Thực hiện nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống kiểm soát nội bộ tại các kho bạc nhà nước trên địa bàn tp hồ chí minh thực trạng và giải pháp hoàn thiện​ (Trang 43)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Thực hiện nghiên cứu định lượng

Thời gian tiến hành phỏng vấn từ ngày 01/12/2014 cho đến ngày 30/1/201 5.

Tác giả nghiên cứu và gặp gỡ trực tiếp các lãnhđạo để phỏng vấn và đề nghị trả lời bảng câu hỏi. Tổng số phiếu điều tra phát ra là 125 phiếu.

Mục tiêu của cuộc khảo sát này là thu thập các thông tin sơ cấp để tiến hành phân tích, đánh giá. Các thông tin sơ cấp này rất quan trọng sẽ trở thành dữ liệu chính cho quá trình nghiên cứu của đề tài. Chính vì tính quan trọng cũng như sự yêu cầu chính xác của thông tin nên trong quá trình thu thập dữ liệu tác giả nghiên cứu đã giải thích rất chi tiết, cặn kẽ cho đối tượng khảo

sát nhằm giúp họ hiểu ý nghĩa của từng yếu tố. Sau khi phỏng vấn xong, tác giả nghiên cứu rà soát tất cả các câu hỏi nếu phát hiện có câu hỏi nào chưa được trả lời thì sẽ đề nghị phỏng vấn lại nội dung câu hỏi đó nhằm hoàn chỉnh phiếu khảo sát.

Sau khi hoàn chỉnh điều tra, tiếp theo tác gải tiến hành làm sạch dữ liệu. Những bảng câu hỏi chưa được trả lời đầy đủ sẽ bị loại để kết quả phân tích không bị sai lệch. Sau khi nhập liệu, sử dụng bảng tần số để phát hiện những ô trống hoặc những giá trị trả lời không nằm trong thang đo, khi đó, cần kiểm tra lại bảng câu hỏi và hiệu chỉnh cho hợp lý (có thể loại bỏ phiếu này hoặc nhập liệu lại cho chính xác).

Để sử dụng EFA chúng ta cần kích thước mẫu lớn. Trong EFA, kích thước mẫu thường được xác định dựa vào (1) kích thước tối thiểu và (2) số lượng biến đo lường đưa vào phân tích. Hair & ctg (2006) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát/biến đo lường là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu là 5 quan sát, tốt nhất là 10:1 trở lên ( Trích Nguyễn Đình Thọ, 2011). Như vậy, theo nghiên cứu này có 30 biến quan sát. Theo Hair & ctg (2006) kích thước mẫu cần thiết cho nghiên cứu này là từ 250 đến 500. Vì vậy, để đạt được kích thước mẫu đề ra và đảm bảo cho kết quả nghiên cứu đại diện cho tổng thể, tác giả đã tiến hành gửi 125 bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp đến các lãnhđạo và đồng nghiệp tại cácKho bạc TP.HCM và thu về được 119 mẫu hợp lệ (có 06 mẫu bị loại do các lãnh đạo và đồng nghiệp không đánh đầy đủ thông tin, hoặc bỏ nhiều ô trống hoặc đánh nhiều lựa chọn trong cùng một câu hỏi).

Bảng 3.1: Tình hình thu thập dữ liệu nghiên cứu định lượng

Mô tả Số lượng (bảng) Tỷ lệ (%)

Số bảng câu hỏi phát ra 125 -

Số bảng câu hỏi thu về 125 100

Trong đó Số bảng câu hỏi hợp lệ 119 95,2

Nguồn:Phân tích dữ liệu –phụ lục số 4

Ngoài ra, khi nhìn vào bảng 3.3 ta thấy: Tỷ lệ nhân viên kế toán viên, kiểm ngân, và chuyên viên trong mẫu nghiên cứu là cao nhất (15,1%), tươngứng 54 nhân viên. Đứng thứ hai là nhân viên thủ quỹ (14,3%), và cuối cùng nhóm lãnh đạo là các anh chị giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng, phó phòng (10,1%), tương ứng với 36 người.

