*Về cơ cấu nhân sự:
Phân tích tình hình nhân sự trƣờng, chúng ta thấy rằng nhân sự không những không giảm mà liện tục tăng qua các năm từ 179 nhân viên (2006) đã tăng lên 317 nhân viên (2011) tăng 77%. Đội ngũ giảng viên đã có sự gắn kết nhiều hơn với nhà trƣờng. Từ việc ký hợp đồng theo hình thức thỉnh giảng thì năm 2012 trở đi nhà trƣờng đã chính thức có thêm đội ngũ giảng viên cơ hữu. Tuy nhiên, số lƣợng nhân viên có sự sụt giảm trong 3 năm trở lại đây, đến đầu năm 2015 chỉ còn 180 nhân viên và sự thay đổi liện tục đội ngũ công nhân viên là một thực trạng diễn ra tại trƣờng trong nhiều năm nay. Từ đó, chất lƣợng phục vụ của nhân viên nhà trƣờng đối với sinh viên cũng bị ảnh hƣởng không ít.
Bảng 2.1. Cơ cấu nhân sự trƣờng SaigonACT từ 2006 - 2015
Nhân sự Năm hoạt động
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 BGH 4 6 6 8 8 8 9 10 10 10 NV 40 48 52 56 56 58 65 72 80 82 GV CH 0 0 0 0 0 0 180 150 120 66 TG 135 232 225 228 220 210 63 52 40 22 Tổng 179 286 283 292 284 276 317 284 248 180
(Nguồn: Phòng tổ chức, Trường CĐ Văn Hóa Nghệ Thuật Và Du Lịch SG)
*Về cơ sở vật chất:
Phân tích tình hình cơ sở vật chất, thống kê số liệu cho thấy có sự sụt giảm về số lƣợng cơ sở vật chất từ năm 2006 có 7 cơ sở trong đó có 3 cơ sở thuộc sở hữu của trƣờng và 4 cơ sở đi thuê thì đến năm 2015 trƣờng đã xây mới thêm một cơ sở khang trang với vốn đầu tƣ khoảng 130 tỷ đồng, gồm 140 phòng học phòng thực hành có sức chứa trên dƣới 7.000 sinh viên nâng tổng số tài sản trƣờng sở hữu lên 4 và ở thời điển này trƣờng đã không ký hợp đồng thuê thêm bất kỳ cơ sở nào. Từ đây, chúng ta thấy dù quy mô cơ sở đào tạo có giảm đi nhƣng số lƣợng tài sản cố
định thuộc sở hữu nhà trƣờng lại tăng lên. Ở khía cạnh khác, sự chủ động về cơ sở đào tạo mà nhà trƣờng đang có sẽ đi với kèm thách thức về hiểu quả sử dụng nguồn lực trong tƣơng lai.
Bảng 2.2. Cơ sở vật chất trƣờng SaigonACT từ 2006 - 2015 Cơ sở đào tạo Năm hoạt động 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Sở hữu 3 3 3 3 3 3 4 4 4 4 Đi thuê 4 4 3 2 2 2 0 0 0 0 Tổng 7 7 6 5 5 5 4 4 4 4
(Nguồn: Phòng quản trị, Trường CĐ Văn Hóa Nghệ Thuật Và Du Lịch SG)
*Về công tác tuyển sinh:
Phân tích số liệu, chúng ta thấy tình hình tuyển sinh của trƣờng rất khả quan trong những năm đầu thành lập, duy trì ở mức 2 con số trong hoạt động đào tạo, đỉnh điểm năm 2007 tuyển sinh đƣợc trên 14.000 sinh viên và đến năm 2010 vẫn duy trì ở mức trên 10.000 sinh viên. Tuy nhiên, trong 3 năm trở lại đây tình hình tuyển sinh sa sút đáng kể, đến cuối năm 2014 lƣu lƣợng sinh viên theo học tại trƣờng chỉ còn khoảng 3.000 sinh viên, giảm gần 78,4% so với thời điểm năm 2007. Thực trạng này khiến Lãnh đạo nhà trƣờng hết sức lo lắng.
