Bài học kinh nghiệm cho Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ công chức tại tòa án nhân dân tỉnh thái nguyên (Trang 39)

5. Kết cấu luận văn

1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương trong nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại TAND, chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

- Nhà nước phải ban hành đồng bộ các văn bản pháp quy để thống nhất việc xây dựng, quản lý, sử dụng đội ngũ CBCC nói chung, đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong các TAND nói riêng. Chính những văn bản này là cơ sở cho việc tuyển chọn, sử dụng và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức.

- Đội ngũ CBCC phải là những người được qua đào tạo cơ bản trong các trường đại học và được đào tạo bồi dưỡng liên tục sau khi tuyển dụng. Họ phải được rèn luyện qua các cương vị cần thiết trong thực tế và hội tụ đầy đủ những tố chất đạo đức cơ bản của một công chức nhà nước.

- Nhà nước xây dựng tiêu chuẩn các chức danh cụ thể cho từng loại công việc của CBCC như thẩm phán, thẩm tra viên, thư ký. Tiêu chuẩn chức danh là cơ sở cho việc tuyển chọn, sử dụng, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của CBCC và là chuẩn mực để CBCC phấn đấu, rèn luyện.

- Thực hiện tốt việc tuyển chọn công chức thông qua thi tuyển công khai, nghiêm túc, công bằng, tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội thi tuyển. Có như vậy toà án mới tuyển chọn được người thực sự tài giỏi vào làm việc và kích thích mọi CBCC không ngừng học tập, rèn luyện vươn lên. Đó là một trong những biện pháp lựa chọn tốt nhất đội ngũ CBCC có chất lượng.

- Cần bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ CBCC. Các tổ chức phải biết bố trí đúng người, đúng việc nhằm phát huy hết khả năng làm việc, tạo điều kiện cho CBCC phát huy hết năng lực, sở trường của mình. Nhà nước cần có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với CBCC, đảm bảo đời sống của CBCC ngày càng được cải thiện, cải cách chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ và các loại bảo hiểm xã hội.

- Thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát, thưởng phạt nghiêm minh đối với CBCC; kiểm tra, đánh giá CBCC một cách công bằng, theo các tiêu chuẩn cụ

thể để đề bạt, khen thưởng, kỷ luật. Có cơ chế thuyên chuyển, thôi chức, miễn nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý.

Thực tế đã chứng minh, không một quốc gia nào có thể phát triển nếu không xây dựng đội ngũ CBCC có trình độ, năng lực và có phẩm chất đạo đức. Biết tận dụng những bài học làm nên sự thành công của các nước trong việc tuyển dụng, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ CBCC sẽ là nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC nước ta trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, kinh nghiệm nào cũng là sản phẩm của lịch sử - cụ thể và việc vận dụng nó không thể là sự dập khuôn, máy móc mà đòi hỏi phải sáng tạo, linh hoạt cho phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn của nước mình thì mới đem lại hiệu quả thiết thực.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Luận văn trả lời những câu hỏi nghiên cứu chính sau đây:

- Trong giai đoạn 2015 - 2017, thực trạng chất lượng cán bộ công chức tại TAND tỉnh Thái Nguyên như thế nào?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ công chức tại TAND tỉnh Thái Nguyên?

- Những kết quả đã đạt được và hạn chế còn tồn tại về chất lượng cán bộ công chức tại TAND tỉnh Thái Nguyên là gì? Nguyên nhân của những hạn chế đó?

- Giải pháp nào được đề xuất nhằm nâng cao chất lượng cán bộ công chức tại TAND tỉnh Thái Nguyên?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

2.2.1.1. Dữ liệu thứ cấp

- Phương pháp thu thập: phương pháp tổng hợp dữ liệu - Nguồn dữ liệu thu thập:

+ Từ các tài liệu, công trình nghiên cứu, luận văn, bài báo khoa học, hội thảo, kỷ yếu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài của luận văn.

