Phát triển doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 57)

5. Bố cục của luận văn

3.2.2. Phát triển doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Trong giai đoạn 2014-2016, sự nghiệp XKLĐ của Việt Nam nói chung và của Tỉnh Thái Nguyên nói riêng tiếp tục gặp những khó khăn do kinh tế thế giới phục hối chậm sau khủng hoảng.Thêm vào đó, tình hình bất ổn định chính trị ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi và suy thoái kinh tế ở môt số nước Châu Âu đã làm giảm cầu lao động ngoài nước trên thị trường lao động quốc tế.

Trong bối cảnh đó, với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước và các địa phương, hoạt động XKLĐ đã mang lại một số thành tựu đáng kể. Tỉnh đã có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động, các doanh nghiệp tuyển dụng lao động đi làm việc có thời hạn tại thị trường Đài Loan, Malaisya có nhu cầu tuyển dụng với số lượng lớn, mức thu nhập cao hơn từ 15% tới 20% so với thời điểm đầu năm 2014.

Bảng 3.2: Số lượng doanh nghiệp tham gia XKLĐ ở tỉnh Thái Nguyên

Tiêu chí Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tổng 20 23 26

Số DN hoạt động

hiệu quả 5 7 9

Số DN hoạt động

không hiệu quả 15 16 17

Cơ cấu (%) 100 100 100

Số DN hoạt động

hiệu quả 25,0 30,43 34,62

Số DN hoạt động

không hiệu quả 75,0 69,57 65,38

(Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên)

Qua bảng số liệu 3.2 nhận thấy qua các năm từ 2014-2016, số lượng doanh nghiệp tham gia thị trường xuất khẩu lao động tăng. Năm 2014 có 20 doanh nghiệp, năm 2015 có 23 doanh nghiệp và năm 2016 có đến 26 doanh nghiệp. Quy mô doanh nghiệp xuất khẩu lao động tăng như số doanh nghiệp hoạt động hiệu quả so với tổng số thì lại thấp. Trong số các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, chỉ khoảng 1/3 doanh nghiệp XKLĐ được đánh giá là hoạt động hiệu quả, số còn lại hoạt động cầm chừng. Cơ cấu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả năm 2014 đạt 25%, năm 2014 đạt 30,43% và năm 2016 đạt 34,62%. Trong bối cảnh khó khăn chung, đã có nhiều doanh nghiệp trong tỉnh chú trọng đến đổi mới quản trị doanh nghiệp, chấn chỉnh lại quy trình điểu hành nội bộ, cơ cấu lại, nâng cấp bộ máy cán bộ nhân viên, rà soát, hoàn thiện đình hướng chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ, tập trung lực lượng vào các thị trường mà doanh nghiệp có thế mạnh.

Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động của tỉnh, ngoài việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực xuất

khẩu lao động, ngành chỉ giới thiệu những doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính, uy tín để về các huyện, thành, thị tuyển dụng lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Cùng với đó là vận động doanh nghiệp cùng chia sẻ khó khăn với người lao động để giảm, miễn một số loại chi phí và thực hiện cam kết cộng đồng trách nhiệm khi lao động không may gặp rủi ro, như Công ty Cổ phần Phát triển Quốc tế Việt Thắng, Tổng Công ty Sông Hồng đã thực hiện tại huyện Định Hóa. Đặc biệt, ngành sẽ phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng, Công an tỉnh và cấp ủy, chính quyền 9 huyện, thành, thị để giúp đỡ những người đi xuất khẩu lao động được vay vốn, làm các thủ tục cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)