Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu về nâng cao chất lượng cán bộ công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ công chức tại tòa án nhân dân tỉnh thái nguyên (Trang 47)

5. Kết cấu luận văn

2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu về nâng cao chất lượng cán bộ công

*) Nhóm tiêu chí về công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng công chức

- Nội dung: Tiêu chí này được xác định bởi số lớp, số cán bộ công chức giam gia đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng.

- Phương pháp đánh giá: Chỉ tiêu này có thể tiến hành đánh giá thông qua các tiêu chí sau:

+ Đào tạo ngắn hạn: Số lượng lớp và số lượng cán bộ công chức tham gia lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn.

+ Đào tạo dài hạn: Số lượng lớp và số lượng cán bộ công chức tham gia lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng dài hạn.

- Nguồn số liệu: Sử dụng số liệu thứ cấp do Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên cung cấp.

*) Nhóm tiêu chí về công tác tổ chức, bố trí sử dụng đội ngũ công chức

- Nội dung: Tiêu chí này được xác định bởi sự phù hợp giữa trình độ, năng lực của công chức đối với các vị trí đang đảm nhận.

- Phương pháp đánh giá: Chỉ tiêu này có thể tiến hành đánh giá thông qua các tiêu chí sau:

+ Công việc đang đảm nhận phù hợp với năng lực của công chức: Tỷ lệ đánh giá của cán bộ công chức về sự phù hợp theo các mức độ khác nhau.

+ Công việc đang đảm nhận phù hợp với chuyên ngành đào tạo: Tỷ lệ đánh giá của cán bộ công chức về sự phù hợp theo các mức độ khác nhau.

- Nguồn số liệu: Sử dụng số liệu từ kết quả điều tra của tác giả.

*) Nhóm chỉ tiêu về công tác đãi ngộ đội ngũ công chức

- Nội dung: Tiêu chí này được xác định bởi sự đánh giá của cán bộ công chức về tình hình tiền lương hiện nay của Tòa án

- Phương pháp đánh giá: Chỉ tiêu này có thể tiến hành đánh giá thông qua sự đánh giá của cán bộ công chức về tình hình tiền lương hiện nay của Tòa án với các mức độ khác nhau từ cao, tạm đủ sống, không đủ sống, rất chật vật.

Chương 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. Khái quát về Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Lịch sử hình thành

Cùng với sự ra đời của Nhà nước thì việc ra đời Toà án một trong những công cụ chuyên chính của Nhà nước là một tất yếu khách quan. Chính vì vậy, ngày 13/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 33 thiết lập các Toà án quân sự đánh dấu sự ra đời của Ngành Toà án Việt Nam. Với mục tiêu là trấn áp bọn phản cách mạng, bảo vệ và giữ vững chính quyền cách mạng non trẻ.

Đối với ngành Toà án Thái Nguyên, cùng với việc thành lập chính quyền dân chủ nhân nhân, ngày 26/9/1945, Toà án Quân sự Thái Nguyên được thành lập, đảm nhiệm việc xét xử trên địa bàn các tỉnh: Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu. Tháng 6/1946, Toà án đệ nhị cấp Thái Nguyên được thành lập. Ở các huyện, Toà án sơ cấp có thẩm quyền phạt vi cảnh và hoà giải các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, cấp tỉnh xét xử toàn bộ các vụ án hình sự.

Trải qua gần 70 năm xây dựng và phát triển của Ngành Toà án Thái Nguyên thấy rằng: dưới sự lãnh đạo của Đảng trong mọi thời kỳ của cách mạng, Ngành Toà án Thái Nguyên đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, xét xử và giải quyết kịp thời nghiêm minh các loại vụ án, góp phần tích cực trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và giữ vững an ninh chính trị ở địa phương.

Từ những ngày đầu thành lập, trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, trước muôn vàn khó khăn, thử thách đã đưa ra xét xử kịp thời nhiều vụ án điển hình, nhiều vụ án với các tội danh phản cách mạng, chống chính quyền nhân dân, hoạt động phỉ, hoạt động gián điệp, các vụ án băng nhóm cướp của, giết người... đã góp phần tích cực bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương qua các thời kỳ.

