Cách đây 25 năm, năm 1990, KBNN Tp. Hồ Chí Minh được thành lập và chính thức đi vào hoạt động. Trong suốt chặng đường hoạt động, dưới sự lãnh đạo của Bộ Tài chính, KBNN, sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan có liên quan, bằng sự nỗ lực không mệt mỏi của các thế hệ CBCC , KBNN Tp. Hồ Chí Minh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương.
Về công tác tổ chức bộ máy, đào tạo cán bộ
Bố trí sắp xếp cán bộ được coi là một khâu quyết định cho sự ổn định và phát triển, qua hơn 25 năm hoạt động, đội ngũ CBCC KBNN Tp.Hồ Chí Minh không ngừng lớn mạnh phát triển cả về số lượng và chất lượng. KBNN Tp.Hồ Chí Minh luôn chú trọng công tác củng cố bộ
máy, kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, bố trí cán bộ đúng năng lực, sở trường, thực hiện nghiêm túc chế độ luân phiên công việc và luân chuyển cán bộ theo đúng quy định. Trong những năm qua, nhiều cán bộ đã trưởng thành và được đề bạt bổ nhiệm vào các chức vụ quan trọng Trưởng, Phó phòng nghiệp vụ, Giám đốc, Phó Giám đốc KBNN quận, huyện...
Hiện tại bộ máy hoạt động tại KBNN Tp. Hồ Chí Minh là Ban Giám Đốc và các khối văn phòng. Cụ thể hiện nay KBNN Tp. Hồ Chí Minh có Ban Giám đốc gồm 5 người (1 Giám đốc và 4 Phó Giám đốc):
- Giám đốc KBNN Tp. Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc KBNN về toàn bộhoạt động của KBNNtrên địa bàn.
- Phó Giám đốc KBNN Tp. Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm trước Giám đốc vềlĩnh vực công tác được phân công.
Và Khối văn phòng bao gồm:
- Các phòng thuộc KBNN Tp. Hồ Chí Minh làm việc theo chế độchuyên viên. -Điều hành các phòng là Trưởng phòng, giúp việc trưởng phòng có các phó phòng. - Trưởng phòng chịu trách nhiệm toàn diện trước Giám đốc KBNN Tp. Hồ Chí Minh về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; quản lý tài sản, hồ sơ, tài liệu, cán bộ, công chức, lao động LĐ của phòng mình quản lý.
- Các Phó trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng vềlĩnhvực công tác được phân công.
Ngoài ra, KBNN Tp. Hồ Chí Minh có 24 KBNN Quận huyện trực thuộc tại 24 Quận, huyện thuộc Tp. Hồ Chí Minh và tại mỗi KBNN Quận, huyện có 1 Giám đốc và 1 Phó Giám đốc. Giám đốc KBNN Quận, huyện chịu trách nhiệm toàn diện trước giám đốc KBNN Tp. Hồ Chí Minh về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, quản lý tiền, tài sản, hồ sơ, tài liệu, cán bộ, công chức, lao động LĐ tại đơn vị. Và Phó giám đốc KBNN huyện chịu trách nhiệm trước giám đốc KBNNQuận, huyện về lĩnh vực công tác được phân công.
Quản lý hoạt động thu ngân sách
Thu ngân sách là một nhiệm vụ rất quan trọng của KBNN Tp. Hồ Chí Minh là tập trung các nguồn thu, thu đúng, thu đủ, chính xác. Đồng thời thực hiện phân bổ và điều tiết các nguồn thu cho các cấp ngân sách, đảm bảo phân cấp quản lý và sử dụng đúng luật. Thu ngân sách bao gồm:
+ Thu ngoài Ngân sách: Các khoản thu từ vay các quỹ dữ trữ, các quỹ của các tổ chức tài chính tín dụng khác.
+ Thu trong Ngân sách: Nguồn thu này bao gồm 3 nguồn thu chính là thu nội địa, thu từ dầu thô và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu.
