CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
2.3. Thực trạng hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong cơ quan
2.3.3. Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Thanh tra tỉnh Bình Phước
2.3.3.1. Công tác thu hút nguồn nhân lực tại Thanh tra tỉnh Bình Phước
Phát huy vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của ngành thanh tra, từ khi UBND tỉnh ban hành Quyết định số 73/2011/QĐ-UBND ngày 21/12/2011 của UBND tỉnh Bình Phước về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; thu hút và phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh và Nghị quyết số 25/NQ-HĐND ngày 16/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách đào tạo, bồi dưỡng CBCC, thu hút và phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Thanh tra tỉnh đã triển khai đến toàn thể cán bộ, công chức cơ quan được biết và rà soát tổng hợp danh sách cán bộ, công chức chưa đạt chuẩn theo chức danh đưa ra phương án giải quyết cho phù hợp.
- Về công tác hoạch định nguồn nhân lực.
Từ khi thành lập đến nay, Thanh tra tỉnh Bình Phước chưa xây dựng kế hoạch cũng như chiến lược nào để phát triển NNL. Công tác hoạch định NNL của đơn vị chỉ đơn thuần là vào cuối năm hay khi có yêu cầu đột xuất, trên cơ sở nhiệm vụ giao và chương trình, kế hoạch công tác của ngành, của tỉnh và tình hình thực tế tại đơn vị, Thanh tra tỉnh xây dựng kế hoạch công tác trọng tâm cho năm sau; Bộ phận Tổ chức cán bộ (Văn phòng) tham mưu cho lãnh đạo Thanh tra bố trí. Tuy nhiên, qua số liệu thực tế cho thấy, từ khi thành lập đến nay, Thanh tra tỉnh Bình Phước luôn ở trong tình trạng thiếu hụt biên chế. Vì những lý do chính sau đây:
Thứ nhất, Thanh tra tỉnh không chủ động được tình hình do không có kế hoạch hay chiến lược tổng thể, lâu dài về NNL. Trong khi đó, nền kinh tế đất nước nói chung của tỉnh Bình phước nói riêng không ngừng phát triển.
Thứ hai, trước sức ép phải cách để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, từ năm 2005 đến nay, ngành Thanh tra đã và đang cải cách mạnh mẽ, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, từ cơ chế chính sách, quy trình thủ tục, cơ sở vật chất trang thiệt bị, công nghệ đến tổ chức bộ máy, nhân sự... Mục tiêu cuối cùng là nhằm giảm tối đa thời gian và chi phí cho người dân đến liên hệ công tác. Để thực hiện mục tiêu này, đòi hỏi từng ngày, từng giờ, mỗi cán bộ, công chức Thanh tra phải thực hiện, giải quyết một khối lượng công việc rất lớn so với trước đây, chất lượng công việc cũng được yêu cầu cao hơn rất nhiều…
Thứ ba, Thanh tra tỉnh Bình Phước không tự quyết định số lượng biên chế của mình tăng hay giảm do quyết định vấn đề này thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.
- Công tác phân tích công việc.
Với mục tiêu đổi mới phương thức quản lý NNL, Thực hiện theo công văn số 2957/UBND- NC ngày 22/12/2015 của UBND tỉnh Bình Phước. Về việc xây dựng Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức. Thanh tra Bình Phước đã xây dựng đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức. Mục đích của đề án nhằm rà soát và thống kê lại tất cả các vị trí việc làm hiện có tại từng phòng theo chức năng, nhiệm vụ được giao thông qua bản mô tả công việc của từng vị trí việc làm. Bảng mô tả công việc của vị trí việc làm này về cơ bản có đầy đủ các tiêu chí và nội dung như bảng mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc mà tác giả đã trình bày tại chương 1. Theo đề án này thì Thanh tra tỉnh có 55 vị trí việc làm. Như vậy có thể nói, đơn vị đã bước đầu tiến hành phân tích công việc. Tuy nhiên, bảng mô tả công việc của đơn vị còn một số hạn chế sau:
Thứ nhất, nhiều vị trí việc làm có nội dung tiêu chí đánh hoàn thành công việc còn chung chung, không cụ thể, rõ ràng, nên sẽ khó đánh giá được kết quả công việc và năng lực thực sự của công chức.
Thứ hai, hầu hết các tiêu chuẩn của các vị trí việc làm chỉ nêu được yêu cầu về bằng cấp, số năm kinh nghiệm mà chưa cụ thể hóa được các kỹ năng và mức độ hiểu biết cần thiết để thực hiện công việc.
