Công tác đào tạo và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại thanh tra tỉnh bình phước (Trang 60 - 64)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

2.3. Thực trạng hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong cơ quan

2.3.3.2. Công tác đào tạo và phát triển

Từ khi thành lập đến nay, đơn vị luôn quan tâm tạo mọi điều kiện để cán bộ, công chức được đào tạo nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học. Công tác đào tạo được đơn vị thực hiện theo hai hình thức là cơ quan cử công chức đi đào tạo và cơ quan tạo điều kiện về thời gian để công chức tự tham gia các khóa đào tạo.

Thanh tra tỉnh cử công chức đi đào tạo chủ yếu tập trung ở các lĩnh vực về chuyên môn, nghiệp vụ như: liên thông lên đại học, sau đại học, bồi dưỡng nghiệp vụ Thanh tra chương trình thanh tra viên cao cấp, thanh tra viên chính và thanh tra

viên; bồi dưỡng các lớp quản lý nhà nước hoàn chỉnh kiến thức theo tiêu chuẩn ngạch công chức, lý luận chính trị, kỹ năng quản lý đối với công chức lãnh đạo, công chức được quy hoạch các chức danh lãnh đạo; các nội dung đào tạo khác như: ngoại ngữ, tin học, đấu thầu, quản lý dự án, văn thư, quản lý chất lượng, văn hóa ứng xử...

Thanh tra tỉnh cũng rất quan tâm và tạo điều kiện tối đa cho công chức trong đơn vị tự học tập để nâng cao trình độ, nhất là đối với công chức có trình độ cao đẳng học liên thông lên đại học và trường hợp có trình độ đại học đi học thạc sỹ. Tùy theo điều kiện và khả năng kinh phí của từng năm, đơn vị tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ toàn bộ hay một phần kinh phí theo quy định của ngành. Kết quả đào tạo từ năm 2012 đến 2016 của đơn vị thể hiện ở bảng 2.10

Bảng 2.10: Thống kê kết quả đào tạo công chức từ năm 2011 đến năm 2016

STT Năm

Học tin học, ngoai ngữ và nghiệp vụ thanh

tra (lượt người)

QLNN (lượt người)

Đào tạo theo tiêu chuẩn

ngạch và chức danh lãnh đạo

(lượt người)

Đào tạo đại học, sau hại học (lượt người) Đại học Thạc sỹ Tiến sỹ 1 2012 9 3 4 2 2 2013 6 4 5 2 1 3 2014 6 6 3 4 2015 2 5 2 5 2016 8 5 10 1 Tổng 35 23 24 4 2

Nguồn: Bộ phận TCCB (Văn phòng) – số liệu tính đến ngày 31/12/2016

* Nhận xét: Bảng thống kê cho thấy, từ năm 2011 đến năm 2016, đơn vị đã cử, tạo điều kiện cho 85 lượt công chức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng. Trong đó, bồi dưỡng nghiệp vụ Thanh tra, tin học và ngoại ngữ: 35 lượt công chức, QLNN: 23 lượt công chức, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch và chức danh: 24 lượt

công chức, đào tạo hoàn chỉnh kiến thức đại học: 04 người, thạc sỹ: 02 người. Như vậy, trung bình mỗi năm Thanh tra Bình Phước cử 6 lượt công chức đi đào về nghiệp vụ Thanh tra và nghiệp vụ khác.

Qua đào tạo, bồi dưỡng, công chức tiếp thu được nhiều kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng mới để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác đào tạo của đơn vị vẫn còn có một số hạn chế, bất cập như sau:

Một là, nội dung đào tạo tuy đã được mở rộng nhưng chưa bao quát được hết các chức năng, nghiệp vụ quản lý thanh tra nên nhiều lĩnh vực, công chức thanh tra chưa thực sự thành thạo, chuyên nghiệp do đó vẫn còn lúng túng, quá hạn trong công tác tham mưu xử lý đơn thư tồn đọng, phức tạp kéo dài…

Hai là, việc đào tạo lý luận chính trị còn khó khăn do đơn vị phải căn cứ vào chủ trương mở lớp và chỉ tiêu đào tạo của tỉnh. Trong khi đó số lượng cán bộ lãnh đạo và cán bộ quy hoạch có nhu cầu đào tạo lý luận chính trị nhiều.

Ba là, đơn vị có thực hiện nhưng chưa triệt để công tác đánh giá sau đào tạo, chưa có biện pháp để phát huy hết năng lực của người được đào tạo. Một số cán bộ được cử đi đào tạo chuyên sâu nhưng sau khi được đào tạo lại khó sắp xếp công việc phù hợp với lĩnh vực được đào tạo.

Bốn là, do đơn vị khó khăn về biên chế nên xảy ra tình trạng cử không đúng thành phần, đối tượng theo quy định chiêu sinh của đơn vị tổ chức lớp học. Chất lượng và hiệu quả một số lớp đào tạo chưa cao.

Kết quả khảo sát chức năng đào tạo của Thanh tra tỉnh Bình Phước thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.11: Kết quả khảo sát công chức về công tác đào tạo

STT Nội dung khảo sát

Số khảo sát Mức độ đồng ý Điểm trung bình 1 2 3 4 5 1

Kiến thức được đào tạo giúp ích trong công việc, đáp ứng được yêu cầu công việc hiện tại

90 0 4 16 46 24 4,0

2 Việc đào tạo là đúng người, đúng

chuyên ngành 90 0 4 20 40 26

3,9 8

3 Công tác đào tạo được tổ chức

thường xuyên 90 0 6 14 46 24

3,9 8

4 Anh chị có khả năng phát triển

trong công việc khi được đào tạo 90 2 4 16 50 18 3,87

Nguồn: Kết quả khảo sát từ điều tra trực tiếp 90 CBCC( Thanh tra tỉnh, thanh tra huyện, thị xã và thanh tra chuyên ngành).

* Nhật xét: Tiêu chí kiến thức đào tạo giúp ích cho công việc, đáp ứng được yêu cầu công việc đạt số điểm trung bình là 4,0. Số điểm này khá cao cho thấy đa số công chức cho rằng các khóa, các lớp đào tạo do đơn vị tổ chức là cần thiết và hữu ích, giúp cán bộ, công chức nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ... để giải quyết công việc tốt hơn.

Tiêu chí việc đào tạo có đúng người, đúng chuyên ngành đạt số điểm trung bình là 3,98 và tiêu chí khả năng phát triển trong công việc khi được đào tạo đạt số điểm trung bình là 3,87 cho thấy phần lớn các trường hợp được đơn vị cử đi đào tạo là phù hợp, tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp công chức được cử đi học chưa đúng chuyên ngành hay không phù hợp với công việc đang đảm nhận nên ít có khả năng phát triển trong công việc.

Tiêu chí công tác đào tạo được tổ chức thường xuyên đạt số điểm trung bình là 3,98 cho thấy hầu hết công chức đánh giá công tác đào tạo của đơn vị được thực hiện khá thường xuyên. Điểm số này minh chứng cho nhận định Thanh tra Bình Phước luôn quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ, công chức được đào tạo, học tập để phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại thanh tra tỉnh bình phước (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)