Giới thiệu chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cải thiện môi trường làm việc nhằm nâng cao kết quả công việc của nhân viên tại công ty điện lực duyên hải (Trang 32 - 36)

6. Kết cấu của nghiên cứu

2.1.1 Giới thiệu chung

Trụ sở Công ty Điện lực Duyên Hải

Số 393 Nguyễn Bình, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè - TP.Hồ Chí Minh Điện thoại: (08) 22214999

Fax: (08) 22214990 E.mail: dldh@hcmpc.com.vn

Website PCDH EVNHCMC TP.HCM : www.hcmpc.com.vn  Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Điện lực Duyên Hải có tiền thân từ Điện lực Cần Giờ được thành lập ngày 01 tháng 6 năm 1990, với tên gọi là Chi nhánh điện Duyên Hải thuộc Sở Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh. Sau 05 năm hoạt động và trưởng thành, Chi nhánh điện Duyên Hải được tổ chức lại với tên gọi Điện lực Cần Giờ với nhiệm vụ kinh doanh điện năng; vận hành ổn định, an toàn, liên tục, chất lượng lưới điện phân phối; sửa chữa, cải tạo, nâng cấp lưới điện phân phối và một số dịch vụ khác liên quan.

Trong những ngày đầu mới thành lập, điện lưới song hành với đường bộ Nhà Bè - Cần Giờ phần nào đã giúp người dân huyện biển gần với nội thành hơn, tiếp cận nhanh hơn ánh sáng đời sống văn minh đô thị. Đó là hiệu quả ban đầu của lưới điện đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân ở một số khu vực tập trung. Mặc dù mới thành lập nhưng ngành điện Cần Giờ đã góp phần đáng kể vào việc phục vụ sản xuất, tích cực thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 1991-1995, mở ra khả năng tăng cường năng lực sản xuất của huyện.

Đến cuối năm 1991, ngoài lưới điện phục vụ tiêu dùng, ngành điện cũng lắp đặt thêm 05 trạm biến thế phục vụ sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, nâng cao sức tiêu thụ điện của toàn huyện lên 1.873/2.000 KVA. Bên cạnh đó, huyện cũng đầu tư xây dựng 02 trạm phát điện bằng dầu diesel tại xã Lý Nhơn và Thạnh An. Mặc dù giá điện cao gấp 10 lần so với giá điện từ lưới quốc gia nhưng ngành điện

Cần Giờ đã nỗ lực góp phần rất lớn vào việc phục vụ nhu cầu thắp sáng của nhân dân. Ngoài ra, Ủy ban Khoa học kỹ thuật thành phố cũng xây dựng tại xã Thạnh An trạm điện năng lượng mặt trời công suất 500W đáp ứng một phần nhu cầu dùng điện của nhân dân xã đảo. Đến cuối năm 1995 đã có 16/20 ấp thuộc 6/7 xã của huyện được sử dụng điện lưới quốc gia, số hộ dùng điện lưới chiếm khoảng 68% số hộ toàn huyện.

Từ năm 1995, mạng lưới điện phục vụ đời sống và sản xuất không ngừng được mở rộng. Đến cuối năm 1999, ngành điện Cần Giờ đã có 108Km lưới điện trung thế; 56,8Km lưới điện hạ thế; 68 trạm điện hạ thế với tổng dung lượng 4.902,5KVA, cung cấp cho hơn 3.800 khách hàng. Mật độ điện khí hóa đạt hơn 80%, trong đó bao gồm sử dụng điện diesel và năng lượng khác. Công trình điện khí hóa xã Thạnh An đang được thực hiện song song với việc cải tạo, phát triển lưới điện toàn huyện theo tiêu chuẩn 20kV. Cũng trong giai đoạn này, tổ chức Hội năng lượng không biên giới của Pháp (ESS) đã giúp Cần Giờ xây dựng lộ hạ thế cấp điện cho nhân dân tại khu vực thuộc xã Bình Khánh và xã An Thới Đông. Với sự quan tâm của Thành phố cùng với những nỗ lực vượt bật của lực lượng cán bộ, công nhân viên ngành điện Cần Giờ, đến cuối năm 2000 đã có 96% số hộ sử dụng điện, tăng 28% so với giai đoạn trước.

Trong giai đoạn 2000-2005 ngành điện tiếp tục được đầu tư phát triển, đã mở rộng lưới điện trung và hạ thế thêm 58,5km, nâng quy mô lưới điện trãi rộng trên địa bàn đạt 251Km, đã thực hiện trợ giúp gắn điện kế trả góp cho 812 hộ nghèo, nâng tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia lên 88%, trong đó chưa tính 1.150 hộ dân sử dụng điện diesel và pin năng lượng mặt trời; điện năng tiêu thụ đạt 400kwh/người/năm, tăng bình quân 19,4%/năm.

Từ năm 2005 đến cuối năm 2009, Điện lực Cần Giờ đã tập trung đầu tư, hoàn tốt nhiệm vụ cung cấp điện tại xã đảo Thạnh An, tạo được lòng tin của nhân dân vào ngành điện; nâng tổng số giờ phát điện tại xã đảo Thạnh An là 8.304 giờ, sản lượng điện phát là 956.431 kWh, đạt 96% so với kế hoạch.