Bảng 3.2: Thống kê mẫu về đặc điểm chức vụ

Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Phần trăm hợp lệ Phần trăm Tích lũy Đặc điểm Giam Doc 12 10.1 10.1 10.1

Pho Giam Doc 12 10.1 10.1 20.2

Truong Phong 12 10.1 10.1 30.3 Pho Phong 12 10.1 10.1 40.3 Ke toan vien 18 15.1 15.1 55.5 Kiem ngan 18 15.1 15.1 70.6 Chuyen vien 18 15.1 15.1 85.7 Thu quy 17 14.3 14.3 100.0 Tổng cộng 119 100.0 100.0 Nguồn:Phân tích dữ liệu –phụ lục số 4 3.3 TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng và đánh giá thang đo lường các khái niệm nghiên cứu, kiểm định mô hình lý thuyết.

Phương pháp nghiêncứu được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn lãnhđạo, chuyên viên các phòng liên quan và đại diện CBCC kho bạc ở một số quân huyện. Kết quả thảo luận nhóm là xây dựng thang đo chính thức để khảo sát 119 mẫu. Thang đo chính thức được nhóm thông qua gồm có 5 nhân tố tác động đến HTKSNB. Chương này cũng trình bày kết quả nghiên cứu chính thức bao gồm mô tả thông tin về mẫu của nghiên cứu định lượng. Chương tiếp theo sẽ trình bày phương pháp phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu.

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ KHẢO SÁTCÁC NHÂN TỐ CẤU THÀNH KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC KHO BẠC NHÀ NƯỚC

TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH

Chương 3 đã trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng và đánh giá các thang đo lường, cũng như tình hình thu thập số liệu các bảng câu hỏi để phục vụ cho công tác nghiên cứu. Chương 4 sẽ trình bày thực trạng và kết quả kiểm định các thang đo, kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng.

4.1 Giới thiệu về Kho bạc nhà nước TP.HCM

-Tên đơn vị: KBNN TP.HCM. -Địa chỉ: 37 Nguyễn Huệ-Phường Bến Nghé - Quận 1 - TP.HCM. -Điện thoại: (08) 93.151.060. - Fax: (08) 93.151.060. - Website: http://hochiminh.mn.kho bạcnn.vn. - Logo: 4.1.1 Cơ sở pháp lý

Hoạt động hiện nay của KBNN Tp. Hồ Chí Minh căn cứ vào cơ sở pháp lý sau: Quyết định 210 QĐ/BTC ngày 16 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng BTC quy định Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của tổchức KBNN Tỉnh.

4.1.2 Vị trí và chức năng

KBNN Tp. Hồ Chí Minh là tổ chức trực thuộc Kho bạc NN, có chức năng thực hiện nhiệm vụKBNNtrên địa bàn theo quy định của pháp luật.

KBNN Tp. Hồ Chí Minh có tư cách pháp nhân, có trụsở, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Ngân hàng nhà nước Việt Nam Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh, các KBNN Quận, huyện

trực thuộc KBNN Tp. Hồ Chí Minh được mở tài khoản tại các ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn đểthực hiện giao dịch, thanh toán.

4.1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn

- Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra KBNNQuận, huyện thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quy định và hướng dẫn của KBNN.

- Tập trung các khoản thu NSNN trên địa bàn, hạch toán các khoản thu cho các cấp ngân sách.

- Tổ chức thực hiện chi NSNN, kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật; có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủcácđiều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm vềquyết định của mình.

- Quản lý quỹngân sách, quỹdự trữtài chính và các quỹ khác được giao quản lý; quản lý các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thếchấp theo quyết định củacơ quan nhà nước có thẩm quyền;

4.1.4Cơ cấu tổ chức

Cách đây 25 năm, năm 1990, KBNN Tp. Hồ Chí Minh được thành lập và chính thức đi vào hoạt động. Trong suốt chặng đường hoạt động, dưới sự lãnh đạo của Bộ Tài chính, KBNN, sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan có liên quan, bằng sự nỗ lực không mệt mỏi của các thế hệ CBCC , KBNN Tp. Hồ Chí Minh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương.

Về công tác tổ chức bộ máy, đào tạo cán bộ

Bố trí sắp xếp cán bộ được coi là một khâu quyết định cho sự ổn định và phát triển, qua hơn 25 năm hoạt động, đội ngũ CBCC KBNN Tp.Hồ Chí Minh không ngừng lớn mạnh phát triển cả về số lượng và chất lượng. KBNN Tp.Hồ Chí Minh luôn chú trọng công tác củng cố bộ

máy, kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, bố trí cán bộ đúng năng lực, sở trường, thực hiện nghiêm túc chế độ luân phiên công việc và luân chuyển cán bộ theo đúng quy định. Trong những năm qua, nhiều cán bộ đã trưởng thành và được đề bạt bổ nhiệm vào các chức vụ quan trọng Trưởng, Phó phòng nghiệp vụ, Giám đốc, Phó Giám đốc KBNN quận, huyện...

