Tình hình xuất khẩu lao động trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở tỉnh thái nguyên (Trang 57 - 72)

5. Bố cục của luận văn

3.2.3. Tình hình xuất khẩu lao động trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên

Những năm gần đây, Tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều nỗ lực trong công tác đẩy mạnh và tuyên truyền về xuất khẩu lao động nhằm góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, tăng nguồn thu ngoại tệ và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Trong đó, các cấp chính quyền và các địa phương trong Tỉnh đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể các cấp tổ chức tuyên truyền rộng rãi bằng nhiều hình thức trực tiếp, gián tiếp, phát tờ rơi, in những thông tin cần thiết như: trình độ tay nghề, công việc làm, nước đến làm việc và thu nhập hàng tháng. Từ năm 2014, Tỉnh Thái Nguyên bắt đầu tổ chức truyền thông trực tiếp về hoạt động xuất khẩu lao động tại các xóm, xã. Kết quả, ngay trong năm, toàn Tỉnh mở được 10 lớp với gần 600 người tham gia; từ đầu năm 2015 đến nay mở 4 lớp tuyên truyền về lĩnh vực này tại huyện Võ Nhai cho 300 người. Thông qua các lớp truyền thông trực tiếp đã tạo điều kiện cho mọi người dân được tìm hiểu, lựa chọn công việc, thị trường lao động phù hợp để đăng ký tham gia. Đặc biệt, chính quyền các địa phương cùng với ngành Lao động - TBXH theo dõi, nắm bắt thông tin thường xuyên của người lao động làm việc ở nước ngoài, cũng như liên lạc với gia đình, với

đơn vị đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhằm tạo sự gắn bó, trách nhiệm trong phối hợp giải quyết các vấn đề khó khăn về thủ tục pháp lý, cũng như những sự cố xảy ra ngoài ý muốn. Trong năm 2016 toàn tình đã giải quyết việc làm cho 22.089 người đạt 147,26% so với kế hoạch năm là 15.000 người, trong đó số người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng là 1.610 người đạt 163,3% kế hoạch. Thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng lao động, tăng dần tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đi làm việc ở nước ngoài, nhiều doanh nghiệp tuyển lao động tại Tỉnh Thái Nguyên đã quan tâm đến việc chủ động hợp tác, đặt hàng các cơ sở dạy nghề để đào tạo lao động. Một số doanh nghiệp đầu tư xây dựng trường, trung tâm đào tạo để nâng cao tay nghề, bồi dưỡng ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động trước khi xuất cảnh sang nước ngoài làm việc.

3.2.3.1. Quy mô và cơ cấu lao động xuất khẩu của Tỉnh Thái Nguyên a) Về quy mô lao động xuất khẩu

Trong các năm gần đây, số lượng LĐXK của Tỉnh Thái Nguyên có sự phát triển tương đối ổn định, hàng ngàn lao động được Tỉnh đưa ra nước ngoài làm việc mỗi năm. Đây chưa phải là thành tích nổi bật tuy nhiên trong tình hình hiện nay thì đây là những nỗ lực rất đáng ghi nhận của tập thể Tỉnh. Đây đồng thời là bước tạo đà cho sự phát triển trong những năm kế tiếp.

Nguồn lao động xuất khẩu của Tỉnh Thái Nguyên ngày nay không chỉ hạn chế trong phạm vi Tỉnh Thái Nguyên mà được tuyển dụng và khai thác từ các địa phương lân cận, ở các Tỉnh như Bắc Giang, Bắc Ninh.. Các Tỉnh trung du và miền núi phía Bắc như Bắc Kạn, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc… đến các Tỉnh Bắc Trung Bộ như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình… phạm vi tuyển dụng rất rộng lớn tạo sự chủ động cho Tỉnh Thái Nguyên khi có đơn hàng tuyển lao động từ nước ngoài, đảm bảo cung cấp kịp thời khi có yêu cầu từ phía đối tác.

Bảng 3.3: Số lượng lao động được giải quyết việc làm của Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016

ĐVT: Người

TT Nội dung Năm

2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 Tốc độ phát triển BQ (%) (+/-) ∆ % (+/-) ∆ %

