Nghiên cứu định lƣợng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của sinh viên trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật và du lịch sài gòn đối với chất lượng dịch vụ đào tạo (Trang 53)

3.4.1 Phƣơng pháp chọn mẫu

Phƣơng pháp chọn mẫu trong nghiên cứu là: thuận tiện, phi xác suất

Đối tƣợng khảo sát là sinh viên đang theo học chƣơng trình đào tạo Cao đẳng tại trƣờng Cao đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật Và Du Lịch Sài Gòn, đồng thời tác giả tập trung vào những sinh viên học từ khóa K9, K8, K7 theo 4 khối ngành đào tạo sau: khối ngành kinh tế, khối ngành du lịch, khối ngành ngoại ngữ, khối ngành mỹ thuật – công nghiệp.

Các bƣớc thiết kế bảng câu hỏi:

Bƣớc 1: trên cơ sở thang đo nháp tác giả bổ sung thêm phần giới thiệu về bản

thân, mục đích nghiên cứu, cách trả lời câu hỏi, thông tin cá nhân của sinh viên đƣợc phỏng vấn từ đó tác giả xây dựng nên bảng câu hỏi.

Bƣớc 2: bảng câu hỏi đƣợc sử dụng để phỏng vấn thử sinh viên nhằm điều

chỉnh lại một số ngôn từ sử dụng cho phù hợp và dễ hiểu hơn.

Bƣớc 3: từ việc phỏng vấn thử, tác giả sẽ điều chỉnh thành bảng câu hỏi chính

thức sử dụng để thu thập thông tin mẫu nghiên cứu. Bảng câu hỏi đƣợc xây dựng gồm 31 câu hỏi tƣơng ứng với 31 biến quan sát, trong đó có 28 quan sát của 6 thành phần chất lƣợng dịch vụ Cao đẳng, 3 quan sát của thành phần sự hài lòng của sinh viên.

Về phƣơng pháp thu thập dữ liệu: bản thân tác giả và ngƣời thân thực hiện khảo sát bằng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp các sinh viên đang theo học tại trƣờng Cao đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật Và Du Lịch Sài Gòn.

3.4.2 Kích thƣớc mẫu

Kích thƣớc mẫu tối ƣu chủ yếu phụ thuộc vào độ tin cậy, phƣơng pháp phân tích dữ liệu, phƣơng pháp ƣớc lƣợng các tham số. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), tỷ lệ mẫu tối thiểu là gấp 4 hay 5 lần số biến quan sát.

Trong đề tài này tác giả có 31 quan sát cần ƣớc lƣợng. Vì vậy số mẫu tối thiểu cần thiết là 31x5= 155.

Để đảm bảo tính đại diện cao và dự phòng cho những sinh viên không trả lợi hoặc trả lời không đầy đủ, tác giả đã lựa chọn quy mô mẫu là 200 sinh viên. Vì thế, tác giả quyết định phỏng vấn 300 sinh viên bằng bảng câu hỏi.

Kích thƣớc mẫu đƣợc tác giả phân bố giữa các khối ngành nhƣ sau:

Bảng 3.8. Phân bố kích thƣớc mẫu của các khối ngành.

STT Khối ngành học Số SV theo học (2013 – 2014) Tỷ trọng phỏng vấn Số mẫu 1 Khối ngành kinh tế 857 28% 56 2 Khối ngành du lịch 1.632 54% 108 3 Khối ngành ngoại ngữ 324 11% 21

4 Khối ngành mỹ thuật công nghiệp 223 7% 15

Tổng 3.036 100% 200

(Nguồn: Phòng tổ chức, Trường CĐ Văn Hóa Nghệ Thuật Và Du Lịch SG)

3.4.3 Phƣơng pháp phân tích dữ liệu

Dữ liệu đƣợc phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS 20.0. Dữ liệu đƣợc phân tích qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Theo Nunnally và Burnstein (1994), trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011), cho rằng Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên đến 1 thì thang đo lƣờng là rất tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là tốt, từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng đƣợc.

