7. Cấu trúc nghiên cứu
1.1.2. Khái niệm về quản trị nguồn nhân lực
Quản trị NNL là sự phối hợp một cách tổng thể các hoạt động hoạch định, tuyển chọn, duy trì, phát triển NNL và tạo điều kiện cho NV nhằm đạt mục tiêu chiến lược, phù hợp với cơ chế quản lý, sứ mệnh của tổ chức, định hướng, viễn cảnh của tổ chức phát triển bền vững. Nói cách khác, quản trị NNL là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo - phát triển và duy trì con người của một tổ chức nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn NV.
Quản trị NNL là một quá trình thực hiện các mục tiêu của tổ chức thông qua các hoạt động hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra, kiểm soát các hoạt động có liên quan trực tiếp đến các vấn đề thu hút, tuyển mộ, xây dựng, giữ gìn, sử dụng, đãi ngộ và phát triển NNL.
Quản trị NNL có thể được định nghĩa là một quá trình thực hiện các mục tiêu của tổ chức bằng cách tuyển mộ, giữ lại, chấm dứt, phát triển và sử dụng hợp lý NNL trong một tổ chức.
Như vậy, quản trị NNL là làm sao sử dụng tốt nhất, hiệu quả cao nhất NNL, làm tăng năng suất lao động, tạo ra các giá trị tăng thêm thể hiện qua hàng hóa, dịch vụ và giá trị kinh tế mới tạo ra, và về lâu dài là tạo ra các giá trị cho tổ chức. Quản trị NNL có ý nghĩa quan trọng là giúp nhà quản trị biết giao tiếp hiệu quả với người khác, biết tìm ra tiếng nói chung, nhạy cảm với cảm xúc của đối tượng quản lý; đánh giá thực hiện công việc phù hợp, lôi kéo, thúc đẩy sự làm việc hưng phấn của NV. Quản trị NNL, về mặt kinh tế, tổ chức, doanh nghiệp khai thác các khả năng tiềm tàng, nâng cao năng suất lao động, tạo lợi thế cạnh tranh về nhân lực; về mặt xã hội, thể hiện được quan điểm nhân bản về nhân quyền và lợi ích của người lao
động, đề cao vị thế, giá trị của người lao động, giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa tổ chức, doanh nghiệp và người lao động, giảm mâu thuẫn nội bộ.
Quản trị NNL có vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp. Quản trị NNL giúp cho việc xây dựng kế hoạch được hoàn chỉnh, xây dựng mô hình và cơ cấu tổ chức phù hợp, rõ ràng cho từng giai đoạn phát triển phù hợp với chiến lược, mục tiêu và tầm nhìn của tổ chức, doanh nghiệp. Quản trị NNL là hoạt động có tác động đến tất cả các bộ phận trong tổ chức thông qua các hoạt động như thiết lập chính sách NNL, chính sách về quyền hạn, trách nhiệm, quy chế hoạt động và phối hợp của các bộ phận, phòng ban, chi nhánh; chính sách về tuyển chọn, sử dụng và bố trí nhân lực; các thủ tục về quản lý lao động; các chính sách về trả công, khen thưởng, khuyến khích NV, thăng tiến, quy trình về cách thức phân phối thu nhập trong tổ chức, doanh nghiệp; các chính sách về đào tạo, phát triển, xây dựng các nhân tố thay đổi. Các chính sách này chi phối xuyên suốt các bộ phận và các quá trình quản lý.
Quản trị NNL là quản trị liên quan đến con người và con người là trung tâm của quá trình quản trị, tức quá trình nhà quản trị làm việc với con người và thông qua con người để đạt được mục tiêu của tổ chức. Quản trị NNL là hoạt động làm cho NV sử dụng tốt nhất các kiến thức và kỹ năng của họ vào công việc một cách tốt nhất, năng suất cao nhất. Phong cách quản trị NNL ảnh hưởng đến bầu không khí, văn hóa tổ chức, doanh nghiệp và tâm lý của NV. Điều này cho thấy quản trị NNL tác động đến không khí làm việc và sự hưng phấn của NV.