một số giải pháp đề xuất trong luận văn có thể còn có hạn chế, cần phải được tiếp tục được đánh giá, nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện để có tính khả thi cao góp phần nâng cao chất lượng CBCC của TAND tỉnh Thái Nguyên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn CNH - HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chiến lược phát triển nguồn nhân lực, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Bộ Ngoại giao - Vụ Đa phương (2002), Việt Nam hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa: vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Nguyễn Kim Diện (2008), Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành

chính nhà nước tỉnh Hải Dương, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

4. Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

5. Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2004), Quản trị nhân lực, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

6. Tô Từ Hạ (1998), Công chức và những vấn đề xây dựng đội ngũ công chức hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7. H.R. Hammer - K. Bubl - R. Kruge (2002), Toàn cầu hóa với các nước đang phát triển, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

8. Quốc Hội (2008), Luật Cán bộ, công chức

9. Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

10. Nguyễn Tiệp (2007), Giáo trình Nguồn nhân lực, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

11. Bùi Sỹ Tuấn (2012), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động của Việt Nam đến năm 2020, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

12. Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo tổng kết công tác năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2018 của TAND hai cấp tỉnh Thái Nguyên.

13. Website: http://tand.vinhphuc.gov.vn/Pages/home.aspx 14. Website: http://toaan.hanoi.gov.vn/

PHẦN PHỤ LỤC PHỤ LỤC 01 PHIẾU ĐIỀU TRA

(Dành cho đội ngũ cán bộ công chức của Tòa án nhân dân)

Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu “Nâng cao chất lượng cán bộ công

chức tại Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên”, nhằm mục đích nâng cao chất

lượng đội ngũ công chức tại Tòa án - nơi đồng chí đang công tác trong tình hình hiện nay, rất mong sự nhiệt tình hợp tác của đồng chí.

A. THÔNG TIN CHUNG

1. Họ và tên:

2. Giới tính: Nam Nữ 3. Tuổi:

4. Địa chỉ: 5. Chức vụ:

Cán bộ quản lý Chuyên viên, nhân viên văn phòng, ban 6. Thâm niên công tác:

Dưới 5 năm Từ 5 đến dưới 10 năm Từ 10 năm đến dưới 15 năm

Từ 15 đến dưới 20 năm Trên 20 năm

B. NỘI DUNG CHÍNH

1. Ông, bà đánh giá tình hình sức khỏe hiện nay của ông bà như thế nào? Rất khỏe mạnh Khỏe mạnh Bình thường Yếu 2. Ông bà cho biết trình độ lý luận chính trị của ông bà hiện nay? Sơ cấp Trung cấp Cao cấp

3. Ông bà vui lòng đánh giá phẩm chất chính trị của công chức Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên theo các tiêu chí dưới đây (đánh dấu x vào ô ông bà lựa chọn)

Tiêu chí Mức độ

Không tốt Trung bình Tốt Rất tốt Tin tưởng vào đường lối của

Đảng

Chấp hành tốt đường lối của Đảng

Gương mẫu đi đầu

Tự giác học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị

4. Ông bà cho biết trình độ chuyên môn của mình hiện nay: - Trình độ học vấn:

Thạc sỹ Đại học Cao đẳng và trung cấp - Trình độ ngoại ngữ

Đại học chính quy, VB2 Chứng chỉ Chưa qua đào tạo - Trình độ tin học

Đại học chính quy, VB2 Chứng chỉ Chưa qua đào tạo 5. Kết quả đánh giá xếp loại công chức của ông bà năm vừa qua đạt loại gì? Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Hoàn thành tốt nhiệm vụ

Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực Không hoàn thành nhiệm vụ

6. Ông bà đánh giá về sự phù hợp giữa trình độ, năng lực của mình đối với các vị trí đang đảm nhận? Tiêu chí Đánh giá Rất phù hợp Phù hợp Bình thường Không phù hợp Rất không phù hợp

Công việc đang đảm nhận phù hợp với năng lực của công chức

Công việc đang đảm nhận phù hợp với chuyên ngành đào tạo

7. Ông bà có những kiến nghị gì để nâng cao chất lượng công tác của đội ngũ công chức tại Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên?

PHỤ LỤC 02 PHIẾU ĐIỀU TRA (Dành cho người dân)

Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu “Nâng cao chất lượng cán bộ công

chức tại Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên”, nhằm mục đích nâng cao chất

lượng đội ngũ công chức tại Tòa án trong tình hình hiện nay, rất mong sự nhiệt tình hợp tác của ông bà.

A. THÔNG TIN CHUNG

1. Họ và tên:

2. Giới tính: Nam Nữ 3. Tuổi:

4. Địa chỉ:

B. NỘI DUNG CHÍNH

1. Ông bà đánh giá phẩm chất đạo đức của đội ngũ công chức đang làm việc tại Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên hiện nay ở mức độ nào (đánh dấu x vào ô mà ông bà chọn) TT Tiêu chí Mức độ Rất kém Kém Bình thường Tốt Rất tốt 1 Tính độc lập

2 Sự vô tư khách quan 3 Tinh thần trách nhiệm 4 Sự công bằng, công tâm 5 Sự tận tụy và không chậm trễ

2. Ông bà đánh giá kỹ năng làm việc của đội ngũ công chức đang làm việc tại Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên hiện nay như thế nào? (đánh dấu x vào ô mà ông bà chọn) Tiêu chí Đánh giá Rất tốt Tốt Bình thường Trung bình Kém

Kỹ năng thu thập và xử lý vụ việc Kỹ năng quản lý thời gian

Kỹ năng xét xử vụ việc Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng làm việc theo nhóm Các kỹ năng khác

3. Ông bà đánh giá về tiến độ thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ công chức đang làm việc tại Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên hiện nay ở mức độ nào?

Hoàn thành chậm tiến độ Hoàn thành kịp tiến độ Hoàn thành trước tiến độ

4. Ông bà đánh giá mức độ hài lòng của mình đối với các cán bộ công chức của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên hiện nay như thế nào?

Tiêu chí Đánh giá Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng Rất không hài lòng Tinh thần trách nhiệm Phẩm chất, đạo đức, thái độ Tính chuyên nghiệp

Thực hiện nội quy, quy chế làm việc

5. Ông bà có những kiến nghị gì để nâng cao chất lượng công tác của đội ngũ công chức tại Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ công chức tại tòa án nhân dân tỉnh thái nguyên (Trang 90 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)