Trong nghiên cứu này, tác giả quyết định sử dụng tiêu chuẩn Cronbach’s Alpha lớn hơn hoặc bằng 0,6 và các biến quan sát có hệ số tƣơng quan biến tống (Corrected item – total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại.

Giai đoạn 2: Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Các thành phần thống kê trong phân tích EFA nhƣ sau:

Đánh giá chỉ số Kaiser – Mayer – Olkin (KMO) để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố khám phá (EFA), theo Nguyễn Đình Thọ (2011), thì chỉ số KMO phải lớn hơn 0,5.

Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết H0: các biến không có tƣơng quan với nhau trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (0,5 ≤ KMO ≤ 1 và Sig ≤ 0,5) thì các biến có tƣơng quan với nhau trong tổng thể.

Các hệ số tải nhân tố (factor loading) < 0,4 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại để đảm bảo giá trị hội tụ cho các biến (Gerbing and Anderson, 1988). Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), phƣơng pháp phân tích nên sử dụng là Principle Axis Factoring với pháp quay Promax và điểm dừng khi trích các thành phần có eigenvalue > 1, tổng phƣơng sai trích ≥ 50%.

Trong phân tích này tác giả áp dụng các tiêu chuẩn sau để phân tích thành phần khám phá:

- KMO nằm trong khoảng 0,5 đến 1

- Kiểm địh Bartlett có ý nghĩa thống kê với Sig < 0,05

- Giữ lại các biến có hệ số tải nhân tố (factor loading) > 0,4 và điểm dừng khi trích các thành phần có eigenvalue > 1, tổng phƣơng sai trích ≥ 50%.

Giai đoạn 3: Phân tích hồi quy tuyến tính

Đầu tiên các hệ số tƣơng quan giữa các thành phần của chất lƣợng dịch vụ đào tạo đến sự hài lòng của sinh viên sẽ đƣợc xem xét. Kế đó phân tích hồi quy tuyến tính bằng phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất (Ordinary Least Square – OLS) nhằm kiểm định mô hình lý thuyết qua đó xác định cƣờng độ tác động của từng thành phần của chất lƣợng dịch vụ ảnh hƣởng đến sự hài lòng của sinh viên. Phƣơng pháp phân tích hồi quy tuyến tính đƣợc tác giả thực hiện thông qua các bƣớc sau:

Đầu tiên đƣa các biến cùng một lƣợt vào phân tích hồi quy.

Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy đối với cơ sở dữ liệu, thông qua hệ số R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square).

Phân tích kiểm định F để xem xét mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính so với tổng thể.

Phân tích kiểm định T để bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết. Các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0.

Đánh giá mức độ tác động giữa các biến thông qua hệ số Beta.

Cuối cùng, để đảm bảo độ tin cậy của phƣơng trình hồi quy đƣợc xây dựng là phù hợp, kiểm định các giả định liên hệ tuyến tính, phƣơng sai của phần dƣ không đổi, phân phối chuẩn của phần dƣ, tính độc lập của phần dƣ và hiện tƣợng đa cộng tuyến đƣợc thực hiện.

Giai đoạn 4: Kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng của sinh viên theo các đặc điểm cá nhân bằng T- test và Anova

Nhằm kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng của sinh viên theo các đặc điểm cá nhân về (giới tính, khối ngành theo học, số năm đã theo học), tác giả sử dụng phƣơng pháp kiểm định Independent Samples T-test và One – Way ANOVA. Independent Samples T-test đƣợc sử dụng trong trƣờng hợp các đặc điểm cá nhân của sinh viên có hai thuộc tính. Phân tích phƣơng sai ANOVA để sử dụng trong trƣờng hợp đặc điểm cá nhân của sinh viên có ba thuộc tính trở lên.

