Thiết kế nghiên cứ u

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống kiểm soát nội bộ tại các kho bạc nhà nước trên địa bàn tp hồ chí minh thực trạng và giải pháp hoàn thiện​ (Trang 38 - 41)

3.1.1Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp gồm: (1) Nghiên cứu định tính và (2) Nghiên cứu định lượng. Đối tượng nghiên cứu là các KBNN thuộc Tp. Hồ Chí Minh.

Nghiên cứu định tính: là một dạng nghiên cứu khám phá trong đó dữ liệu được thu thập ở dạng định tính. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phương pháp thảo luận nhóm tập trung với các lãnhđạo, cán bộ công chức, các chuyên viên của các kho bạc trên địa bàn thành phố, tham khảo ý kiến các giảng viên, thu thập tài liệu từ sổ điều chỉnh, sổ từ chối khách hàng, bài viết trên diễn đàn KBNN Tp. Hồ Chí Minh nhằm khám phá ra các nhân tố của hệ thống kiểm soát nội bộ để hoàn thiện hơn hệ thống ki ểm soát nội bộ tại các kho bạc tại Tp. Hồ Chí Minh .

Trên cơ sở các thông tin có được sau khi thảo luận nhóm, các biến của thang đo được kiểm định và bổ sung phù hợp với điều kiện hoạt động KSNB tại kho bạc. Từ đó, hình thành bảng hỏi và bảng hỏi này được xây dựng dựa trên cơ sở mô hình nghiên cứu của đề tài nhằm thu thập thông tin đưa vào phân tích và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.

Nghiên cứu định lượng: được thực hiện thông qua số liệu thu thập từ bảng câu hỏi được phát trực tiếp cho các lãnh đạo phỏng vấn. Các lãnh đạo là những giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng, phó phòng các kho bạc quận, huyện và một số nhân viên có chuyên môn sâu trong từng nghiệp vụ ảnh hưởng đến HTKSNB… Các câu hỏi được đo lường dựa trên thang đo Likert 5 mức độ. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp lấy mẫu định mức kết hợp với thuận tiện. Lý do tác giả chọn phương pháp lấy mẫu phi xác suất này là nhằm tiết kiệm thời

gian và chi phí, đồng thời mẫu vẫn có thể đại diện cho đám đông nghiên cứu. Mẫu được chọn theo nhóm cụ thể được phân ra như sau:

Nhóm 1: Kho bạcQ.1, Kho bạc Q.3, Kho bạc Q.5.

Nhóm 2: Kho bạcQ.10, Kho bạc Q.11, Kho bạcQ.Tân Bình. Nhóm 3: Kho bạcQ.12, Kho bạc Q.Tân Phú, Kho bạcH.Hóc Môn.

Nghiên cứu được thực hiện vào tháng 12 năm 2014 với số lượng mẫu là khoảng 125. Thang đo được kiểm định sơ bộ bằng công cụ thống kê mô tả, hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) với phần mềm SPSS phiên bản 20.0. Phân tích tương quan, hồi quy tuyến tính được sử dụng để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.

Phương pháp xử lý dữ liệu: dữ liệu nghiên cứu được tiến hành xử lý theo các bước sau: (1) Đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha (α). Qua đó, các biến có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và thang đo sẽ được chấp nhận khi hệ số Alpha lớn hơn 0.60 (Theo Nunnally & Bernstein, 1994).

(2) Phân tích nhân tố EFA chỉ sử dụng khi hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) phải lớn hơn 0.50 (trích Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 397). Sau khi phân tích nhân tố, tiến hành loại các biến có trọng số EFA nhỏ; kiểm tra nhân tố trích và phương sai trích.

(3) Những nhân tố nào tồn tại sẽ được đưa vào phân tích tương quan để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến. Sau đó, tác giả tiến hành phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết nghiên cứu.

(4) Xây dựng mô hình có dạng:Y = β0 +β1.X1+β2.X2+β3.X3+β4.X4+β5.X5.

Dùng số liệu quan sát để ước lượng ảnh hưởng của biến độc lập lên giá trị trung bình của biến phụ thuộc. Từ các tham số ước lượng được các tác động ản h hưởng, thực hiện các dự báo và đưa ra các khuyến nghị về giải pháp hoàn thiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống kiểm soát nội bộ tại các kho bạc nhà nước trên địa bàn tp hồ chí minh thực trạng và giải pháp hoàn thiện​ (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)