Sản lượng điện nhận trên toàn địa bàn huyện đến cuối năm 2009 thực hiện là 38.509.278 kWh, đạt 106,97% so với kế hoạch; sản lượng điện thương phẩm là 35.966.247 kWh, đạt 105,78% so với kế hoạch. Giai đoạn này, công tác tiết kiệm

điện được quan tâm đẩy mạnh, đạt hiệu quả cao, tiết kiệm đạt 1.317.030 kWh, vượt 32% so với chỉ tiêu tiết kiệm điện. Qua 20 năm hình thành và phát triển, số lượng khách hàng sử dụng điện tăng lên đáng kể, đến nay đã có 16.128 khách hàng hợp đồng sử dụng điện, có 98% hộ dân sử dụng lưới điện quốc gia.

Từ đầu năm 2010 đến tháng 08 năm 2010, Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh nói chung, Điện lực Cần Giờ nói riêng đã khẩn trương chuẩn bị mọi mặt cho công tác chuyển đổi mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Trong suốt quá trình chuyển đổi mô hình, Điện lực Cần Giờ nay là Công ty Điện lực Duyên Hải đã gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc sáp nhập Điện lực Cần Giờ với bộ phận lưới điện huyện Nhà Bè từ Công ty Điện lực Tân Thuận về nhân sự và trụ sở làm việc. Bằng sự nỗ lực vượt trội của Ban lãnh đạo Điện lực Cần Giờ và Điện lực Tân Thuận cũng như sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên Điện lực Cần Giờ và bộ phận Nhà Bè, Công ty Điện lực Duyên Hải đã chính thức đi vào hoạt động tại địa bàn Nhà Bè ngày 01 tháng 8 năm 2010.

Công ty Điện lực Duyên Hải quản lý lưới điện trên 02 địa bàn huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ với hệ thống phân phối, quản lý bao gồm: 412,362 km đường dây trung thế; 550,905 km đường dây hạ thế; 911 trạm biến thế phân phối với tổng dung lượng là 424,342 MVA cung cấp điện cho khoảng 72.750 khách hàng trên địa bàn 02 huyện Cần Giờ, Nhà Bè và Khu công nghiệp Hiệp Phước (huyện Nhà Bè), trong đó:

- Huyện Cần Giờ nhận điện từ trạm trung gian An Nghĩa công suất 16MVA - 110/22kV với 02 phát tuyến: Bình Khánh và Cần Thạnh; Trạm Cần Giờ, công suất 16MVA-110/22kV với 03 phát tuyến: Hào Võ, Thùy Vân và Hương Lộ. Riêng xã đảo Thạnh An đã được cung cấp điện từ nguồn lưới điện quốc gia thay thế cho tổ máy phát diesel (trong năm 2015) có quy mô bao gồm: 5.985 mét cáp ngầm cung cấp cho hơn 1.000 khách hàng sử dụng điện.

- Huyện Nhà Bè nhận điện từ trạm trung gian Nhà Bè, công suất 2x40 MVA – 220/110/22kV với 05 phát tuyến: Xăng Dầu, Nhơn Đức, Nguyễn Bình, Văn Tạo và Phước Kiển.

- Khu công nghiệp Hiệp Phước nhận điện từ trạm trung gian Hiệp Phước, công suất 1x40 +1x63 MVA-110/22kV với 08 phát tuyến: Cái Lân, Đồng Điền, Hạ

Long, Long Phước, Soài Rạp, Thiên Hòa, Fico, Chinfon và trạm trung gian Long Thới, công suất 2x63 MVA - 110/22kV với 04 phát tuyến: Xi Măng Hạ Long, Xuân Mai, Mỹ Thạch, Á Châu.

Chức năng, nhiệm vụ a) Chức năng

Công ty Điện lực Duyên Hải hoạt động trên phạm vi quản lý lưới điện tại huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ về chuyên ngành kinh doanh điện năng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội người dân địa bàn 02 huyện của TP.HCM, bao gồm:

Kinh doanh điện năng (các dịch vụ về điện)

Vận hành ổn định, an toàn, liên tục, chất lượng lưới điện phân phối <35kV Tư vấn giám sát, thi công xây lắp, duy tu sữa chữa các công trình lưới điện đến cấp điện áp 35kV.

Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp lưới điện phân phối và một số dịch vụ khác.

b) Nhiệm vụ

Hàng năm, căn cứ kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, tình hình cụ thể, lập kế hoạch phát triển toàn diện về các mặt công tác của Công ty trình EVNHCMC phê duyệt và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch được giao. Kết hợp với các qui hoạch phát triển kinh tế của huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ xây dựng kế hoạch phát triển lưới điện ngắn hạn và dài hạn trình EVNHCMC phê duyệt.

Quản lý tốt lao động trong đơn vị, xây dựng và đảm bảo thực hiện đúng nội qui lao động, nâng cao hiệu quả công tác của từng người, từng CNVC-LĐ trong Công ty, chăm lo và không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, đời sống, tinh thần cho người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cải thiện môi trường làm việc nhằm nâng cao kết quả công việc của nhân viên tại công ty điện lực duyên hải (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)