Hiện tại bộ máy hoạt động tại KBNN Tp. Hồ Chí Minh là Ban Giám Đốc và các khối văn phòng. Cụ thể hiện nay KBNN Tp. Hồ Chí Minh có Ban Giám đốc gồm 5 người (1 Giám đốc và 4 Phó Giám đốc):

- Giám đốc KBNN Tp. Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc KBNN về toàn bộhoạt động của KBNNtrên địa bàn.

- Phó Giám đốc KBNN Tp. Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm trước Giám đốc vềlĩnh vực công tác được phân công.

Và Khối văn phòng bao gồm:

- Các phòng thuộc KBNN Tp. Hồ Chí Minh làm việc theo chế độchuyên viên. -Điều hành các phòng là Trưởng phòng, giúp việc trưởng phòng có các phó phòng. - Trưởng phòng chịu trách nhiệm toàn diện trước Giám đốc KBNN Tp. Hồ Chí Minh về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; quản lý tài sản, hồ sơ, tài liệu, cán bộ, công chức, lao động LĐ của phòng mình quản lý.

- Các Phó trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng vềlĩnhvực công tác được phân công.

Ngoài ra, KBNN Tp. Hồ Chí Minh có 24 KBNN Quận huyện trực thuộc tại 24 Quận, huyện thuộc Tp. Hồ Chí Minh và tại mỗi KBNN Quận, huyện có 1 Giám đốc và 1 Phó Giám đốc. Giám đốc KBNN Quận, huyện chịu trách nhiệm toàn diện trước giám đốc KBNN Tp. Hồ Chí Minh về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, quản lý tiền, tài sản, hồ sơ, tài liệu, cán bộ, công chức, lao động LĐ tại đơn vị. Và Phó giám đốc KBNN huyện chịu trách nhiệm trước giám đốc KBNNQuận, huyện về lĩnh vực công tác được phân công.

Quản lý hoạt động thu ngân sách

Thu ngân sách là một nhiệm vụ rất quan trọng của KBNN Tp. Hồ Chí Minh là tập trung các nguồn thu, thu đúng, thu đủ, chính xác. Đồng thời thực hiện phân bổ và điều tiết các nguồn thu cho các cấp ngân sách, đảm bảo phân cấp quản lý và sử dụng đúng luật. Thu ngân sách bao gồm:

+ Thu ngoài Ngân sách: Các khoản thu từ vay các quỹ dữ trữ, các quỹ của các tổ chức tài chính tín dụng khác.

+ Thu trong Ngân sách: Nguồn thu này bao gồm 3 nguồn thu chính là thu nội địa, thu từ dầu thô và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu.

KBNN Tp. Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối hợp cùng với Cơ quan Thuế, Hải quan và các cơ quan khác được Chính phủ, Bộ Tài chính(sau đây gọi chung là cơ quan thu) giao nhiệm vụ tổ chức thu NSNN và quản lý các khoản thu NSNN, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các đối tượng thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN đầy đủ, kịp thời.

- Kinh phí từ các nguồn thu và dịch vụ khác. Nguồn này được hình thành từ các khoản phí, lệ phí khi giao dịch theo chế độ quy định và các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. KBNN Tp. Hồ Chí Minh được tự chủ nguồn này để bổ sung nguồn kinh phí quản lý hành chính giao thựchiện chế độ tự chủ do NSNN cấp.

Kết thúc năm ngân sách, sau khi đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao, KBNN Tp. Hồ Chí Minh có số chi thực tế thấp hơn dự toán kinh phí quản lý hành chính được giao để thực hiện chế độ tự chủ thì phần chênh lệch này được xác định là kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được.

Quản lý hoạt động chi ngân sách

- Chi cho hoạt động quản lý hành chính tại cơ quan: KBNN Tp. Hồ Chí Minh hạch toán các khoản chi theo hệ thống mục lục ngân sách nhà nước. Tất cả các khoản chi và mức chi theo từng nguồn thu đều tuân theo quy chế chi tiêu nội bộ do KBNN Tp. Hồ Chí Minh lập ra dựa trên các quy định của Bộ Tài chính và các bộ ngành liên quan.