Thời kỳ đất nước thống nhất và thời kỳ đổi mới. Ngành Toà án Thái Nguyên đã có nhiều cố gắng vươn lên để bám sát và phục vụ có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đảng và Nhà nước. Quán triệt và tổ chức triển khai kịp thời, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 08/BCT về những nhiệm vụ trọng tâm công tác Tư pháp, Nghị quyết 49/BCT của Bộ chính trị về chiến lược cải cách Tư pháp. Đưa ra xét xử kịp thời các vụ án tham nhũng, các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ của công dân, các vụ án về ma tuý... Phối hợp với Viện kiểm sát và cơ quan công an đưa một số lớn các vụ án hình sự đi xét xử lưu động ở các địa bàn trong tỉnh, góp phần trong việc tuyên truyền giáo dục pháp luật và phòng chống tội phạm ở địa phương.

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì các tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình, cũng xảy ra nhiều và phức tạp hơn. Toà án đã tăng cường điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ, kiên trì hoà giải, tạo điều kiện cho các bên đương sự tự thoả thuận. Kiên trì hoà giải là một trong những phương châm công tác của Toà án, chính vì thế tỷ lệ hoà giải thành trong giải quyết án dân sự - hôn nhân gia đình đạt tỷ lệ cao trên 30%.

Các tranh chấp kinh tế, lao động, hành chính mặc dù đưa đến Toà án giải quyết còn ít nhưng lại rất đa dạng và phức tạp về nội dung tranh chấp và các quan hệ khác nhất là đối với các vụ án Hành chính. Chính vì vậy, các cấp Toà án đã có nhiều cố gắng, trăn trở suy nghĩ để tìm ra các biện pháp giải quyết tốt nhất, vừa đảm bảo đúng đường lối, chính sách pháp luật, vừa đảm bảo quyền lợi của các bên đương sự.

Công tác giám đốc kiểm tra là một công việc thường xuyên của Ngành. Qua việc giám đốc kiểm tra đã phát hiện và chỉ ra những tồn tại, những sai sót và có các biện pháp khắc phục đối với các Toà án cấp huyện. Từ đó giúp cho trình độ cán bộ được nâng cao hơn, chất lượng công tác của các đơn vị được

đảm bảo hơn, đồng thời thụ lý giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân.

Về công tác xây dựng ngành: coi cán bộ là nhân tố quyết định đối với việc thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành, chính vì thế Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Ngành luôn quan tâm, kiện toàn tổ chức và xây dựng đội ngũ cán bộ, tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ thẩm phán, cán bộ Toà án. Thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với cán bộ đảng viên.

Mặc dù công tác tổ chức quản lý cán bộ của Ngành Toà án có nhiều biến đổi qua từng thời kỳ, nhưng trải qua gần 70 năm xây dựng và trường thành, đội ngũ cán bộ công chức ngành Toà án Thái Nguyên luôn được tăng cường, củng cố đảm bảo chất lượng và ngày càng lớn mạnh về mọi mặt.

Công tác hội thẩm nhân dân được quan tâm thoả đáng... chất lượng đội ngũ Hội thẩm nhân dân qua từng thời kỳ được nâng lên rõ rệt, giúp cho Toà án ra bản án, quyết định được chính xác hơn, sát thực tế hơn.

Thực hiện Bộ luật tố tụng hình sự năm 2004 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005, đến nay 100% đơn vị Toà án cấp huyện được tăng thẩm quyền xét xử về hình sự và dân sự việc xét xử các vụ án theo thẩm quyền mới của Toà án cấp huyện đều đảm bảo đúng đường lối chính sách pháp luật, không có vụ nào xét xử oan, sai nghiêm trọng.