Ngoài ra, Levene test cũng đƣợc thực hiện trƣớc đó nhằm kiểm định thuộc tính phân phối chuẩn của phƣơng sai của các tổng thể con, trƣớc khi tiến hành kiểm định sự bằng nhau của giá trị trung bình tổng thể.

Trong phân tích ANOVA, nếu kết quả phân tích cho thấy giá trị Sig. ≤ 0,05 là có sự khác biệt về mức độ đánh giá các thành phần giữa các nhóm sinh viên có đặc điểm cá nhân khác nhau, tác giả tiếp tục sử dụng phƣơng pháp phân tích sâu là kiểm định sau (Post Hoc) để tìm xem sự khác biệt về mức độ đánh giá cụ thể là ở nhóm nào.

Tóm tắt

Nội dung chương 3 đã cung cấp khá đầy đủ thông tin về quy trình và các bước thực hiện nghiên cứu: phát triển thang đo nháp, nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng…Bên cạnh đó, trong chương này cũng đã xác định rõ đối tượng khảo sát là sinh viên Cao đẳng của trường Cao đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật Và Du Lịch Sài Gòn với kích thức mẫu dự kiến hơn 200 sinh viên. Đồng thời cho biết các giai đoạn thiết kế bảng câu hỏi, cách thu thập dữ liệu và phương pháp phân tích dữ liệu. Dựa trên kết quả của nghiên cứu định tính và phỏng vấn thử tác giả đã hiệu chỉnh thang đo nháp thành thang đo chính thức sử dụng trong nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu bao gồm có 28 quan sát thuộc 6 thành phần của chất lượng dịch vụ đào tạo Cao đẳng, 3 quan sát thuộc các thành phần phụ thuộc ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên.

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Mô tả mẫu khảo sát

Nhƣ trên đã trình bày ở chƣơng 3, mẫu khảo sát đƣợc chọn theo phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện, phi xác suất. Kích thƣớc mẫu n = 200. Số lƣợng mẫu phát ra là 300, kết quả 287 mẫu hợp lệ và phù hợp với mục đích khảo sát. Có 13 mẫu bị loại do sinh viên đƣợc khảo sát không đánh đầy đủ thông tin hay thông tin bị loại do ngƣời đƣợc điều tra đánh cùng một lựa chọn.

Bảng 4.1. Phân bố mẫu theo đặc điểm cá nhân

Đặc điểm cá nhân Số lƣợng Phần trăm

Chuyên ngành học

Kinh tế 84 29,3

Du lịch 139 48,4

Ngoại ngữ 43 15,0

Mỹ thuật công nghiệp 21 7,3

Số năm theo học

Cuối năm nhất (K9) 61 21,3

Cuối năm hai (K8) 95 33,1

Cuối năm ba (K7) 131 45,6

Giới tính Nam 82 28,6

Nữ 205 71,4

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Qua bảng 4.1. cho thấy sinh viên ngành Du lịch chiếm tỷ lệ nhiều nhất (48,4%), vì trƣờng Cao đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật Và Du Lịch Sài Gòn là một trong những trƣờng du lịch trọng điểm ở TP. HCM, kế đến là ngành Kinh tế chiếm 29,3%, và sinh viên thuộc ngành Ngoại ngữ và Mỹ thuật công nghiệp chiếm 22,3%.

Hình 4.1. Mẫu chia theo ngành học

Từ bảng 4.1. cho thấy sinh viên đang theo học ở năm thứ ba chiếm tỷ lệ khá cao (45,6%), kế đến sinh viên năm thứ hai chiếm 33,1%, và sinh viên năm nhất chiếm 21,3%.

Nhƣ đã trình bày ở bảng 4.1. về giới tính, kết quả thống kê cho thấy sinh viên nữ chiếm tỷ lệ nhiều nhất (71,4%), vì số lƣợng sinh viên theo học chuyên ngành Du lịch ở trƣờng Cao đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật Và Du Lịch Sài Gòn là khá nhiều, tiếp đó là tỷ lệ nam chiếm 28,6%.