- Chi NSNN cho các đơn vị trên địa bàn: Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối sử dụng quĩ ngân sách nhà nước theo nguyên tắc không hoàn trả một cách trực tiếp, nhằm mục đích thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ cụ thể. Căn cứ theo yếu tố thời hạn và phương thức quản lý thì chi NSNN bao gồm 4 loại sau:

+ Nhóm chi thường xuyên bao gồm các khoản chi nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của nhà nước;

+ Nhóm chi đầu tư phát triển là các khoản chi dài hạn nhằm làm tăng cơ sở vật chất của đất nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế;

+ Nhóm chi trả nợ và viện trợ bao gồm các khoản chi để nhà nước thực hiện nghĩa vụ

trả nợ các khoản đã vay trong nước, vay nước ngoài khi đến hạn và các khoản chi làm nghĩa vụ quốc tế;

+ Nhóm chi dự trữ là những khoản chi ngân sách nhà nước để bổ sung quỹ dự trữ nhà nước và quỹ dự trữ tài chính.

Từ nhiều năm qua, KBNN Tp. Hồ Chí Minh luôn là đơn vị dẫn đầu trong cả nước về khối lượng công việc và doanh số họat động. Tính ra, doanh số họat động bình quân của KBNN Tp. Hồ Chí Minh đạt trên 239.300 tỷ đồng/n ăm và bình quân mỗi ngày phải tiếp từ 11.700 – 13.500 khách hàng đến giao dịch. Hiện nay có trên 2930 đơn vị mở tài khoản giao dịch tại KBNN Tp. Hồ Chí Minh, với trên 7320 tài khoản giao dịch.

Khách hàng giao dịch tại KBNNTp. Hồ Chí Minhlà các đơn vị sử dụng hoặc được hỗ trợ bởi ngân sách Nhà nước; các đơn vị, tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thu các khoản phí, lệ phí, thu xử phạt hành chính, tịch thu theo quy định; các đơn vị, cá nhân khác mở tài khoản tại KBNN theo quy định của cơ quan có thẩm quyền hoặc theo quyết định của Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước. Ngoài ra còn có khách hàng đến nộp thuế vào NSNN theo quyết định của các cơ quan thu: Thuế, Hải quan và các cơ quan khác được Chính phủ, Bộ Tài chính quy định.

định cụ thể nhiệm vụ, quy trình hoạt động của từng bộ phận, tuy nhiên nhân viên chỉ cố gắng làm đúng, không bị sai sót mỗi khi có kiểm tra, chứ không biết mục tiê u của cơ quan là gì và không có ý thức tự phấn đấu trong công việc. Mỗi năm KBNN Tp. Hồ Chí Minh có gởi thư lấy ý kiến khách hàng theo qu y định của ISO. Tuy nhiên kết quả đôi khi chỉ là hình thức, chưa phản ánh đúng thực tế về mục tiêu khách hàng.

4.2 Khảo sát thực nghiệm và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đơn vị kho bạc tạiTP. HỒ CHÍ MINH TP. HỒ CHÍ MINH

4.2.1 Nhântố môi trường kiểm soát

Qua kết quả khảo sát tại các đơn vị kho bạc đánh giá thực trạng về môi trường kiểm soát., kết quả ở bảng 4.1 (Tham khảo phụ lục 4) cho thấy, thang đo nhân tố MTKS được đo lường qua 5 biến quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha) lần 1 là 0. 772 > 0.7. Đồng thời, cả 5 biến quan sát đều có tương quan biến tổng > 0.3. Như vậy, thang đo nhân tố MTKSđáp ứng độ tin cậy.

Đồng thời, ta thấy chỉ số mean củacâu hỏi “MTKS5: NV luôn có cơ hội để phát triển” có chỉ số mean cao nhất 3.6303, điều này chứng tỏ nhân viên luôn được sự quan tâm cao nhất từ phía lãnh đạo. Ngoài năng lực chuyên môn cao, thì đạo đức nghề nghiệp cũng là yếu tố quan trọng để góp phẩn phát triển thăng tiến trong công việc. Còn các nhân tố khác thì có chỉ số mean trung bình là khoảng hơn 3.4. Tuy nhiên, chỉ số mean ở câu hỏi “MTKS3: CBCC có trình độ chuyên môn cao” là thấp nhất (3.1261), điều này chứng tỏ đội ngũ nhân viên tại kho bạc cần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống kiểm soát nội bộ tại các kho bạc nhà nước trên địa bàn tp hồ chí minh thực trạng và giải pháp hoàn thiện​ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)