Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại thanh tra tỉnh bình phước (Trang 36)

7. Cấu trúc nghiên cứu

1.3.1. Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài

Trong những năm vừa qua công tác thanh tra đạt được một số chuyển biến đáng kể song vẫn còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Nhiều yếu tố mới phát sinh trong quá trình thanh tra làm đội ngũ cán bộ thanh tra gặp nhiều khó khăn, do trình độ còn chưa theo kịp sự thay đổi của tình hình công tác. Công tác đào tạo cán bộ cũng vì thế mà phải thay đổi cho phù hợp với tình hình mới, đặc biệt là nắm bắt sự

Quản trị nguồn nhân lực Đào tạo và phát triển Duy trì nguồn nhân lực Thu hút nguồn nhân lực Tuyển dụng Phân tích công việc Hoạch định nhu cầu Định hướng và phát triển nghề nghiệp Đào tạo và phát triển nhân lực Trả công lao động Quan hệ lao động Đánh giá kết quả thực hiện công việc

thay đổi đó để có chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ thanh tra cho phù hợp, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ.

Lĩnh vực thanh tra ngày càng đa dạng cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội. Trong đó có nhiều lĩnh vực mà công tác đào tạo cán bộ của Thanh tra chính phủ chưa thể đảm nhận việc đào tạo, bồi dưỡng được như lĩnh vực giao thông vận tải, xây dựng…Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tập trung vào đào tạo các yêu cầu về trình độ cơ bản của mỗi cán bộ thanh tra ở ngạch công chức nhất định nên ít bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của số lượng cán bộ. Nhiều lĩnh vực cần thanh tra, kiểm tra yêu cầu cần một lực lượng thanh tra đông đảo hơn, chuyên nghiệp hơn với trình độ, chuyên môn mới cần được đào tạo. Do vậy cần có những chính sách, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra cho phù hợp với tình hình mới.

Những cán bộ làm công tác hoạch định chính sách cần được đào tạo, bồi dưỡng thêm. Lĩnh vực thanh tra càng phức tạp, khó khăn thì yêu cầu về đào tạo, bồi dưỡng người hoạch định chính sách càng quan trọng, cấp thiết. Do đó đặt ra yêu cầu mới cần cập nhập sự thay đổi mà có chương trình đào tạo cho phù hợp.

Sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài làm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thanh tra phát triển theo hướng mở rộng, tăng cường chất lượng đào tạo, tăng số lượng cán bộ thanh tra và nắm bắt sự thay đổi của lĩnh vực thanh tra để có chương trình đào tạo cho phù hợp.

1.3.2. Môi trường bên trong

Công tác đào tạo cán bộ, công chức trong ngành thanh tra chịu ánh hưởng của nhiều yếu tố bên trong, song chủ yếu là những yếu tố cố định đã được tính toán xem xét trước không gây bị động cho chương trình đào tạo của Trường cán bộ thanh tra.

Yếu tố có ảnh hưởng và chi phối quan trọng nhất là các quy định, yêu cầu bắt buộc về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của ngành. Hàng năm, cơ quan Thanh tra chính phủ lập kế hoạch cho chương trình đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức của toàn ngành Thanh tra trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sau khi đã được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ đồng thời căn cứ vào tình hình hiện tại của đội ngũ cán bộ công chức, Vụ tổ chức cán bộ lập chương trình đào tạo và thực hiện. Do đặc điểm là cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan Thanh tra chính phủ

chịu trách nhiệm đào tạo cán bộ cho thanh tra các bộ, thanh tra tỉnh, huyện, mô hình đào tạo là nghiệp vụ thanh tra, quản lí nhà nước và đào tạo về lí luận chính trị cho những cán bộ, công chức của ngành đủ tiêu chuẩn lên ngạch thanh tra. Trong những năm qua, Thanh tra chính phủ đã tiến hành đào tạo cho hàng ngàn lượt cán bộ, thanh tra viên trong toàn ngành thanh tra đáp ứng nhu cầu của cán bộ thanh tra và của thực tiễn công việc.

* Quan điểm của lãnh đạo thanh tra về đào tạo và bồi dưỡng cán bộ.

Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức của cơ quan Thanh tra trên địa bàn tỉnh được lãnh đạo Thanh tra quan tâm và chỉ đạo sát sao việc thực hiện. Hằng năm, căn cứ vào kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức của Thanh tra chính phủ, Thanh tra Bình Phước thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ thanh tra, trong cơ quan Thanh tra tỉnh và toàn ngành thanh tra trên địa bàn tỉnh. Thể hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là yêu cầu quan trọng nâng cao chất lượng thực hiện công việc.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Quản trị NNL là một trong những chức năng cơ bản của quá trình hoạt động quản trị. Bởi vì, trong một tổ chức, con người bao giờ cũng là yếu tố quan trọng nhất. Việc lựa chọn, sắp xếp con người có năng lực, phẩm chất phù hợp với các vị trí trong một bộ máy tổ chức là nhiệm vụ hàng đầu của nhà quản trị.