KBNN Tp. Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối hợp cùng với Cơ quan Thuế, Hải quan và các cơ quan khác được Chính phủ, Bộ Tài chính(sau đây gọi chung là cơ quan thu) giao nhiệm vụ tổ chức thu NSNN và quản lý các khoản thu NSNN, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các đối tượng thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN đầy đủ, kịp thời.
- Kinh phí từ các nguồn thu và dịch vụ khác. Nguồn này được hình thành từ các khoản phí, lệ phí khi giao dịch theo chế độ quy định và các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. KBNN Tp. Hồ Chí Minh được tự chủ nguồn này để bổ sung nguồn kinh phí quản lý hành chính giao thựchiện chế độ tự chủ do NSNN cấp.
Kết thúc năm ngân sách, sau khi đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao, KBNN Tp. Hồ Chí Minh có số chi thực tế thấp hơn dự toán kinh phí quản lý hành chính được giao để thực hiện chế độ tự chủ thì phần chênh lệch này được xác định là kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được.
Quản lý hoạt động chi ngân sách
- Chi cho hoạt động quản lý hành chính tại cơ quan: KBNN Tp. Hồ Chí Minh hạch toán các khoản chi theo hệ thống mục lục ngân sách nhà nước. Tất cả các khoản chi và mức chi theo từng nguồn thu đều tuân theo quy chế chi tiêu nội bộ do KBNN Tp. Hồ Chí Minh lập ra dựa trên các quy định của Bộ Tài chính và các bộ ngành liên quan.
- Chi NSNN cho các đơn vị trên địa bàn: Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối sử dụng quĩ ngân sách nhà nước theo nguyên tắc không hoàn trả một cách trực tiếp, nhằm mục đích thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ cụ thể. Căn cứ theo yếu tố thời hạn và phương thức quản lý thì chi NSNN bao gồm 4 loại sau:
+ Nhóm chi thường xuyên bao gồm các khoản chi nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của nhà nước;
+ Nhóm chi đầu tư phát triển là các khoản chi dài hạn nhằm làm tăng cơ sở vật chất của đất nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế;
+ Nhóm chi trả nợ và viện trợ bao gồm các khoản chi để nhà nước thực hiện nghĩa vụ
trả nợ các khoản đã vay trong nước, vay nước ngoài khi đến hạn và các khoản chi làm nghĩa vụ quốc tế;
+ Nhóm chi dự trữ là những khoản chi ngân sách nhà nước để bổ sung quỹ dự trữ nhà nước và quỹ dự trữ tài chính.
Từ nhiều năm qua, KBNN Tp. Hồ Chí Minh luôn là đơn vị dẫn đầu trong cả nước về khối lượng công việc và doanh số họat động. Tính ra, doanh số họat động bình quân của KBNN Tp. Hồ Chí Minh đạt trên 239.300 tỷ đồng/n ăm và bình quân mỗi ngày phải tiếp từ 11.700 – 13.500 khách hàng đến giao dịch. Hiện nay có trên 2930 đơn vị mở tài khoản giao dịch tại KBNN Tp. Hồ Chí Minh, với trên 7320 tài khoản giao dịch.
Khách hàng giao dịch tại KBNNTp. Hồ Chí Minhlà các đơn vị sử dụng hoặc được hỗ trợ bởi ngân sách Nhà nước; các đơn vị, tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thu các khoản phí, lệ phí, thu xử phạt hành chính, tịch thu theo quy định; các đơn vị, cá nhân khác mở tài khoản tại KBNN theo quy định của cơ quan có thẩm quyền hoặc theo quyết định của Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước. Ngoài ra còn có khách hàng đến nộp thuế vào NSNN theo quyết định của các cơ quan thu: Thuế, Hải quan và các cơ quan khác được Chính phủ, Bộ Tài chính quy định.
định cụ thể nhiệm vụ, quy trình hoạt động của từng bộ phận, tuy nhiên nhân viên chỉ cố gắng làm đúng, không bị sai sót mỗi khi có kiểm tra, chứ không biết mục tiê u của cơ quan là gì và