5. Bố cục của luận văn
2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin
2.2.2.1. Phương pháp tổng hợp thông tin
Thông tin sau khi thu thập sẽ được hệ thống hóa số liệu, đánh giá kết quả đạt được; kết hợp với kết quả thống kê để phân tích vấn đề nghiên cứu, từ đó rút ra kết luận về xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
2.2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin a. Phương pháp thống kê mô tả
Thông qua các số liệu thống kê có thể phán ánh thực trạng, tình hình thực tế về xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
+ Mô tả bằng bảng thống kê: Trên cơ sở các bảng thống kê sắp xếp theo hệ thống hai chiều số liệu các chỉ tiêu thống kê, các thông tin về đối tượng, nội dung, trách nhiệm thực hiện trong quản lý trên các hàng và cột.
+ Mô tả bằng số liệu: dùng số liệu tương đối và tuyệt đối để mô tả các chỉ số về xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
b. Phương pháp so sánh
Thông qua phương pháp này rút ra các kết luận về đẩy mạnh xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua là đề ra các định hướng cho thời gian tới. Trong luận văn tác giả sử dụng các kỹ thuật so sánh là:
- So sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đổi giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra sự biến đổi nguyên nhân của sự biến động đó, từ đó rút ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.
- So sánh số tương đối: Tỷ trọng của chỉ tiêu phân tích: Được đo bằng tỉ lệ %, là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của các chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.
c. Phương pháp bảng biểu, đồ thị
Bảng biểu, đồ thị là mô hình hóa các thông tin từ dạng số. Đề tài sử dụng bảng biểu, đồ thị để trình bày các kết quả nghiên cứu và phân tích thông tin đối với công tác xuất khẩu lao động và các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
d. Phương pháp chuyên gia
Tác giả sẽ xin ý kiến của Ban lãnh đạo tỉnh, Ban lãnh đạo Sở Lao động thương binh và xã hội về quan điểm, mục tiêu, định hướng xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.
e. Phương pháp phân tích dãy số thời gian
Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm, 2 năm và 5 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động về xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo thời gian bao gồm:
*) Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (Δi)
Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.
Công thức tính: Δi = yi-y1 , i=2,3…. Trong đó:
yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu
*) Tốc độ phát triển
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc phát có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, tác giả sử dụng một số loại tốc độ phát triển sau:
- Tốc độ phát triển liên hoàn (ti):
Tốc độ phát triển liên hoàn được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó.
Công thức tính:
ti= ; i=2,3,….n
Trong đó:
y: mức độ tuyệt đối ở thời gian i
yi-1: mức độ tuyệt đối ở thời gian liền trước đó
- Tốc độ phát triển định gốc (Ti)
Tốc độ phát triển định gốc được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở những khoảng thời gian tương đối dài.
Công thức tính:
Ti =
Trong đó:
yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu
- Tốc độ phát triển bình quân ( )
Tốc độ phát triển bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn. T2, t3, t4…tn
Công thức tính: =
Trong đó:
t2, t3, t 4, … t n: là tốc độ phát triển liên hoàn của thời kỳ i. Tn: là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n.
yn: là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n y1: mức độ tuyệt đối ở thời kỳ đầu
2.2.2.3. Xử lý thông tin bằng phần mềm Microsoft Excel
Tác giả thu thập thông tin, phân loại và tiến hành xử lý thông tin bằng phần mềm Microsoft Excel. Việc sử dụng phần mềm Microsoft Excel có ý nghĩa lớn đối với việc tính toán các dữ liệu đầu vào để phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu về xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Căn cứ vào các chỉ tiêu tính toán tác giả biết được các chỉ tiêu nào còn hạn chế để tiếp tục hoàn thiện và phát huy những mặt đạt được. Bên cạnh đó, tác giả còn vẽ các biểu đồ, đồ thị bằng phần mềm Microsoft Excel để người đọc dễ dàng đánh giá các số liệu hơn.