Thứ ba, các bảng mô tả này chỉ mới là lý thuyết, chưa được đưa vào áp dụng thực tế tại đơn vị.
Như vậy, đơn vị cần khẩn trương thống kê, rà soát, mô tả lại toàn bộ bảng mô tả công việc của từng vị trí việc làm sao cho đầy đủ, rõ ràng, cụ thể. Sau đó triển khai áp dụng trong đơn vị. Đây là cơ sở để bố trí, sắp xếp lại công việc và cũng là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả thực hiện công việc của cán bộ, công chức, góp phần giải quyết bài toán thiếu biên chế hiện nay.
- Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực.
Việc tuyển dụng công chức của Thanh tra tỉnh Bình Phước được dựa vào số biên chế còn trống so với chỉ tiêu được giao. Có sự khác nhau giữa quy trình tuyển dụng công chức và quy trình tuyển dụng NV làm hợp đồng theo NĐ68.
* Tuyển dụng đối với NV làm hợp đồng theo NĐ68: Theo phân cấp quản lý công chức, viên chức trong ngành Thanh tra, thì việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng NV hợp đồng làm các công việc giản đơn theo NĐ68 thuộc thẩm quyền của Chánh Thanh tra, chủ yếu tuyển dụng các vị trí lái xe, bảo vệ, tạp vụ. Tại Thanh tra tỉnh Bình Phước, quy trình tuyển dụng NV làm việc hợp đồng theo NĐ68 khá đơn giản, chủ yếu là dựa vào sự giới thiệu của cán bộ, công chức trong và ngoài đơn vị. Quy trình tuyển dụng như sau: Người xin việc nộp đơn xin việc kèm theo hồ sơ, bằng cấp theo quy định; Bộ phận tổ chức cán bộ chịu trách nhiệm xem xét thẩm định hồ sơ, phỏng vấn người dự tuyển, tiến hành các thủ tục xác minh bằng cấp, lý lịch và nhân thân người dự tuyển (nếu cần thiết); nếu ứng viên đạt yêu cầu, Bộ phận tổ chức cán bộ sẽ tham mưu Chánh Thanh tra ký hợp đồng thử việc trong thời hạn 1 tháng; sau 1 tháng thử việc, trưởng đơn vị nơi ứng viên thử việc báo cáo nhận xét về ứng viên, nếu ứng viên đáp ứng yêu cầu, Bộ phận tổ chức cán bộ tham mưu Lãnh đạo bố trí công việc chính thức; trường hợp ứng viên không đáp ứng yêu cầu, Bộ phận tổ chức cán bộ thông báo cho ứng viên biết về việc không tiếp nhận ứng viên.
* Tuyển dụng công chức: Có 3 hình thức tuyển dụng công chức vào làm việc tại TTrBP đó là: thi tuyển, chuyển ngành và chuyển công tác.
+ Tuyển dụng thông qua thi tuyển: công tác thi tuyển do Sở Nội vụ tham mưu theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ, UBND tỉnh thành lập hội đồng sơ tuyển công chức để thực hiện các công việc: niêm yết các thông tin liên quan đến kỳ thi như thời gian, địa điểm thi; số lượng, tiêu chuẩn bằng cấp, ngành nghề cần tuyển…; thực hiện công tác tiếp nhận, xem xét hồ sơ của ứng viên, phỏng vấn sơ bộ (nếu cần) … và tổng hợp các hồ sơ đạt yêu cầu, báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định; chuyển phiếu báo dự thi cho thí sinh theo danh sách được SNV phê duyệt; thông báo kết quả thi và tiếp nhận ứng viên trúng tuyển theo chỉ đạo của UBND tỉnh
+ Tuyển dụng đối với trường hợp chuyển ngành: là việc tiếp nhận công chức, viên chức từ ngành khác chuyển vào làm việc tại Thanh tra tỉnh Bình Phước. Khi có
ứng viên nộp hồ sơ chuyển ngành đến đơn vị, bộ phận tổ chức cán bộ chịu trách nhiệm xem xét sơ bộ các tiêu chuẩn về bằng cấp, lý lịch, kinh nghiệm, ngoại hình, sức khỏe và quá trình công tác của ứng viên. Nếu ứng viên đáp ứng các quy định của của pháp luật và của ngành, đơn vị sẽ trình Sở Nội vụ thuận chủ trương tiếp nhận ứng viên. Căn cứ vào Quyết định chuyển công tác của Sở Nội vụ, Thanh tra tỉnh sẽ có Quyết định phân công nhiệm vụ đối với công chức mới chuyển đến.
