Theo tác giả Nguyễn Đức Chính (2002), hiện nay trên thế giới có sáu quan điểm về chất lƣợng dịch vụ đào tạo nhƣ sau:
(1) Chất lƣợng đƣợc đánh giá “đầu vào”. Theo quan điểm này, một trƣờng có chất lƣợng cao nếu tuyển đƣợc nhiều sinh viên giỏi, có đội ngũ cán bộ giảng dạy có uy tín, có cơ sở vật chất tốt và trang thiết bị hiện đại…Tuy nhiên, theo quan điểm này, sẽ khó giải thích trƣờng hợp một trƣờng có nguồn lực dồi dào nhƣng chỉ có hoạt động đào tạo hạn chế, hoặc ngƣợc lại, một trƣờng hợp có những nguồn lực khiêm tốn, nhƣng đã cung cấp cho sinh viên một chƣơng trình đào tạo hiệu quả.
(2) Chất lƣợng đƣợc đánh giá “đầu ra”. Trƣờng có chất lƣợng cao nếu đào tạo đƣợc nhiều sinh viên tốt nghiệp giỏi, thực hiện đƣợc nhiều công trình khoa học có giá trị, nhiều khóa học thu hút ngƣời học… Trên thực tế, quan điểm này chƣa hoàn toàn phù hợp vì một trƣờng có khả năng tiếp nhận các sinh viên xuất sắc, không có nghĩa là sinh viên của họ sẽ tốt nghiệp loại xuất sắc. Hơn thế nữa cách đánh giá đầu ra ở các trƣờng rất khác nhau.
(3) Chất lƣợng đƣợc đánh giá bằng “giá trị gia tăng”: Trƣờng có chất lƣợng cao nếu tạo đƣợc sự khác biệt lớn trong sự phát triển về trí tuệ và cá nhân sinh viên sau quá trình đào tạo tại trƣờng. Điểm hạn chế của quan điểm này là khó có thể thiết kế một thƣớc đo thống nhất để đánh giá chất lƣợng “đào tạo” và “đầu ra” để tìm ra đƣợc hiệu số của chúng và đánh giá chất lƣợng của trƣờng đó.
(4) Chất lƣợng đƣợc đánh giá bằng “giá trị học thuật”: Trƣờng có chất lƣợng cao nếu có đƣợc đội ngũ cán bộ giảng dạy, các nhà khoa học có uy tín lớn. Tuy
nhiên điểm yếu của quan điểm này là ở chỗ, liệu có thể đánh giá đƣợc năng lực chất xám của đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khi có xu hƣớng chuyên ngành hóa ngày càng sâu, phƣơng pháp luận ngày càng đa dạng.
(5) Chất lƣợng đƣợc đánh giá bằng “văn hóa tổ chức riêng”: Trƣờng có chất lƣợng cao nếu có đƣợc một truyền thống tốt đẹp về hoạt động không ngừng nâng cao chất lƣợng đào tạo. Quan điểm này đƣợc mƣợn từ lĩnh vực công nghiệp và thƣơng mại nên khó có thể áp dụng trong lĩnh vực giáo dục.
(6) Chất lƣợng đƣợc đánh giá bằng “kiểm toán”: Trƣờng có chất lƣợng cao nếu kết quả kiểm toán chất lƣợng cho thấy nhà trƣờng có thu thập đủ thông tin cần thiết và những ngƣời ra quyết định về có đủ thông tin cần thiết, sự hợp lý và hiệu quả của quá trình thực hiện các quyết định về chất lƣợng. Điểm yếu của quan điểm này là sẽ khó lý giải những trƣờng hợp khi một cơ sở đào tạo có đầy đủ phƣơng tiện thu thập thông tin, song vẫn có thể có những quyết định chƣa phải là tối ƣu.
Nhƣ vậy, để đánh giá chất lƣợng dịch vụ đào tạo phải xem xét đến nhiều yếu tố trong hoạt động giáo dục. Firdaus năm 2005 đã xây dựng nên thang đo HEDPERF để đo lƣờng chất lƣợng dịch vụ đào tạo ảnh hƣởng đến sự hài lòng của sinh viên.