Số lượng LĐ được giải

quyết việc làm 22.832 25.546 26.742 2.714 11,89 1.196 4,68 108,22

1 Dự án vay vốn từ quỹ quốc

gia về việc làm 1.243 1.243 1.216 0 0 -27 -2,17 98,91

2 Xuất khẩu lao động 1.298 1.597 1.610 299 23,04 13 0,81 111,37

3 Thông qua các chương

trình dự án khác 20.291 22.706 23.916 2.415 11,9 1.210 5,33 108,57

Qua số liệu bảng 3.2 nhận thấy, tổng số lượng lao động được giải quyết việc làm tăng hàng năm. Cụ thể, năm 2014, số lượng lao động được tạo việc làm là 22.832 người, năm 2015 là 25.546 người tăng thêm 2.714 người, tăng tương ứng là 11,89% so với năm 2014. Năm 2016 số lao động được giải quyết việc làm là 26.742 người, tăng thêm 1.196 người,, tăng tương ứng là 4,68% so với năm 2015. Tốc độ phát triển số lượng lao động được giải quyết việc làm từ năm 2014-2016 đạt 108,22%, rất khả quan. Nguyên nhân của kết quả tich cực này là do để giải quyết việc làm cho người lao động, tỉnh đã đưa ra nhiều chương trình, phương án để thu hút giải quyết vấn đề thu nhập, đầu tư cho người lao động bằng cách tạo vốn từ các nguồn quỹ, nguồn vay để phát triển kinh tế hộ gia đình, trang trại, gia trại. Bên cạnh đó, tỉnh đẩy mạnh xuất khẩu lao động ra nước ngoài nhằm giải quyết việc làm cho lao động trong khoảng thời gian từ 2-3 năm, sau khi về nước, lao động sẽ có nguồn vốn trang trải cho cuộc sống và tự phát triển kinh tế cho mình.

ĐVT: Người

Biểu đồ 3.3: Quy mô số lượng lao động xuất khẩu tỉnh Thái Nguyên qua các năm 2014-2016

Qua biểu đồ 3.3, số lượng lao động xuất khẩu tăng qua các năm 2014-2016. Cụ thể, năm 2014, xuất khẩu 1.298 người, năm 2015 xuất khẩu được 1.597 người, tăng thêm 299 người, tăng tương ứng là 23,04% so với năm 2016. Năm 2016 xuất khẩu được 1.610 người, tăng 13 người, tương ứng tăng thêm 0,81%. Tốc độ xuất khẩu lao động bình quân của cả ba năm đạt 111,37%. Với tốc độ như vậy, khả năng giải quyết việc làm cho người lao động trong tỉnh là khả quan.

Qua bảng số liệu 3.3 nhận thấy tại tỉnh Thái Nguyên đang sử dụng 3 kênh giải quyết việc làm cho lao động. Tuy nhiên, cơ cấu lao động xuất khẩu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, chủ yếu giải quyết việc làm qua kênh hỗ trợ việc làm qua các chương trình dự án tại địa phương, gắn với kinh tế hộ gia đình, gia trại và trang trại. Năm 2014, cơ cấu xuất khẩu lao động chiếm tỷ trọng là 6,25%, năm 2015 chiếm tỷ trọng 6,02% và năm 2016 chiếm 7,39%.

Như vậy, xuất khẩu lao động chỉ là một kênh nhỏ trong khâu giải quyết việc làm cho người lao động trong tỉnh. Cả quy mô và cơ cấu còn thấp trong các kênh giải quyết việc làm nhưng qua các năm từ 2014-2016 cho thấy hàng năm cả quy mô và cơ cấu đều tăng, đây là tín hiệu quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người lao động.

b) Về cơ cấu lao động xuất khẩu

* Cơ cấu theo khu vực

Cơ cấu lao động xuất khẩu theo khu vực được phân chia thành 2 khu vực nông thôn và thành thị.

Bảng 3.4: Số lượng lao động xuất khẩu theo khu vực của tỉnh Thái Nguyên qua các năm 2014-2016

Đơn vị tính: Người Khu vực Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2015/2014 Tốc độ phát triển BQ (%) (+/-) ∆ % (+/-) ∆ % Thành thị 389 94 137 -295 -75,84 43 45,74 59,35 Nông thôn 909 1503 1473 594 65,35 -30 -2,00 127,3 Tổng 1.298 1.597 1.610 299 23,04 13 0,81 111,37

Qua bảng số liệu 3.4 cho thấy số lượng lao động xuất khẩu phân theo khu vực có sự biến động qua các năm 2014-2016. Cụ thể:

- Đối với khu vực thành thị, số lượng lao động xuất khẩu có xu thế giảm; năm 2014 có 389 người xuất khẩu, năm 2015 còn 94 người tham gia xuất khẩu, giảm 295 người, giảm tương ứng tỷ lệ là 75,84%. Tỷ lệ giảm này rất mạnh nguyên nhân là trên địa bàn tỉnh lao động đã lựa chọn làm việc cho công ty Samsung, chủ yếu làm công nhân trực tiếp ở các bộ phận sản xuất của công ty, bởi mức lương công ty thu hút cao khoảng từ 6-7 triệu đồng/tháng, mức lương hấp dẫn và thu hút số lượng ở khu vưc thành thị đông đảo hơn so với năm 2014. Đến năm 2016, số lượng lao động xuất khẩu lao động ở thành thị tăng trở lại, tăng thêm 43 người, tương ứng với tỷ lệ 45,74% so với năm 2015. Tín hiệu thị trường xuất khẩu đã thay đổi từ quy định, thể chế văn bản của cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu nên đã thu hút được số lao động xuất khẩu tăng. Tuy nhiên, tốc độ phát triển về quy mô lao động thành thị xuất khẩu đạt 59,35%, con số này thấp cho thấy xuất khẩu lao động là kênh giải quyết việc làm cho lao động thành thị trong thời gian ngắn hạn, không phải là kênh chủ lực GQVL.