Tình hình biến động nhân sự tại Thanh tra tỉnh Bình Phước từ năm 2012 đến năm 2016 được tổng hợp qua Bảng 2.9
Bảng 2.8: Thống kê tình hình biến động cán bộ, công chức
STT Năm Biên chế được duyệt (người) Biên chế thực tế có mặt (người) Biến động trong năm Biên chế trống (người) Tỷ lệ biên chế có mặt so với được duyệt (%) Tăng (người) Giảm (người) 1 2012 39 36 2 1 1 92,3 2 2013 39 37 2 1 2 94,87 3 2014 45 40 7 4 5 88,88 4 2015 49 44 5 1 4 91,83 5 2016 49 45 0 4 91,83 Cộng 16 7
Nguồn: Bộ phận TCCB (Văn phòng) – số liệu tính đến ngày 31/12/2016
* Nhận xét: Kết quả thống kê cho thấy, trong vòng năm năm gần đây, biên chế thực tế hàng năm của đơn vị đều thấp hơn so với biên chế được giao. Việc thiếu biên chế này do nhiều nguyên nhân như công chức nghỉ hưu, mất, chuyển công tác và do không tuyển dụng được công chức. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là công chức chuyển công tác, chuyển ngành và công tác tuyển dụng công chức gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, trong số 7 công chức giảm từ năm 2012 đến 2016 thì chỉ có 01 trường hợp nghỉ hưu, 6 trường hợp công chức chuyển công tác, chuyển ngành khỏi đơn vị.
Kết quả khảo sát công chức về công tác tuyển dụng và bố trí công việc tại TTrBP qua bảng câu hỏi về các vấn đề liên quan cho kết quả như sau:
Bảng 2.9: Kết quả khảo sát công chức về công tác tuyển dụng và bố trí công việc
STT Nội dung khảo sát
Số khảo sát Mức độ đồng ý Điểm trung bình 1 2 3 4 5
1 Anh/chị được bố trí, phân công
công việc đúng chuyên môn 90 2 10 10 38 30 3,93 2 Công việc của anh/chị được mô tả
rõ ràng 90 0 12 18 40 20 3,76
3 Anh/chị muốn tiếp tục công việc
đang phụ trách 90 0 4 14 32 40 4,2
Nguồn: Kết quả thống kê từ điều tra trực tiếp 90 CBCC( Thanh tra tỉnh, thanh tra chuyên ngành).
* Nhận xét: Tiêu chí bố trí, phân công công việc đúng chuyên môn có số điểm trung bình đạt 3,93 điểm và tiêu chí muốn tiếp tục công việc đang phụ trách đạt số điểm trung bình 4,2, các điểm số này khá cao, cho thấy đa số công chức hài lòng với việc phân công bố trí công việc của đơn vị nên muốn tiếp tục công việc được giao. Kết quả này làm rõ cho nhận định đơn vị thực hiện khá tốt nguyên tắc vì công việc mà bố trí người.
Tiêu chí công việc được mô tả rõ ràng đạt số điểm trung bình là 3,76 cho thấy đa số công chức trong đơn vị đồng ý rằng đơn vị phân công công việc và giao nhiệm vụ cho công chức khá rõ ràng, cụ thể. Tuy nhiên, vẫn còn một số công chức vẫn còn thấy công việc của mình chưa được phân công rõ ràng, cụ thể.
2.3.3.2. Công tác đào tạo và phát triển
Từ khi thành lập đến nay, đơn vị luôn quan tâm tạo mọi điều kiện để cán bộ, công chức được đào tạo nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học. Công tác đào tạo được đơn vị thực hiện theo hai hình thức là cơ quan cử công chức đi đào tạo và cơ quan tạo điều kiện về thời gian để công chức tự tham gia các khóa đào tạo.
Thanh tra tỉnh cử công chức đi đào tạo chủ yếu tập trung ở các lĩnh vực về chuyên môn, nghiệp vụ như: liên thông lên đại học, sau đại học, bồi dưỡng nghiệp vụ Thanh tra chương trình thanh tra viên cao cấp, thanh tra viên chính và thanh tra
viên; bồi dưỡng các lớp quản lý nhà nước hoàn chỉnh kiến thức theo tiêu chuẩn ngạch công chức, lý luận chính trị, kỹ năng quản lý đối với công chức lãnh đạo, công chức được quy hoạch các chức danh lãnh đạo; các nội dung đào tạo khác như: ngoại ngữ, tin học, đấu thầu, quản lý dự án, văn thư, quản lý chất lượng, văn hóa ứng xử...