Hình 4.3. Mẫu chia theo giới tính

Tóm lại, qua thông tin có đƣợc từ mẫu nghiên cứu chúng ta thấy đƣợc rằng đa số sinh viên trong giai đoạn khảo sát là sinh viên năm thứ ba, phân bố nhiều ở ngành du lịch, và số lƣợng sinh viên nữ chiếm tỷ lệ nhiều hơn sinh viên nam.

4.2 Đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Nhƣ đã trình bày ở chƣơng 2, thang đo các thành phần tác động đến sự hài lòng của sinh viên về chất lƣợng dịch vụ đào tạo gồm có 6 thành phần: (1) công việc của nhân viên văn phòng trong nhà trƣờng, đƣợc đo lƣờng bằng 4 biến quan sát, (2) đội ngũ giảng viên, đo lƣờng bằng 6 biến quan sát, (3) danh tiếng của nhà trƣờng, đo lƣờng bằng 5 biến quan sát, (4) khả năng tiếp cận, đo lƣờng bằng 6 biến quan sát, (5) chƣơng trình đào tạo, đo lƣờng bằng 4 biến quan sát, (6) sự quan tâm thấu hiểu, đo lƣờng bằng 3 biến quan sát. Thang đo mức độ hài lòng của sinh viên đƣợc đo lƣờng bằng 3 biến quan sát.

Hệ số Cronbach’s Alpha đƣợc sử dụng trƣớc để loại các biến rác. Các biến có hệ số tƣơng quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên.

Bảng 4.2. Hệ số Cronbach’s Alpha cho thang đo công việc của nhân viên khối văn phòng trong nhà trƣờng

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phƣơng sai thang đo nếu

loại biến Tƣơng quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Công việc của nhân viên khối văn phòng có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,793

NV1 10,6690 5,376 0,622 0,733

NV2 10,5401 4,711 0,683 0,700

NV3 10,5575 5,856 0,534 0,775

NV4 10,6620 5,225 0,582 0,753

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Thành phần công việc của nhân viên văn phòng trong nhà trƣờng có Cronbach’s Alpha là 0,793. Các hệ số tƣơng quan biến tổng của các biến đo lƣờng thành phần này đều đạt đƣợc tiêu chuẩn cho phép. Nhỏ nhất là 0,534 (biến NV3) và cao nhất là 0,683 (biến NV2). Vì vậy, các biến đo lƣờng thành phần này đều đƣợc sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

Bảng 4.3. Hệ số Cronbach’s Alpha cho thang đo đội ngũ giảng viên Biến

quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phƣơng sai thang đo nếu

loại biến Tƣơng quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Đội ngũ giảng viên có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,816

GV1 17,2334 12,991 0,682 0,764 GV2 17,2439 13,514 0,620 0,778 GV3 17,2404 13,736 0,585 0,786 GV4 17,3798 13,705 0,530 0,799 GV5 17,1951 13,864 0,559 0,791 GV6 17,2265 14,358 0,503 0,803

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Thành phần đội ngũ giảng viên có Cronbach’s Alpha là 0,816. Các hệ số tƣơng quan biến tổng của các biến đo lƣờng thành phần này đều đạt đƣợc tiêu chuẩn cho phép. Nhỏ nhất là 0,503 (biến GV6) và cao nhất là 0,682 (biến GV1). Vì vậy, các biến đo lƣờng thành phần này đều đƣợc sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

Bảng 4.4. Hệ số Cronbach’s Alpha cho thang đo danh tiếng của nhà trƣờng Biến

quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phƣơng sai thang đo nếu

loại biến Tƣơng quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Danh tiếng của nhà trƣờng có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,809