Nội dung hoạt động quản trị NNL rất đa dạng, phong phú, bao gồm ba nhóm chức năng:

Thu hút NNL là nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị NNL. Do đó, việc tuyển dụng người có khả năng và bố trí họ vào chức vụ hoặc công việc thích hợp với họ là tiền đề cơ bản của sự thành công, nhà quản trị không thể không tìm hiểu đến yếu tố môi trường bên trong, bên ngoài và các nhân tố khác ảnh hưởng đến hoạt động quản trị NNL.

Đào tạo và phát triển, chức năng này chú trọng việc nâng cao năng lực của NV, đảm bảo cho cán bộ, công chức thanh tra có kỹ năng, trình độ cần thiết để hoàn thành tốt công việc được giao và tạo điều kiện cho cán bộ, công chức được phát triển tối đa các năng lực cá nhân. Nhóm chức năng này thường được thực hiện thông qua các hoạt động như: Hướng nghiệp, huấn luyện, đào tạo khả năng thực hành; bồi dưỡng nâng cao trình độ lành nghề và cập nhật kiến thức quản lý, kỹ thuật công nghệ cho cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ.

Duy trì NNL, đánh giá năng lực cán bộ, công chức thanh tra là chìa khóa giúp cho Thanh tra tỉnh Bình Phước có cơ sở hoạch định, tuyển chọn, hoàn thiện, phát triển NNL. Thông qua việc đánh giá nhằm cung cấp thông tin giúp NV biết được mức độ thực hiện công việc của họ so với các tiêu chuẩn mẫu và so với NV khác, giúp họ điều chỉnh, sửa chữa các sai lầm trong quá trình làm việc, kích thích, động viên NV thông qua những điều khoản về đánh giá, ghi nhận và hỗ trợ cung cấp thông tin làm cơ sở cho các vấn đề đào tạo, trả lương, khen thưởng, luân chuyển, thăng tiến, tăng cường quan hệ tốt giữa lãnh đạo với NV...

Nhóm chức năng nào cũng quan trọng, nhà quản trị không nên xem trọng chức năng này hoặc xem nhẹ chức năng khác trong hoạt động quản trị NNL.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI THANH TRA TỈNH BÌNH PHƯỚC

2.1. Giới thiệu về tỉnh Bình Phước

- Bình Phước là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có 260,4 km đường biên giới giáp với vương quốc Campuchia. Tỉnh Bình Phước là cửa ngõ, cầu nối của vùng Đông Nam bộ với Tây Nguyên và Campuchia. Cụ thể, phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai; phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia; phía Nam giáp tỉnh Bình Dương; phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk và Campuchia.

- Số liệu thống kê 2015: Tổng diện tích tự nhiên 687.154 Ha (6871,54Km2). Trong đó đất nông nghiệp 617.998,21 Ha (89,96%); Đất phi nông nghiệp 68.321,96 Ha (9,94%); Đất chưa sử dụng 834 Ha (0,12%).

- Đơn vị hành chính có 111 xã phường (trong đó có 92 xã; 5 thị trấn và 14 phường) trên tổng số 11 huyện thị (3 thị xã).

- Dân số trung bình 2016: 953.800 người (139 người / km2) . Thời điểm tháng 6/2016: 953.800 người (dân tộc thiểu số là 20%). Tỷ lệ tăng tự nhiên 1,12%.

Thế mạnh của tỉnh là cây công nghiệp (điều, hồ tiêu, cao su, ca cao…), tính đến cuối tháng 9-2016, toàn tỉnh có 407.388 ha cây lâu năm, tăng 0,47% (1.904 ha) so cùng kỳ năm 2015. Trong đó cây ăn trái 7.310 ha, tăng 5,64% (390 ha) so với cùng kỳ năm trước. Diện tích cây ăn trái tăng là do trồng mới trên diện tích cây hằng năm cho hiệu quả kinh tế thấp, được thay thế bằng loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Cây công nghiệp lâu năm toàn tỉnh có 399.311 ha, tăng 0,46% (1.831 ha) so với cùng kỳ năm 2015, gồm cây điều 134.127 ha, tăng 145 ha, sản lượng đạt 152.986 tấn, giảm 45.865 tấn; cây hồ tiêu 14.406 ha, tăng 1.542 ha, sản lượng 26.626 tấn, giảm 330 tấn; cây cao su 234.908 ha, tăng 116 ha, sản lượng 180.500 tấn, tăng 6.739 tấn; cây cà phê 15.870 ha, tăng 28 ha

Bình Phước đang là điểm đến lý tưởng và môi trường đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, với hàng loạt chính sách mở, ưu đãi và thông thoáng. Tỉnh có tài nguyên phong phú, quỹ đất sạch dồi dào, giao thông thuận tiện, nguồn nhân công giá rẻ, đang là thế mạnh “hút” nhà đầu tư.