Bảng 2.3. Tình hình tuyển sinh trƣờng SaigonACT từ 2006 - 2015
SV khoa Năm hoạt động 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Kinh tế 4.213 5.125 5.032 4.398 4.203 3.200 2.543 1.504 857 Du lich 5.153 7.210 6.034 5.429 5.235 4.001 3.867 2.500 1.632 N. Ngữ 1.002 1.104 1.040 876 704 792 561 532 324 N. Thuật 511 622 601 592 474 476 363 159 223 Tổng 10.879 14.061 12.707 11.295 10.616 8.469 7.434 4.695 3.036
*Về tình hình tài chính:
Phân tích về tài chính nhà trƣờng, chúng ta thấy hoạt động kinh doanh luôn có lợi nhuận dƣơng qua các năm. Tuy nhiên, giá trị lợi nhuận lại luôn sụt giảm kể từ năm 2007 đến nay. Trong năm 2006 lợi nhuận trƣớc thuế của trƣờng đạt mức khoảng 38 tỷ thì đến cuối năm 2014 lợi nhuận chỉ còn khoảng 9 tỷ giảm 76,3%. Một con số đáng phải bận tâm, nhất là trong thời điểm tuyển sinh khó khăn nhƣ hiện nay thì việc suy giảm lợi nhuận có khả năng không dừng lại trong các năm tới.
Bảng 2.4. Tình hình tài chính trƣờng SaigonACT từ 2006 – 2015 (tỷ. đồng) SV khoa Năm hoạt động 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 DT 108 140 127 113 106 85 73 47 30 CP 70 85 76 68 63 58 47 29 21 LN 38 55 51 45 43 27 26 18 9
(Nguồn: Phòng tài chính, Trường CĐ Văn Hóa Nghệ Thuật Và Du Lịch SG)
Tóm lại, khi đi vào phân tích một số nét cơ bản về hoạt động đào tạo tại trƣờng Cao đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật Và Du Lịch Sài Gòn, chúng ta có thể nhận thấy qua các năm cơ bản trƣờng có những bƣớc phát triển về cơ sở đào tạo cũng nhƣng sự gắn kết trong cơ cấu nhân sự. Tuy nhiên, với xu hƣớng suy giảm lợi nhuận mà nguyên nhân cơ bản là ở sự sụt giảm liên tục lƣu lƣợng sinh viên sẽ dẫn đến tình trạng tinh giãn biên chế nhiều hơn, các cơ đào tạo bỏ hoang gây lãng phí, quy mô đào tạo bị thu hẹp... là dấu hiệu không mấy khả quan cho nhà trƣờng.
*Về đối thủ cạnh tranh:
Phân tích đối thủ cạnh tranh, tùy theo góc độ phân tích trƣờng SaigonACT sẽ có những đối thủ cạnh tranh theo khu vực, đối thủ cạnh tranh ngành, đối thủ cạnh tranh trực tiếp,...Tuy nhiên, ở phân tích này tác giả tập trung vào phân tích các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của trƣờng SaigonACT trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện nay, ở địa bàn thành phố có tổng cộng 27 trƣờng cao đẳng trong đó trƣờng cao đẳng công lập chiếm 17 trƣờng, còn lại 8 trƣờng thuộc khối trƣờng cao đẳng ngoài công lập. Do tình hình kinh tế và cơ chế giáo dục tác động, hầu hết các trƣờng đều có số lƣợng sinh viên sụt giảm khá nhiều so với những năm trƣớc đây. Tuy nhiên, khó khăn thật sự lại rơi vào khối trƣờng cao đẳng ngoài công lập vì không đƣợc hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nƣớc. Các trƣờng này phần lớn cơ sở vật chất đi thuê bên ngoài nên bài toán chi phí là một gánh nặng rất lớn đối với họ.
Riêng đối với trƣờng SaigonACT, có lợi thế hơn các trƣờng cao đẳng ngoài công lập vì đã đầu tƣ phát triển cơ sở vật chất của nhà trƣờng. Đó cũng đƣợc xem là một lợi thế cạnh tranh hơn hẳn so với các trƣờng khác. Tuy nhiên, xét về góc độ tuyển sinh và giữ chân sinh viên thì trƣờng SaigonACT cũng đang gặp phải những khó khăn tƣơng tự nhƣ các trƣờng cao đẳng khác trong khu vực. Giải pháp hiện tại của trƣờng là tập trung khai thác nguồn tuyển sinh ở các trƣờng trung cấp trên cùng địa bàn để tạm thời duy trì hoạt động ổn định. Trong tƣơng lai, trƣờng SaigonACT sẽ nâng cấp lên đại học, với cơ hội này lãnh đạo nhà trƣờng hi vọng sẽ vƣợt qua đƣợc những khó khăn hiện tại đƣa trƣờng dần đi vào ổn định và phát triển.