Mục tiêu hoàn thiện công tác nguồn nhân lực tại Thanh tra tỉnh Bình Phước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại thanh tra tỉnh bình phước (Trang 87 - 89)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

3.3. Mục tiêu hoàn thiện công tác nguồn nhân lực tại Thanh tra tỉnh Bình Phước

Phước.

3.3.1. Mục tiêu tổng quát

Công tác xác định mục tiêu và lựa chọn đối tượng phải đáp ứng tốt được yêu cầu của việc đào tạo cán bộ, song trong công tác không chỉ chú trọng tới việc đào tạo nhằm bổ sung trình độ cán bộ công chức cần có, đào tạo, việc lựa chọn cán bộ đơn thuần là rà soát danh sách cán bộ còn thiếu chỉ tiêu yêu cầu về bằng cấp mà cử đi đào tạo. Thời gian của chương trình đào tạo chủ yếu là ngắn hạn, phụ thuộc vào nội dung của chương trình đào tạo, với hình thức đào tạo trong giờ hoặc ngoài giờ hành chính, đào tạo tại chức cho một số cán bộ. Trong thời gian tới đơn vị tổ cần có sự đổi mới và tiêu chuẩn hóa các yếu tố này.

Công tác lựa chọn cán bộ cho chương trình đào tạo, đặc biệt là cán bộ thanh tra viên là rất quan trọng, việc lựa chọn cán bộ đi đào tạo chỉ dừng ở nhu cầu hiện tại, chưa đánh giá được tình hình và phối hợp với các đơn vị bên dưới để thực hiện lựa chọn cán bộ. Từ yêu cầu thực tiễn công việc, nhiệm vụ khó khăn phức tạp mà đội ngũ cán bộ cơ quan Thanh tra Bình Phước vẫn chưa đáp ứng được, tình trạng làm trái chuyên môn được đào tạo còn khá nhiều, do vậy việc xác định mục tiêu cho công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ có vai trò quan trọng, nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức thanh tra đáp ứng nhu cầu của thực hiện tốt nhiệm vụ kế hoạch chung của cơ quan.

Tăng cường cải cách hành chính, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay”. Nâng cao chất lượng thực thi công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thanh tra kỷ cương, trách nhiệm, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

Đổi mới công tác quản trị NNL trên cơ sở áp dụng các phương pháp quản lý NNL hiện đại, ứng dụng tiến bộ của khoa học nhất là công nghệ thông tin vào quá trình quản lý NNL để nâng cao hiệu quả quản trị NNL, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong điều kiện môi trường làm việc thay đổi nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Mục tiêu chung được xác định trên 3 nội dung chính:

Thứ nhất, xác lập địa vị pháp lý của các cơ quan thanh tra phù hợp với các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hiện nay;

Thứ hai, tăng cường tính tập trung, thống nhất trong tổ chức của các cơ quan thanh tra; tăng cường tính chủ động, chịu trách nhiệm trong hoạt động của các cơ quan thanh tra;

Thứ ba, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thanh tra chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính. Chỉnh đốn và nâng cao chất lượng và trình độ của đội ngũ công chức trong thời đại mới; nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của một bộ phận công chức còn yếu, phong cách làm việc chậm đổi mới; tinh thần phục vụ nhân dân chưa cao.

3.3.2 Mục tiêu cụ thể

Trên cơ sở mục tiêu chung, Chiến lược đưa ra các mục tiêu cụ thể, tương ứng với hai mốc thời gian thực hiện Chiến lược, đó là giai đoạn chính thực hiện Chiến lược và giai đoạn tầm nhìn.

Mục tiêu ở giai đoạn thứ nhất tập trung thực hiện kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế; chuẩn hóa, nâng cao phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức; nâng cao chất lượng các mặt công tác, đặc biệt là tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng và xử lý sau thanh tra trên cơ sở các quy định của Luật Thanh tra và các văn bản pháp luật có liên quan. Đây cũng là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ trong văn bản chỉ đạo định hướng xây dựng Chiến lược.

Mục tiêu phát triển của các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính khá rõ ràng, cả về tổ chức và hoạt động. Tuy nhiên, với các cơ quan thanh tra chuyên ngành, còn chưa thực sự rõ, chưa thấy được mô hình tổ chức, mối liên hệ với cơ quan thanh tra theo cấp hành chính như thế nào. Về hoạt động, các cơ quan thanh tra chuyên ngành không có nhiều sự thay đổi do thực tiễn không có sự chồng chéo,

trùng lắp về phương diện hoạt động với các thiết chế khác. Chiến lược không đưa ra mục tiêu đổi mới mà chỉ nhấn mạnh các cơ quan thanh tra ngành, lĩnh vực tập trung kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, đặc biệt là các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày và lợi ích của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại thanh tra tỉnh bình phước (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)