Mô hình nghiên cứu đề nghị và các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của sinh viên trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật và du lịch sài gòn đối với chất lượng dịch vụ đào tạo (Trang 41 - 45)

Kế thừa nghiên cứu của Firdaus (2005) về chất lƣợng dịch vụ đào tạo Đại học và sự hài lòng của sinh viên, kết hợp với những đặc điểm của dịch vụ đào tạo, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu ảnh hƣởng của chất lƣợng dịch vụ đào tạo Cao đẳng đến sự hài lòng của sinh viên bao gồm các thành phần: công việc của nhân viên văn

phòng, đội ngũ giảng viên, danh tiếng nhà trƣờng, khả năng tiếp cận dịch vụ của sinh viên, chƣơng trình đào tạo, sự quan tâm thấu hiểu.

Trong đó:

Công việc của nhân viên văn phòng (Non-academic aspect): là trách nhiệm

của các CBCNV ở bộ phận văn phòng trong nhà trƣờng trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến sinh viên.

Theo kết quả kiểm định trong nghiên cứu của Firdaus (2005) đã chứng minh thành phần công việc của nhân viên văn phòng có ảnh hƣởng đến sự hài lòng của sinh viên. Nhân viên văn phòng thực hiện càng nhanh chóng, chính xác công việc của họ thì sự hài lòng của sinh viên càng cao. Do vậy có thể phát biểu giả thuyết nhƣ sau:

H1: Công việc nhân viên văn phòng ảnh hƣởng đến hài lòng của sinh viên.

Đội ngũ giảng viên (Academic aspect): là các vấn đề liên quan đến trình độ,

khả năng truyền đạt kiến thức cho sinh viên, nội dung và cách thức thiết kế bài giảng, trách nhiệm của giảng viên trực tiếp đào tạo sinh viên.

Kết quả nghiên cứu của Vũ Thế Dũng (2009) đã cho thấy rằng thành phần giảng viên có ảnh hƣởng trực tiếp đến sự hài lòng của sinh viên. Giảng viên có phƣơng pháp và kỹ năng giảng dạy càng chuyên nghiệp thì sự hài lòng của sinh viên càng cao. Do vậy có thể phát biểu giả thuyết nhƣ sau:

H2: Đội ngũ giảng viên ảnh hƣởng dƣơng đến sự hài lòng sinh viên.

Danh tiếng nhà trường (Reputation): là hình ảnh về nhà trƣờng trong tâm

tƣởng của sinh viên và các nhà sử dụng lao động, hình ảnh này thể hiện uy tín, thƣơng hiệu của nhà trƣờng còn đọng lại trong suy nghĩ của khách hàng.

Kết quả đƣợc nghiên cứu của Ana Brochado & Rui Cunha Marques (2007) đã nhân định danh tiếng nhà trƣờng có ảnh hƣởng trực tiếp đến sự hài lòng của sinh viên. Danh tiếng nhà trƣờng đƣợc nhiều ngƣời biết đến và tin tƣởng thì sự hài lòng của sinh viên càng cao. Do vậy có thể phát biểu giả thuyết nhƣ sau:

Khả năng tiếp cận các dịch vụ của sinh viên (Access): là việc dễ dàng liên lạc của sinh viên với nhà trƣờng, là khả năng sinh viên tiếp cận các thông tin một cách nhanh chóng, chính xác và thuận tiện, là sự giúp đỡ của toàn thể CBCNV nhà trƣờng đối với sinh viên.

Theo kết quả nghiên cứu của Firdaus (2005) đã cho thấy đƣợc thành phần khả năng tiếp cận của sinh viên có tác động trực tiếp đến sự hài lòng của sinh viên. Khả năng tiếp cận dịch vụ của sinh viên càng nhanh chóng chính xác thì sự hài lòng của sinh viên càng cao. Do vậy có thể phát biểu giả thuyết nhƣ sau:

H4: Khả năng tiếp cận dịch vụ của sinh viên ảnh hƣởng dƣơng đến sự hài lòng

của sinh viên.

Chương trình đào tạo (Program issues): là các vấn đề liên quan đến sự linh

hoạt của chƣơng trình đào tạo, nội dung chƣơng trình đào tạo có phù hợp với các chuyên ngành đào tạo, các chuyên ngành đào tạo có đáp ứng đƣợc nhu cầu cấp thiết của thị trƣờng lao động, số lƣợng tín chỉ trên 1 môn học, cách thức bố trí cũng nhƣ nội dung của môn học trên từng chuyên ngành đào tạo.

Theo nghiên cứu của Ashim Kayastha (2011), cho thấy chƣơng trình đào tạo có ảnh hƣởng rất quan trọng đến sự hài lòng của sinh viên. Chƣơng trình đào tạo càng thiết thực thì sự hài lòng của sinh viên càng cao. Do vậy có thể phát biểu giả thuyết nhƣ sau:

H5: Chƣơng trình đào tạo ảnh hƣởng dƣơng đến sự hài lòng sinh viên.

Sự quan tâm thấu hiểu (Understanding): là các vấn đề liên quan đến sự hiểu

biết nhu cầu cụ thể của sinh viên về dịch vụ tƣ vấn, nơi nghỉ ngơi và sức khỏe…là sự gần gũi, tiếp cận và thoải mái khi tiếp xúc của sinh viên với các giảng viên và cán bộ nhân viên của nhà trƣờng.

Theo kết quả nghiên cứu của Firdaus (2005) chứng minh sự quan tâm thấu hiểu có tác động đến sự hài lòng của sinh viên. Sự quan tâm thấu hiểu càng nhiều thì sự hài lòng của sinh viên càng cao. Do vậy có thể phát biểu giả thuyết nhƣ sau:

Từ các giả thuyết nêu trên, có thể biểu diễn mô hình nghiên cứu về ảnh hƣởng của chất lƣợng dịch vụ đào tạo đến sự hài lòng của sinh viên nhƣ sau:

Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu đề nghị về ảnh hƣởng của chất lƣợng dịch vụ đào tạo đến sự hài lòng của sinh viên

Tóm tắt

Chương 2 giới thiệu các khái niệm về sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo đồng thời đề xuất mô hình nghiên cứu dựa trên thang đo HEDPERF gồm 6 thành phần: (1) Công việc của nhân viên văn phòng trong nhà trường, (2) Đội ngũ giảng viên, (3) Danh tiếng nhà trường, (4) Khả năng tiếp cận dịch vụ của sinh viên, (5) Chương trình đào tạo, (6) Sự quan tâm thấu hiểu. Tiếp theo, chương 3 sẽ giới thiệu phương pháp nghiên cứu để kiểm định các giả thuyết và mô hình nghiên cứu, đánh giá thang đo các khái niệm sử dụng trong mô hình.

Sự hài lòng của sinh

viên Công việc của nhân viên văn phòng

Đội ngũ giảng viên Danh tiếng nhà trƣờng

Khả năng tiếp cận dịch vụ của sinh viên Chƣơng trình đào tạo

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của sinh viên trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật và du lịch sài gòn đối với chất lượng dịch vụ đào tạo (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)