DT1 14,2962 8,160 0,685 0,744

DT2 14,2683 9,057 0,575 0,779

DT3 14,2753 8,480 0,629 0,762

DT4 14,2544 8,897 0,564 0,782

DT5 14,3206 9,198 0,528 0,792

Thành phần danh tiếng nhà trƣờng có Cronbach’s Alpha là 0,809. Các hệ số tƣơng quan biến tổng của các biến đo lƣờng thành phần này đều đạt đƣợc tiêu chuẩn cho phép. Nhỏ nhất là 0,528 (biến DT5) và cao nhất là 0,685 (biến DT1). Vì vây, các biến đo lƣờng thành phần này đều đƣợc sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

Bảng 4.5. Hệ số Cronbach’s Alpha cho thang đo khả năng tiếp cận dịch vụ của sinh viên

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phƣơng sai thang đo nếu

loại biến Tƣơng quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Khả năng tiếp cận dịch vụ của sinh viên có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,830

TC1 16,4181 13,496 0,637 0,795 TC2 16,3659 13,240 0,683 0,786 TC3 16,4390 13,380 0,619 0,799 TC4 16,3275 14,599 0,535 0,815 TC5 16,4774 13,376 0,594 0,805 TC6 16,4564 14,018 0,539 0,815

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Thành phần khả năng tiếp cận dịch vụ của sinh viên có Cronbach’s Alpha là 0,830. Các hệ số tƣơng quan biến tổng của các biến đo lƣờng thành phần này đều đạt đƣợc tiêu chuẩn cho phép. Nhỏ nhất là 0,535 (biến TC4) và cao nhất là 0,683 (biến TC2). Vì vậy, các biến đo lƣờng thành phần này đều đƣợc sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

Bảng 4.6. Hệ số Cronbach’s Alpha cho thang đo chƣơng trình đào tạo Biến

quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phƣơng sai thang đo nếu

loại biến Tƣơng quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Chƣơng trình đào tạo có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,798

CTDT1 10,5958 4,745 0,681 0,710

CTDT2 10,6551 5,010 0,621 0,742

CTDT3 10,6516 5,459 0,572 0,765

CTDT4 10,6411 5,196 0,567 0,768

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Thành phần chƣơng trình đào tạo có Cronbach’s Alpha là 0,798. Các hệ số tƣơng quan biến tổng của các biến đo lƣờng thành phần này đều đạt đƣợc tiêu chuẩn cho phép. Nhỏ nhất là 0,567 (biến CTDT4) và cao nhất là 0,681 (biến CTDT1). Vì vậy, các biến đo lƣờng thành phần này đều đƣợc sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

Bảng 4.7. Hệ số Cronbach’s Alpha cho thang đo sự quan tâm thấu hiểu Biến

quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phƣơng sai thang đo nếu

loại biến Tƣơng quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Sự quan tâm thấu hiểu có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,723

QT1 6,9443 2,221 0,581 0,590

QT2 6,9129 2,360 0,553 0,625

QT3 7,0070 2,406 0,500 0,688

Thành phần sự quan tâm thấu hiểu có Cronbach’s Alpha là 0,723. Các hệ số tƣơng quan biến tổng của các biến đo lƣờng thành phần này đều đạt đƣợc tiêu chuẩn cho phép. Nhỏ nhất là 0,500 (biến QT3) và cao nhất là 0,581 (biến QT1). Vì vậy, các biến đo lƣờng thành phần này đều đƣợc sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

Bảng 4.8. Hệ số Cronbach’s Alpha cho thang đo hài lòng của sinh viên Biến

quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phƣơng sai thang đo nếu

loại biến Tƣơng quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Hài lòng của sinh viên có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,856

HL1 7,6725 1,676 0,824 0,755

HL2 7,5436 1,494 0,735 0,819

HL3 7,5923 1,515 0,694 0,861

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Thành phần hài lòng của sinh viên có Cronbach’s Alpha là 0,856. Các hệ số tƣơng quan biến tổng của các biến đo lƣờng thành phần này đều đạt đƣợc tiêu chuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của sinh viên trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật và du lịch sài gòn đối với chất lượng dịch vụ đào tạo (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)