Dữ liệu đƣợc phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS 20.0. Dữ liệu đƣợc phân tích qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Theo Nunnally và Burnstein (1994), trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011), cho rằng Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên đến 1 thì thang đo lƣờng là rất tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là tốt, từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng đƣợc.
Trong nghiên cứu này, tác giả quyết định sử dụng tiêu chuẩn Cronbach’s Alpha lớn hơn hoặc bằng 0,6 và các biến quan sát có hệ số tƣơng quan biến tống (Corrected item – total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại.
Giai đoạn 2: Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Các thành phần thống kê trong phân tích EFA nhƣ sau:
Đánh giá chỉ số Kaiser – Mayer – Olkin (KMO) để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố khám phá (EFA), theo Nguyễn Đình Thọ (2011), thì chỉ số KMO phải lớn hơn 0,5.
Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết H0: các biến không có tƣơng quan với nhau trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (0,5 ≤ KMO ≤ 1 và Sig ≤ 0,5) thì các biến có tƣơng quan với nhau trong tổng thể.
Các hệ số tải nhân tố (factor loading) < 0,4 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại để đảm bảo giá trị hội tụ cho các biến (Gerbing and Anderson, 1988). Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), phƣơng pháp phân tích nên sử dụng là Principle Axis Factoring với pháp quay Promax và điểm dừng khi trích các thành phần có eigenvalue > 1, tổng phƣơng sai trích ≥ 50%.
Trong phân tích này tác giả áp dụng các tiêu chuẩn sau để phân tích thành phần khám phá:
- KMO nằm trong khoảng 0,5 đến 1
- Kiểm địh Bartlett có ý nghĩa thống kê với Sig < 0,05
- Giữ lại các biến có hệ số tải nhân tố (factor loading) > 0,4 và điểm dừng khi trích các thành phần có eigenvalue > 1, tổng phƣơng sai trích ≥ 50%.
Giai đoạn 3: Phân tích hồi quy tuyến tính
Đầu tiên các hệ số tƣơng quan giữa các thành phần của chất lƣợng dịch vụ đào tạo đến sự hài lòng của sinh viên sẽ đƣợc xem xét. Kế đó phân tích hồi quy tuyến tính bằng phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất (Ordinary Least Square – OLS) nhằm kiểm định mô hình lý thuyết qua đó xác định cƣờng độ tác động của từng thành phần của chất lƣợng dịch vụ ảnh hƣởng đến sự hài lòng của sinh viên. Phƣơng pháp phân tích hồi quy tuyến tính đƣợc tác giả thực hiện thông qua các bƣớc sau:
Đầu tiên đƣa các biến cùng một lƣợt vào phân tích hồi quy.
Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy đối với cơ sở dữ liệu, thông qua hệ số R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square).
Phân tích kiểm định F để xem xét mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính so với tổng thể.
Phân tích kiểm định T để bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết. Các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0.
Đánh giá mức độ tác động giữa các biến thông qua hệ số Beta.
Cuối cùng, để đảm bảo độ tin cậy của phƣơng trình hồi quy đƣợc xây dựng là phù hợp, kiểm định các giả định liên hệ tuyến tính, phƣơng sai của phần dƣ không đổi, phân phối chuẩn của phần dƣ, tính độc lập của phần dƣ và hiện tƣợng đa cộng tuyến đƣợc thực hiện.
Giai đoạn 4: Kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng của sinh viên theo các đặc điểm cá nhân bằng T- test và Anova
Nhằm kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng của sinh viên theo các đặc điểm cá nhân về (giới tính, khối ngành theo học, số năm đã theo học), tác giả sử dụng phƣơng pháp kiểm định Independent Samples T-test và One – Way ANOVA. Independent Samples T-test đƣợc sử dụng trong trƣờng hợp các đặc điểm cá nhân của sinh viên có hai thuộc tính. Phân tích phƣơng sai ANOVA để sử dụng trong trƣờng hợp đặc điểm cá nhân của sinh viên có ba thuộc tính trở lên.
Ngoài ra, Levene test cũng đƣợc thực hiện trƣớc đó nhằm kiểm định thuộc tính phân phối chuẩn của phƣơng sai của các tổng thể con, trƣớc khi tiến hành kiểm định sự bằng nhau của giá trị trung bình tổng thể.
Trong phân tích ANOVA, nếu kết quả phân tích cho thấy giá trị Sig. ≤ 0,05 là có sự khác biệt về mức độ đánh giá các thành phần giữa các nhóm sinh viên có đặc điểm cá nhân khác nhau, tác giả tiếp tục sử dụng phƣơng pháp phân tích sâu là kiểm định sau (Post Hoc) để tìm xem sự khác biệt về mức độ đánh giá cụ thể là ở nhóm nào.
Tóm tắt
Nội dung chương 3 đã cung cấp khá đầy đủ thông tin về quy trình và các bước thực hiện nghiên cứu: phát triển thang đo nháp, nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng…Bên cạnh đó, trong chương này cũng đã xác định rõ đối tượng khảo sát là sinh viên Cao đẳng của trường Cao đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật Và Du Lịch Sài Gòn với kích thức mẫu dự kiến hơn 200 sinh viên. Đồng thời cho biết các giai đoạn thiết kế bảng câu hỏi, cách thu thập dữ liệu và phương pháp phân tích dữ liệu. Dựa trên kết quả của nghiên cứu định tính và phỏng vấn thử tác giả đã hiệu chỉnh thang đo nháp thành thang đo chính thức sử dụng trong nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu bao gồm có 28 quan sát thuộc 6 thành phần của chất lượng dịch vụ đào tạo Cao đẳng, 3 quan sát thuộc các thành phần phụ thuộc ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên.
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU