Kiến nghị đối với UBND tỉnh Bình Phước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại thanh tra tỉnh bình phước (Trang 98 - 99)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

3.5. Một số kiến nghị

3.5.2. Kiến nghị đối với UBND tỉnh Bình Phước

1. Đẩy mạnh việc nghiên cứu, xây dựng và triển khai các chủ trương, định hướng về đổi mới phương pháp quản lý NNL theo năng lực, trong đó tập trung vào các hoạt động:

- Rà soát lại danh mục vị trí việc làm và bản mô tả công việc cho từng vị trí việc làm đối với các đơn vị.

- Đẩy mạnh việc xây dựng và ứng dựng khung năng lực và triển khai các khung năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với tất cả các lĩnh vực công tác, trước mắt tập trung các lĩnh vực quan trọng, ảnh hưởng lớn đến công tác QLNN về Thanh tra như lĩnh vực Thanh tra kinh tế - xã hội; tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo…

- Hoàn thiện các quy chế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, bổ sung những quy định đối với việc quản lí cán bộ, đồng thời đào tạo nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ phụ trách công tác đào tạo và trong quản lí phải theo sát hoạt động đào tạo.

2. Xây dựng hệ thống hướng dẫn, hệ thống phần mềm quản lý để:

- Từng bước tự động hóa quá trình theo dõi kết quả thực hiện công việc đối với công chức, đánh giá năng lực công chức, quản lý hồ sơ năng lực cán bộ, công chức nhằm tạo thuận lợi cho việc bố trí, sắp xếp, điều động, luân chuyển công chức dựa trên năng lực; đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của công chức dựa trên hệ

thống theo dõi kết quả thực hiện công việc và hệ thống theo dõi kỷ luật, kỷ cương để đảm bảo tính khoa học, khác quan, công bằng.

- Theo dõi kết quả thực hiện công việc đối với cán bộ, công chức như: theo dõi, thống kê sản phẩm của từng đơn vị, quản lý kiểm soát quá trình thực hiện công việc phục vụ cho việc đánh giá kết quả thực hiện công việc đối với từng cá nhân, từng đơn vị.

- Đánh giá năng lực công chức thuộc các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ dựa trên khung năng lực chuyên môn theo cấp độ, đánh giá hoàn thành nhiệm vụ của công chức dựa trên vị trí việc làm.

3. Đào tạo chuyên sâu về tin học, trong đó tập trung lĩnh vực quản trị mạng, lớp kỹ năng quản trị NNL; Đào tạo các nội dung khác như văn hóa công sở, kỹ năng trình bày trước đám đông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại thanh tra tỉnh bình phước (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)