CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
2.2.2 Đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro là việc nhận dạng, phân tích và quản lý các rủi ro có thể đe dọa đến việc đạt được các mục tiêu của tổ chức, như mục tiêu bán hàng, sản xuất marketing, tài chính và các hoạt động khác sao cho tổ chức đạt được mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể cho từng hoạt động. Hay nói khác hơn, đánh giá rủi ro là phải nhận thức được và đối phó với các rủi ro mà tổ chức có thể gặp phải.
Không lệ thuộc vào quy mô, cấu trúc, loại hình hay vị trí địa lý, bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào trong quá trình sản xuất kinh doanh đều phải đối mặt với rủi ro. Những rủi ro này có thể do bản thân doanh nghiệp hay từ môi trường kinh tế, chính trị, xã hội bên ngoài tác động. Rủi ro bên trong doanh nghiệp thường do các nguyên nhân: Mâu thuẫn về mục đích hoạt động, các chiến lược của doanh nghiệp đưa ra cản trở việc thực hiện các mục tiêu. Sự quản lý thiếu minh bạch, không coi trọng đạo đức nghề nghiệp. Chất lượng cán bộ thấp, sự cố hỏng hóc của hệ thống máy tính, của trang thiết bị, hạ tầng cơ sở. Tổ chức và cơ sở hạ tầng không thay đổi kịp với sự thay đổi, mở rộng của sản xuất. Chi phí cho quản lý và trả lương cao, thiếu sự kiểm tra, kiểm soát thích hợp hoặc do xa Công ty mẹ hoặc do thiếu quan tâm...
Bên cạnh đó, các yếu tố bên ngoài như thay đổi công nghệ làm thay đổi quy trình vận hành,thay đổi thói quen của người tiêu dùng làm các sản phẩm và dịch vụ hiện hành bị lỗi thời, hoặc xuất hiện yếu tố cạnh tranh không mong muốn tác động đến giá cả và thị phần, hay sự ban hành của một đạo luật hay chính sách mới ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức...
Để tránh bị thiệt hại do các tác động nêu trên, tổ chức cần thường xuyên: xác định rủi ro hiện hữu và tiềm ẩn. Phân tích ảnh hưởng của chúng kể cả tần suất xuất hiện và xác định c ác biện pháp để quản lý và giảm thiểu tác hại của chúng.
Quy trìnhđánh giá rủi ro qua các giai đoạn như sau: Trước hết muốn đánh giá được rủi ro, kiểm soát viên cần phải xác định được đối tượng cần kiểm soát, đối tượng cần kiểm soát có thể được xác định dựa trên yêu cầu của lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp. Sau khi đã xác định được đối tượng cần kiểm soát, đánh giá rủi ro, kiểm soát viên cần phải tìm hiểu rõ về đối
tượng đó, tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro của từng đối tượng. Đây là bước vô cù ng quan trọng và không thể thiếu được trong quy trìnhđánh giá rủi ro, vì khi đã nắm rõđược các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro của đối tượng, các kiểm toán viên có thể đưa ra những nhận định hay kiến nghị chính xác hơn. Sau khi xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro của từng đối tượng, kiểm soát viên sẽ nhận dạng rủi ro đó. Đây là quá trình xácđịnh liên tục và có hệ thống các rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp. Nhận dạng rủi ro bao gồm các công việc như theo dõi, xem xét các hoạt động, môi trường hoạt động của doanh nghiệp nhằm thống kê được những rủi ro đã và đang xảy ra, bên cạnh đó có thể dự báo được những rủi ro có thể xảy ra, trên cơ sở đó đưa ra đánh giá rủi ro và các giải pháp kiểm soát rủi ro thích hợp.
Trên cơ sở những rủi ro có thể xảy ra, bộ phận HTKSNB lựa chọn các nhân tố chủ yếu và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên để làm cơ sở đánh giá. Do có nhiều rủi ro nên kiểm toán viên cần lựa chọn những rủi ro quan trọng nhất (thường xếp theo bậc từ 5 đến 10) để xem xét. Công việc này thực hiện dựa trên kinh nghiệm của kiểm toán viên đối với đối tượng cần đánh giá rủi ro, kết hợp với thông tin tham khảo từ ban quản lý và các nguồn khác. Chẳng hạn đối với hoạt động huy động vốn từ ngân hành, cần đánh giá ra rủi ro về biến động lãi suất, rủi ro môi tr ường trong và ngoài nước, rủi ro đạo đức của cán bộ huy động.