Giải pháp hoàn thiện hoạt động phân tích công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại thanh tra tỉnh bình phước (Trang 89 - 90)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

3.4. Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Thanh tra tỉnh Bình

3.4.1. Giải pháp hoàn thiện hoạt động phân tích công việc

* Cơ sở của giải pháp: Khảo sát bản tự đánh giá kết quả công việc năm 2016 tại đơn vị cho thấy: một số có khối lượng công việc phát sinh khá nhiều nên nhiều công chức phải làm thêm giờ, kể cả thứ bảy và chủ nhật mới có thể hoàn thành nhiệm vụ, một số có khối lượng công việc phát sinh tương đối ít, nên một số công chức tuy có vị trí việc làm nhưng đã không được sử dụng hết quỹ thời gian và công suất làm việc. Vì vậy, cần phải xem xét khối lượng công việc (sản phẩm đầu ra) của từng công chức, từng vị trí việc làm, tại từng đơn vị để bố trí sắp xếp lại cho phù hợp, tránh trường hợp một số người phải làm việc quá nhiều, quá sức, trong khi một số người khác lại không được sử dụng hết công suất.

* Mục tiêu của giải pháp: Phân công, bố trí công việc một cách hợp lý nhất để phát huy hết khả năng, tiềm năng và hiệu quả NNL hiện có; hạn chế sai sót đối với những công chức phải làm quá nhiều việc, đồng thời tránh sự nhàm chán của đối với những công chức có quá ít việc phải làm; đảm bảo tính công bằng và khắc phục tình trạng thiếu biên chế tại đơn vị.

* Đề xuất giải pháp:

- Trước mắt, trong năm 2018: Trên cơ sở bản tự đánh giá phân loại hàng tháng của từng công chức và bản mô tả công việc, bản tiêu chuẩn công việc được hoàn chỉnh như đã trình bày ở phần giải pháp về phân tích công việc, đơn vị xác định khối lượng công việc của từng vị trí việc làm trong cả năm 2017, từ đó xác định sản phẩm đầu ra bình quân của mỗi quý, mỗi tháng; xác định thời gian cần thiết để hoàn thành 01 công việc (sản phẩm) đối với một công chức có năng lực trung bình, trong điều kiện lao động bình thường. Từ đó xác định số lượng lao động cần thiết cho từng vị trí việc làm. Trên cơ sở đó, nếu vị trí việc làm có số lượng lao

động cần thiết ít hơn 01 người, thì có thể bố trí một người đảm nhiệm nhiều vị trí công việc. Đối với vị trí việc làm có số lượng lao động cần thiết lớn hơn 01 người thì cần phải bổ sung thêm người để thực hiện công việc đó. Sau khi thực hiện các bước trên, có phòng sẽ phải bố trí ít người hơn. Đồng thời, cũng có phòng sẽ được bổ sung thêm người có năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng, sở trường và khả năng phát triển, khả năng chịu đựng áp lực của từng công chức.

- Độ khó của từng công việc là khác, chẳng hạn như công tác tham mưu, hoạch định thường khó hơn, phức tạp hơn và cần nhiều thời gian hơn so với công tác thực thi chính sách, thực hiện công việc theo quy trình, thủ tục.

- Dự kiến khối lượng công việc hiện tại, công việc mới sẽ phát sinh trong tương lai.

* Lợi ích của giải pháp: Phân công, bố trí công việc được khoa học, hợp lý nhất, phát huy hết sở trường, năng lực, hiệu suất làm việc của công chức. Tạo điều kiện cho công chức có điều kiện nghỉ ngơi, nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ và hạn chế sai sót trong công việc, đảm bảo công bằng giữa mọi người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại thanh tra tỉnh bình phước (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)