Phương pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ công chức tại tòa án nhân dân tỉnh thái nguyên (Trang 41 - 44)

5. Kết cấu luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

2.2.1.1. Dữ liệu thứ cấp

- Phương pháp thu thập: phương pháp tổng hợp dữ liệu - Nguồn dữ liệu thu thập:

+ Từ các tài liệu, công trình nghiên cứu, luận văn, bài báo khoa học, hội thảo, kỷ yếu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài của luận văn.

+ Thông tin được công bố chính thức như các Nghị định, Thông tư của chính phủ, tài liệu của TAND tỉnh Thái Nguyên.

+ Số liệu do TAND tỉnh Thái Nguyên cung cấp.

+ Ngoài ra, tác giả còn thu thập số liệu thông qua một số website chính thống.

- Nội dung thu thập: các thông tin có liên quan đến chất lượng cán bộ công chức của TAND tỉnh Thái Nguyên (cơ cấu, số lượng, trình độ, kỹ năng, mức độ hoàn thành công việc...)

2.2.1.2. Dữ liệu sơ cấp

Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát bằng bảng hỏi, cụ thể như sau: a. Đối tượng điều tra

Để tìm hiểu về chất lượng cán bộ công chức của TAND tỉnh Thái Nguyên, tác giả tiến hành điều tra hai đối tượng:

- Đội ngũ cán bộ công chức của Tòa án - Người dân trên địa bàn huyện/thành phố b. Tổng thể đối tượng điều tra khảo sát

Tại TAND tỉnh Thái Nguyên có tất cả 2 TAND thành phố và 7 TAND huyện với 171 cán bộ công chức, vì thế tác giả xác định tổng thể đối tượng điều tra khảo sát như sau:

- Đối với công chức của tòa án: tiến hành điều tra khảo sát tổng thể 171 công chức.

- Đối với người dân trên địa bàn huyện/thành phố: tác giả tiến hành điều tra 60 người dân tại 3 địa bàn của tỉnh là thành phố Thái Nguyên, Thành phố Sông Công và Huyện Phổ Yên khi đến giao dịch tại văn phòng của Tòa án thành phố/huyện. Tác giả dùng phương pháp chọn mẫu không xác suất, chọn mẫu thuận tiện khi điều tra người dân tại 3 địa bàn về chất lượng cán bộ công chức nhằm có những đánh giá khách quan nhất. Bởi 3 địa bàn này có mật độ dân cư cao, tình hình kinh tế - xã hội phức tạp nhất tỉnh.

c. Thiết kế phiếu điều tra

Đối với phiếu điều tra dành cho đội ngũ công chức và dành cho người dân đều được thiết kế với bố cục 2 phần:

Phần 1: Thông tin cá nhân

Phần này được thiết kế để thu thập các thông tin về độ tuổi, giới tính, vị trí công tác, chức vụ, trình độ trình độ học vấn, thâm niên công tác của người được điều tra. Các thông tin này nhằm phân loại đối tượng khảo sát và phục vụ cho các phân tích kết quả nghiên cứu. Nhằm đảm bảo tính chính xác, khách

quan của nghiên cứu, các bảng hỏi không yêu cầu người được hỏi trả lời về họ và tên, bộ phận người đó đang làm việc để đảm bảo giữ bí mật cá nhân cho người được hỏi.

Phần 2: Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức tại TAND tỉnh Thái Nguyên

Đối với phiếu điều tra đội ngũ công chức, phần này tìm hiểu về những vấn đề như sức khỏe, trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, phẩm chất chính trị, đạo đức công vụ, kết quả hoàn thành công việc của công chức TAND tỉnh Thái Nguyên. Bên cạnh đó, phiếu hỏi cũng xoay quanh vấn đề tuyển dụng, bố trí lao động, chất lượng công việc, công tác đào tạo, mức lương hiện tại, khen thưởng, kỷ luật, những mong muốn của công chức và các vấn đề liên quan. Ngoài ra, còn tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng CBCC của TAND tỉnh Thái Nguyên.

Đối với phiếu điều tra người dân, phần này tìm hiểu phẩm chất, chính trị của CBCC, mức độ hài lòng của người dân về chất lượng dịch vụ mà đơn vị cung cấp.

d. Cách thức và số lượng phát phiếu điều tra

Phiếu điều tra được phát trực tiếp cho người dân, còn đối với công chức của TAND tỉnh Thái Nguyên thì được phát trực tiếp hoặc qua thư gửi bưu điện, email với số lượng như sau:

- Đối với người dân:

+ Số phiếu phát ra: 60 phiếu + Số lượng phiếu thu về: 60 phiếu

+ Số lượng phiếu trả lời hợp lệ: 60 phiếu - Đối với đội ngũ công chức:

+ Số phiếu phát ra: 171 phiếu + Số lượng phiếu thu về: 171 phiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ công chức tại tòa án nhân dân tỉnh thái nguyên (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)