Thanh tra tỉnh cũng rất quan tâm và tạo điều kiện tối đa cho công chức trong đơn vị tự học tập để nâng cao trình độ, nhất là đối với công chức có trình độ cao đẳng học liên thông lên đại học và trường hợp có trình độ đại học đi học thạc sỹ. Tùy theo điều kiện và khả năng kinh phí của từng năm, đơn vị tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ toàn bộ hay một phần kinh phí theo quy định của ngành. Kết quả đào tạo từ năm 2012 đến 2016 của đơn vị thể hiện ở bảng 2.10
Bảng 2.10: Thống kê kết quả đào tạo công chức từ năm 2011 đến năm 2016
STT Năm
Học tin học, ngoai ngữ và nghiệp vụ thanh
tra (lượt người)
QLNN (lượt người)
Đào tạo theo tiêu chuẩn
ngạch và chức danh lãnh đạo
(lượt người)
Đào tạo đại học, sau hại học (lượt người) Đại học Thạc sỹ Tiến sỹ 1 2012 9 3 4 2 2 2013 6 4 5 2 1 3 2014 6 6 3 4 2015 2 5 2 5 2016 8 5 10 1 Tổng 35 23 24 4 2
Nguồn: Bộ phận TCCB (Văn phòng) – số liệu tính đến ngày 31/12/2016
* Nhận xét: Bảng thống kê cho thấy, từ năm 2011 đến năm 2016, đơn vị đã cử, tạo điều kiện cho 85 lượt công chức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng. Trong đó, bồi dưỡng nghiệp vụ Thanh tra, tin học và ngoại ngữ: 35 lượt công chức, QLNN: 23 lượt công chức, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch và chức danh: 24 lượt
công chức, đào tạo hoàn chỉnh kiến thức đại học: 04 người, thạc sỹ: 02 người. Như vậy, trung bình mỗi năm Thanh tra Bình Phước cử 6 lượt công chức đi đào về nghiệp vụ Thanh tra và nghiệp vụ khác.
Qua đào tạo, bồi dưỡng, công chức tiếp thu được nhiều kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng mới để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác đào tạo của đơn vị vẫn còn có một số hạn chế, bất cập như sau:
Một là, nội dung đào tạo tuy đã được mở rộng nhưng chưa bao quát được hết các chức năng, nghiệp vụ quản lý thanh tra nên nhiều lĩnh vực, công chức thanh tra chưa thực sự thành thạo, chuyên nghiệp do đó vẫn còn lúng túng, quá hạn trong công tác tham mưu xử lý đơn thư tồn đọng, phức tạp kéo dài…
Hai là, việc đào tạo lý luận chính trị còn khó khăn do đơn vị phải căn cứ vào chủ trương mở lớp và chỉ tiêu đào tạo của tỉnh. Trong khi đó số lượng cán bộ lãnh đạo và cán bộ quy hoạch có nhu cầu đào tạo lý luận chính trị nhiều.
Ba là, đơn vị có thực hiện nhưng chưa triệt để công tác đánh giá sau đào tạo, chưa có biện pháp để phát huy hết năng lực của người được đào tạo. Một số cán bộ được cử đi đào tạo chuyên sâu nhưng sau khi được đào tạo lại khó sắp xếp công việc phù hợp với lĩnh vực được đào tạo.
Bốn là, do đơn vị khó khăn về biên chế nên xảy ra tình trạng cử không đúng thành phần, đối tượng theo quy định chiêu sinh của đơn vị tổ chức lớp học. Chất lượng và hiệu quả một số lớp đào tạo chưa cao.
Kết quả khảo sát chức năng đào tạo của Thanh tra tỉnh Bình Phước thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.11: Kết quả khảo sát công chức về công tác đào tạo
STT Nội dung khảo sát
Số khảo sát Mức độ đồng ý Điểm trung bình 1 2 3 4 5 1
Kiến thức được đào tạo giúp ích trong công việc, đáp ứng được yêu cầu công việc hiện tại
90 0 4 16 46 24 4,0
2 Việc đào tạo là đúng người, đúng
chuyên ngành 90 0 4 20 40 26
3,9 8
3 Công tác đào tạo được tổ chức
thường xuyên 90 0 6 14 46 24
3,9 8