+ Thông tin được công bố chính thức như các Nghị định, Thông tư của chính phủ, tài liệu của TAND tỉnh Thái Nguyên.

+ Số liệu do TAND tỉnh Thái Nguyên cung cấp.

+ Ngoài ra, tác giả còn thu thập số liệu thông qua một số website chính thống.

- Nội dung thu thập: các thông tin có liên quan đến chất lượng cán bộ công chức của TAND tỉnh Thái Nguyên (cơ cấu, số lượng, trình độ, kỹ năng, mức độ hoàn thành công việc...)

2.2.1.2. Dữ liệu sơ cấp

Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát bằng bảng hỏi, cụ thể như sau: a. Đối tượng điều tra

Để tìm hiểu về chất lượng cán bộ công chức của TAND tỉnh Thái Nguyên, tác giả tiến hành điều tra hai đối tượng:

- Đội ngũ cán bộ công chức của Tòa án - Người dân trên địa bàn huyện/thành phố b. Tổng thể đối tượng điều tra khảo sát

Tại TAND tỉnh Thái Nguyên có tất cả 2 TAND thành phố và 7 TAND huyện với 171 cán bộ công chức, vì thế tác giả xác định tổng thể đối tượng điều tra khảo sát như sau:

- Đối với công chức của tòa án: tiến hành điều tra khảo sát tổng thể 171 công chức.

- Đối với người dân trên địa bàn huyện/thành phố: tác giả tiến hành điều tra 60 người dân tại 3 địa bàn của tỉnh là thành phố Thái Nguyên, Thành phố Sông Công và Huyện Phổ Yên khi đến giao dịch tại văn phòng của Tòa án thành phố/huyện. Tác giả dùng phương pháp chọn mẫu không xác suất, chọn mẫu thuận tiện khi điều tra người dân tại 3 địa bàn về chất lượng cán bộ công chức nhằm có những đánh giá khách quan nhất. Bởi 3 địa bàn này có mật độ dân cư cao, tình hình kinh tế - xã hội phức tạp nhất tỉnh.

c. Thiết kế phiếu điều tra

Đối với phiếu điều tra dành cho đội ngũ công chức và dành cho người dân đều được thiết kế với bố cục 2 phần:

Phần 1: Thông tin cá nhân

Phần này được thiết kế để thu thập các thông tin về độ tuổi, giới tính, vị trí công tác, chức vụ, trình độ trình độ học vấn, thâm niên công tác của người được điều tra. Các thông tin này nhằm phân loại đối tượng khảo sát và phục vụ cho các phân tích kết quả nghiên cứu. Nhằm đảm bảo tính chính xác, khách

quan của nghiên cứu, các bảng hỏi không yêu cầu người được hỏi trả lời về họ và tên, bộ phận người đó đang làm việc để đảm bảo giữ bí mật cá nhân cho người được hỏi.

Phần 2: Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức tại TAND tỉnh Thái Nguyên

Đối với phiếu điều tra đội ngũ công chức, phần này tìm hiểu về những vấn đề như sức khỏe, trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, phẩm chất chính trị, đạo đức công vụ, kết quả hoàn thành công việc của công chức TAND tỉnh Thái Nguyên. Bên cạnh đó, phiếu hỏi cũng xoay quanh vấn đề tuyển dụng, bố trí lao động, chất lượng công việc, công tác đào tạo, mức lương hiện tại, khen thưởng, kỷ luật, những mong muốn của công chức và các vấn đề liên quan. Ngoài ra, còn tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng CBCC của TAND tỉnh Thái Nguyên.