Với những kết qua, thành tích đạt được trong những năm qua, hàng năm ngành Toà án Thái Nguyên đã được các cấp khen thưởng với nhiều hình thức khác nhau... Năm 2005 được Toà án nhân dân Tối cao tặng Cờ thi đua xuất sắc, được tặng Bằng khen của Toà án nhân dân tối cao và của UBND tỉnh vì có thành tích xuất sắc 5 năm liền (2000-2005); Năm 2006 được tặng Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của UBND tỉnh; Năm 2008 được tặng Bằng khen của TAND tối cao; Năm 2009 được tặng Cờ thi dua của ngành TAND, được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng III. Nhiều tập thể nhỏ và cá nhân được tặng

huân chương Lao động hạng III, Cờ thi đua của Chính phủ, danh hiệu Chiến sỹ thi đua ngành, Bằng khen của Chính phủ...

Nhìn lại chặng đường gần 70 năm xây dựng và trưởng thành của ngành Toà án Thái Nguyên, thấy rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của TAND tối cao toàn ngành đã có sự cố gắng, nỗ lực, trung thành với sự nghiệp cách mạng. Bám sát và thực hiện tốt các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, xứng đáng là công cụ sắc bén của Đảng, của Nhà nước nhằm trừng trị bọn phản cách mạng, trừng trị nghiêm minh các loại tội phạm, kết hợp tốt giáo dục và trừng trị, giải quyết tốt các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân ở địa phương, xứng đáng với vị trí là trung tâm trong hệ thống tư pháp và hoạt động xét xử là trọng tâm của hoạt động tư pháp như Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020 đã đề ra.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

- TAND có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

- Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân. Bản án, quyết định của TAND có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá

nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.

- Khi thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án hình sự, Tòa án có quyền:

+ Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Luật sư trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; xem xét việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án;

+ Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do Luật sư, bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác cung cấp;

+ Khi xét thấy cần thiết, trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc Tòa án kiểm tra, xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;

+ Yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên và những người khác trình bày về các vấn đề có liên quan đến vụ án tại phiên tòa; khởi tố vụ án hình sự nếu phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm;

+ Ra quyết định để thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

- Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của luật tố tụng.

- Xử lý vi phạm hành chính; xem xét đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước và quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính liên quan đến quyền con người, quyền cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật.

- Ra quyết định thi hành bản án hình sự, hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, giảm hoặc miễn chấp hành hình phạt, xóa án tích, miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước; thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật hình sự, Luật thi

hành án hình sự, Luật thi hành án dân sự. Ra quyết định hoãn, miễn, giảm, tạm đình chỉ chấp hành biện pháp xử lý hành chính do Tòa án áp dụng và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định.

- Trong quá trình xét xử vụ án, Tòa án phát hiện và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời Tòa án kết quả xử lý văn bản pháp luật bị kiến nghị theo quy định của pháp luật làm cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án.

- Bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử. - Thực hiện quyền hạn khác theo quy định của luật.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức

Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của TAND tỉnh Thái Nguyên

Trong thời gian qua, TAND tỉnh Thái Nguyên luôn chỉ đạo thực hiện việc kiện toàn về tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị trên địa bàn đảm bảo phù hợp, tinh gọn theo đúng chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên, trong đó ban lãnh đạo của TAND tỉnh gồm có:

- Chánh án:

+ Lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành hoạt động chung, thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức TAND, phân cấp của Chánh án TAND tối cao và quy định của pháp luật.

+ Theo dõi, phụ trách các lĩnh vực công tác: Kiểm tra nghiệp vụ - Thi hành án hình sự;

+ Tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật; Thống kê tổng hợp và kế hoạch tài chính; công tác Đảng.

- Phó chánh án:

+ Giúp Chánh án theo dõi, phụ trách các lĩnh vực công tác: Giải quyết, xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm, các vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, phá sản doanh nghiệp và đình công. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của luật tố tụng đối với các vụ việc trong lĩnh vực được phân công phụ trách.

+ Giúp Chánh án theo dõi, phụ trách các lĩnh vực công tác: Xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án; giải quyết, xét xử các vụ án hình sự phúc thẩm; các vụ án hành chính và các vụ việc hôn nhân gia đình. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của luật tố tụng đối với các vụ việc trong lĩnh vực được phân công phụ trách. Phối hợp trong công tác thi hành án dân sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ công chức tại tòa án nhân dân tỉnh thái nguyên (Trang 47)