6. Kết cấu của nghiên cứu
3.2.4 Giải pháp cải thiện về niềm tin vào lãnh đạo
- Vai trò của người lãnh đạo rất quan trọng trong một tổ chức, việc tạo động lực trong công việc của nhân viên phụ thuộc rất lớn vào năng lực của cấp trên và tính cách của họ. Năng lực lãnh đạo được thể hiện qua hai khía cạnh: Quản lý và chuyên môn. Ngoài ra với áp lực công việc ngày càng cao, nhân viên đòi hỏi nhà lãnh đạo không chỉ ở khía cạnh quản lý giỏi, chuyên môn giỏi mà còn ở khía cạnh là người có sự quan tâm, đồng cảm, hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân viên, khéo léo, tế nhị. Lãnh đạo là người được nhân viên mến phục không chỉ trong công việc mà trong cả đạo đức, lối sống cũng là một tác động lớn đến suy nghĩ và hành động của nhân viên, từ đó đạo động lực và cảm hứng cho nhân viên làm việc hăng say, hiệu quả công việc cao hơn.
- Định kỳ tháng, quý mỗi thành viên Ban lãnh đạo phải thường xuyên rà soát bảng phân công nhiệm vụ theo từng lĩnh vực công tác được phân công phụ trách từ đó xem xét các nhiệm vụ công tác chưa hoàn thành để điều chỉnh và định hướng thực hiện nhiệm vụ cho hoàn thiện hơn.
- Trong giai đoạn hiện nay việc cung cấp điện ổn định và liên tục là nhiệm vụ trọng tâm và là mục tiêu hàng đầu của ngành điện, cùng với sự năng động, đổi mới về chính sách kinh tế, đột phá về phát triển kinh tế xã hội…Công ty Điện lực Duyên
Hải luôn phải thường xuyên cập nhật kiến thức về kỹ thuật chuyên môn và công nghệ quản lý hiện đại để đáp ứng nhu cầu về điện cho sự phát triển của địa phương. Do đó cán bộ quản lý cần phải thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn thông qua việc tự học, cũng như học tập kinh nghiệm từ các nước tiên tiến trên thế giới. Ngoài ra với tính chất đặc thù của Tổng Công ty Điện lực TP.HCM, Công ty Điện lực Duyên Hải việc luân chuyển cán bộ quản lý diễn ra định kỳ giữa các đơn vị trong nội bộ, do đó việc học hỏi ở chính nhân viên của mình ở vị trí công tác mới là một việc làm cần thiết để điều hành tốt công việc và nắm rõ công việc của mình. Bên cạnh việc trau dồi kiến thức chuyên môn, cán bộ lãnh đạo cần phải nổ lực nâng cao năng lực quản lý.
- Bên cạnh đó cán bộ lãnh đạo cũng cần phải cải thiện vấn đề giao tiếp với cấp dưới, do đó để nhân viên cảm thấy thoải mái khi giao tiếp với mình, lãnh đạo cần phải tỏ ra thân thiện với nhân viên và quan tâm nhiều hơn đối với nhân viên của mình.
- Với tính chất là một doanh nghiệp nhà nước thì các công việc của cấp dưới đều phải được thực hiện đúng theo sự chỉ đạo của cấp trên. Đối với những nhân viên có trình độ cao, tâm huyết với nghề, họ thường có những đề xuất, sáng kiến để tăng tính hiệu quả công việc. Do đó để nhân viên hoàn thành công việc với chất lượng tốt nhất, nâng cao tinh thần làm việc cũng như tạo điều kiện để nhân viên phát huy hết khả năng của mình, lãnh đạo cần phải lắng nghe, tin tưởng và hỗ trợ nhân viên với những ý tưởng mới của họ. Việc lắng nghe, tôn trọng lẫn nhau không chỉ quan trọng trong mối quan hệ cấp trên – cấp dưới mà còn cần thiết trong các mối quan hệ khác. Khi được lãnh đạo tin tưởng và lắng nghe ý kiến, cấp dưới sẽ thấy yên tâm hơn trong công việc và sẵn sàng dốc sức phục vụ tổ chức, nơi mà họ nhận được sự tin tưởng tôn trọng. Việc lắng nghe còn giúp cho lãnh đạo trong việc tìm hiểu tâm tư nguyện vọng và khám phá năng lực của người lao động, đôi khi còn giúp họ tìm ra giải pháp cho những vấn đề khó khăn.
- Ngoài các khía cạnh trên, lãnh đạo cần phải quan tâm đến việc khéo léo khi cần phê bình nhân viên. Nhân viên là người thực hiện công việc theo chỉ đạo của cấp trên. Do đó, nếu có sự không hài lòng hoặc chưa hiểu rõ hành động của nhân viên, người lãnh đạo chủ động gặp gỡ riêng để trao đổi và cùng tháo gỡ sẽ khiến
cho nhân viên càng thêm tin tưởng và nể phục hơn.