Đối với phiếu điều tra người dân, phần này tìm hiểu phẩm chất, chính trị của CBCC, mức độ hài lòng của người dân về chất lượng dịch vụ mà đơn vị cung cấp.

d. Cách thức và số lượng phát phiếu điều tra

Phiếu điều tra được phát trực tiếp cho người dân, còn đối với công chức của TAND tỉnh Thái Nguyên thì được phát trực tiếp hoặc qua thư gửi bưu điện, email với số lượng như sau:

- Đối với người dân:

+ Số phiếu phát ra: 60 phiếu + Số lượng phiếu thu về: 60 phiếu

+ Số lượng phiếu trả lời hợp lệ: 60 phiếu - Đối với đội ngũ công chức:

+ Số phiếu phát ra: 171 phiếu + Số lượng phiếu thu về: 171 phiếu

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Sau khi thu thập được các dữ liệu thứ cấp, tiến hành phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin dưới hình thức bảng, biểu.

2.2.3. Phương pháp phân tích tổng hợp

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả a. Phân tổ thống kê

Phương pháp này được sử dụng tương đối phổ biến trong luận văn của tác giả. Các phương pháp phân tổ cụ thể được sử dụng bao gồm:

- Phân tổ phân loại: Số lượng công chức theo giới tính, theo trình độ lao động; theo độ tuổi...

- Phân tổ kết cấu: được sử dụng để tìm hiểu về trình độ lao động thay đổi qua các năm.

b. Bảng thống kê

Bảng thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này và có vai trò quan trọng trong việc phân tích thống kê. Các dữ liệu đã thu thập được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của TAND tỉnh Thái Nguyên. Các loại bảng được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cả bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp.

c. Đồ thị thống kê

Có hai loại đồ thị được sử dụng trong luận văn này là đồ thị hình tròn và đồ thị hình cột .

2.2.3.2.Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá cùng nội dung và tính chất tương tự nhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian để có được những nhận xét xác đáng về vấn đề nghiên cứu.

2.2.3.3. Phương pháp phân tích tính

Phương pháp phân tích định tính được sử dụng nhằm tìm hiểu thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của TAND tỉnh Thái Nguyên, từ những thông tin, kết quả so sánh được, tác giả đưa ra các giả thiết và tiến hành phân tích các giả thiết đó xem giả thiết nào phù hợp, từ đó làm căn cứ đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của TAND tỉnh Thái Nguyên.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu về chất lượng cán bộ công chức

*) Nhóm tiêu chí về sức khỏe của cán bộ công chức

- Nội dung: Tiêu chí về sức khỏe của cán bộ công chức được xác định thông qua các chỉ số chiều cao, cân nặng, giới tính, độ tuổi, tình hình sức khỏe của cán bộ công chức trong Tòa án.

- Phương pháp đánh giá: Chỉ tiêu này có thể tiến hành đánh giá thông qua các tiêu chí sau:

+ Chỉ số chiều cao, cân nặng: Số lượng và tỷ lệ cán bộ công chức đạt các mức chiều cao, cân nặng khác nhau. Đối với chiều cao thì từ dưới 1,5m đến trên 1,7m; đối với cân nặng thì từ dưới 50 kg đến trên 70kg.

+ Giới tính: Số lượng và tỷ lệ cán bộ công chức có giới tính là nữ và nam. + Độ tuổi: Số lượng và tỷ lệ cán bộ công chức theo các mức độ tuổi khác nhau như từ dưới 30 tuổi đến trên 70 tuổi.

+ Tình hình sức khỏe của cán bộ công chức: Tỷ lệ đánh giá của cán bộ công chức theo các mức độ khác nhau từ yếu đến rất khỏe mạnh.

- Nguồn số liệu: Sử dụng số liệu thứ cấp do Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên cung cấp và kết quả điều tra khảo sát.

*) Nhóm tiêu chí về phẩm chất chính trị và đạo đức công vụ của cán bộ công chức

- Nội dung: Tiêu chí về phẩm chất chính trị và đạo đức công vụ được thể hiện qua trình độ lý luận chính trị theo bậc đào tạo, đạo đức công vụ.