Bình Phước có 3 thị xã và 8 huyện, với tổng 111 xã, phường, thị trấn: Ðơn vị hành chính cấp Huyện Diện tích (km²) Dân số (người) Mật độ dân số (người/ km²) Số đơn vị hành chính Năm thành lập Thị xã Đồng Xoài 168,47 83.280 494 5 phường và 3 xã 01/09/1999 Thị xã Bình Long 126,28 57.130 452 4 phường và 2 xã 11/08/2009 Thị xã Phước Long 118,83 52.300 440 5 phường và 2 xã 11/08/2009 Huyện Bù Đăng 1.503 144.100 96 1 T.T và 15 xã --- Huyện Bù Đốp 377,5 57.020 151 1 T.T và 6 xã 20/02/2003 Huyện Bù Gia Mập 1.061,16 78.105 74 8 xã 11/08/2009 Huyện Chơn Thành 389,49 73.250 188 1 T.T và 8 xã 20/02/2003 Huyện Đồng Phú 935,4 91.850 98 1 T.T và 10 xã --- Huyện Hớn Quản 663,79 100.500 151 13 xã 11/08/2009 Huyện Lộc Ninh 853,95 120.080 140 1 T.T và 15 xã --- Huyện Phú Riềng 674,97 96.185 142 10 xã 15/5/2015

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bình Phước

2.2. Giới thiệu khái quát về Thanh tra Bình Phước 2.2.1. Tổng quan về Thanh tra Bình Phước 2.2.1. Tổng quan về Thanh tra Bình Phước

Thanh tra Bình Phước là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, được thành lập theo Quyết định số 56/QĐ-UBND ngày 06 tháng 01 năm 1997 của UBND tỉnh Bình Phước. Thanh tra tỉnh chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.

Thanh tra tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được dự tóan kinh phí để họat động và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định.

2.2.2. Vị trí, chức năng của thanh tra Bình Phước

Căn cứ Luật thanh tra 2010; Nghị định số 83/2012/NĐ-CP; Quy chế làm việc của Thanh tra tỉnh Bình Phước (ban hành kèm theo Quyết định số 06/2015/QĐ-T.Tr ngày 21/4/2015 của Thanh tra tỉnh Bình Phước).

Thanh tra tỉnh Bình Phước là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công tác thanh tra; tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

2.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh Bình Phước

Thanh tra tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và thực hiện nhiệm vụ quyền hạn cụ thể sau:

1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh:

a) Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng;

b) Dự thảo quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm; chương trình, đề án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao;

c) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể tiêu chuẩn chức danh đối với cấp Trưởng, cấp Phó các tổ chức thuộc Thanh tra tỉnh; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra sở; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra huyện, thị xã.

2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:

a) Dự thảo quyết định, chỉ thị cá biệt về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Dự thảo kế hoạch thanh tra hàng năm và các chương trình, kế hoạch khác theo quy định của pháp luật.

c) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị thuộc Thanh tra tỉnh.

3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

4. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, Giám đốc sở, ban, ngành trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

5. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác tổ chức, nghiệp vụ thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với Thanh tra huyện, thị xã, Thanh tra sở.

6. Về thanh tra:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra của Thanh tra huyện, thị xã, Thanh tra sở;

b) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; thanh tra vụ việc phức tạp có liên quan đến trách nhiệm của nhiều sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập và các cơ quan, đơn vị khác theo kế hoạch được duyệt hoặc đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;

c) Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao;

d) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Chánh Thanh tra tỉnh và của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;

đ) Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, Chánh Thanh tra sở, Chánh Thanh tra huyện, thị xã khi cần thiết;

e) Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Giám đốc sở kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao; quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, Chánh Thanh tra sở, Chánh Thanh tra huyện, thị xã kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;

g) Yêu cầu Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã thanh tra trong phạm vi quản lý của sở, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã không đồng ý thì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

7. Về giải quyết khiếu nại, tố cáo:

a) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện việc tiếp công dân tại trụ sở làm việc theo quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại thanh tra tỉnh bình phước (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)