- Phương pháp đánh giá: Chỉ tiêu này có thể tiến hành đánh giá thông qua các tiêu chí sau:

+ Trình độ lý luận chính trị: tỷ lệ các cán bộ đạt trình độ lý luận chính trị theo các bậc đào tạo.

+ Đạo đức công vụ: Tỷ lệ đánh giá phẩm chất chính trị của cán bộ công chức theo các mức độ và tỷ lệ đánh giá phẩm chất chính trị của người dân theo các mức độ.

- Nguồn số liệu: Sử dụng số liệu thứ cấp do Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên cung cấp và kết quả điều tra khảo sát.

*) Nhóm tiêu chí về trình độ của cán bộ công chức

- Nội dung: Tiêu chí về trình độ của cán bộ công chức được xác định bởi trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học, kỹ năng làm việc.

- Phương pháp đánh giá: Chỉ tiêu này có thể tiến hành đánh giá thông qua các tiêu chí sau:

+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Số lượng và tỷ lệ cán bộ công chức có trình độ chuyên môn là tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng, trung cấp.

+ Trình độ ngoại ngữ: Số lượng và tỷ lệ cán bộ công chức có bằng đại học, chứng chỉ hoặc chưa qua đào tạo qua các năm.

+ Trình độ tin học: Số lượng và tỷ lệ cán bộ công chức có bằng đại học, chứng chỉ hoặc chưa qua đào tạo qua các năm.

+ Kỹ năng làm việc: Số lượng người dân đánh giá các kỹ năng làm việc của cán bộ công chức như kỹ năng thu thập xử lý vụ việc, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng xét xử vụ việc, kỹ năng giao tiếp...

- Nguồn số liệu: Sử dụng số liệu thứ cấp do Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên cung cấp và kết quả điều tra khảo sát.

*) Nhóm tiêu chí về kết quả hoàn thành công việc của cán bộ công chức

- Nội dung: tiêu chí về kết quả hoàn thành công việc được thể hiện thông qua tiến độ, kết quả thực hiện công việc, tinh thần trách nhiệm, mức độ hài lòng của người dân được phục vụ.

- Phương pháp đánh giá: Chỉ tiêu này có thể tiến hành đánh giá thông qua các tiêu chí sau:

+ Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ: Tỷ lệ đánh giá của người dân về tiến độ thực hiện nhiệm vụ theo các mức độ khác nhau

+ Kết quả xếp loại cán bộ công chức: Số lượng và tỷ lệ cán bộ công chức được xếp loại theo các mức độ từ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đến không hoàn thành nhiệm vụ.

+ Mức độ hài lòng đối với cán bộ công chức: Tỷ lệ đánh giá của người dân về sự hài lòng đối với cán bộ công chức theo các mức độ khác nhau.

- Nguồn số liệu: Sử dụng số liệu thứ cấp do Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên cung cấp và kết quả điều tra khảo sát.

2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu về nâng cao chất lượng cán bộ công chức

*) Nhóm tiêu chí về công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng công chức

- Nội dung: Tiêu chí này được xác định bởi số lớp, số cán bộ công chức giam gia đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng.

- Phương pháp đánh giá: Chỉ tiêu này có thể tiến hành đánh giá thông qua các tiêu chí sau:

+ Đào tạo ngắn hạn: Số lượng lớp và số lượng cán bộ công chức tham gia lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn.

+ Đào tạo dài hạn: Số lượng lớp và số lượng cán bộ công chức tham gia lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng dài hạn.

- Nguồn số liệu: Sử dụng số liệu thứ cấp do Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên cung cấp.

*) Nhóm tiêu chí về công tác tổ chức, bố trí sử dụng đội ngũ công chức

- Nội dung: Tiêu chí này được xác định bởi sự phù hợp giữa trình độ, năng lực của công chức đối với các vị trí đang đảm nhận.

- Phương pháp đánh giá: Chỉ tiêu này có thể tiến hành đánh giá thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ công chức tại tòa án nhân dân tỉnh thái nguyên (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)