- Đối với khu vực nông thôn: Người lao động xuất khẩu ở khu vực nông thôn tăng qua các năm 2014-2016. Năm 2014, xuất khẩu số lượng lao động đạt 909 người, năm 2015 xuất khẩu đạt 1.503 người, tăng 594 người, tăng ương ứng là 65,35% so với năm 2014. Năm 2015, xuất khẩu đạt 1.473 người, giảm 30 người, giảm tương ứng 2% so với năm 2015, nhìn chung thị trường XKLĐ ổn định. Tốc độ phát triển số lượng lao động xuất khẩu ở khu vực nông thôn đạt 127,3%. Đây là con số khả quan, phản ánh người lao động nông thôn sử dụng kênh này để GQVL, tăng thu nhập, ổn định đời sống cho gia đình, đóng góp cho kinh tế địa phương.

Số liệu tại bảng 3.4 cho thấy cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn có xu thế xuất khẩu lao động lớn hơn khu vực thành thị. Nguyên nhân là do, số lượng lao động nông thôn chưa có việc làm đông đúc (chiếm 64,1%), nên đây là một kênh hữu ích giúp họ có cơ hội tăng thu nhập, trang trải cho cuộc sống

gia đình bớt khó khăn. Bên cạnh đó, kể đến là lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo tham gia XKLĐ. Như vậy, có thể khẳng định, khu vực nông thôn là khu vực được Nhà nước, tỉnh, địa phương hỗ trợ tối đa nguồn vốn để có cơ hội được GQVL, thúc đẩy xã hội phát triển.

* Cơ cấu lao động xuất khẩu theo giới tính

Cơ cấu lao động xuất khẩu theo giới tính rất quan trọng vì phản ánh được nước tiếp nhận đang có nhu cầu ngành nghề gì và khả năng đáp ứng của địa phương có lao động xuất khẩu về ngành nghề đó. Đối với lao động là nam, chủ yếu tập làm các công việc như xây dựng, đánh bắt cá, nuôi trồng thủy sản, thợ cơ khí, nông nghiệp,…Tốc độ phát triển số lượng lao động nam qua các năm 2014-2016 đạt 113,41%.

Bảng 3.5: Số lượng lao động xuất khẩu theo giới tính của tỉnh Thái Nguyên qua các năm 2014-2016

Đơn vị tính: người Giới tính Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2015/2014 Tốc độ phát triển BQ (%) (+/-) ∆ % (+/-) ∆ % Nam 870 1288 1119 418 48,05 -169 -13,12 113,41 Nữ 428 309 491 -119 -27,8 182 58,9 107,11 Tổng 1298 1597 1610 299 23,04 13 0,81 111,37

(Nguồn: Sở Lao động thương binh và xã hội Thái Nguyên)

Trong những năm gần đây ngày càng nhiều LĐXK của tỉnh làm việc trong các dịch vụ xã hội như chăm sóc người già, hộ lý, y tá, giúp việc gia đình, phục vụ khách sạn… Đây là những công việc đòi hỏi sự khéo léo, chu đáo và cẩn thận do vậy tỷ lệ lao động XK nữ đang có xu hướng tăng lên. Tốc độ phát triển số lượng lao động nữ qua các năm 2014-2016 đạt 107,11%.

Nhìn chung, tốc độ phát triển số lượng lao động nam và nữ qua các năm 2014-2016 đều tăng, đây là tín hiệu khả quan giúp cho cả 2 giới có cơ hội được tham gia làm việc, GQVL cho bản thân, nâng cao thu nhập.

ĐVT: %

Biểu đồ 3.4: Cơ cấu lao động xuất khẩu phân theo giới tính của tỉnh Thái Nguyên qua các năm 2014-2016

(Nguồn: Sở Lao động thương binh và xã hội Thái Nguyên)

Biểu đồ 3.4 cho biết, xét về cơ cấu lao động xuất khẩu theo giới tính nhìn chung trong cả giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016 lượng lao động XKLĐ nam chiếm tỉ lệ nhiều hơn lao động nữ (trên 67%). Điều này cho thấy trong thời gian tới Nhà nước và Tỉnh cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa tới công tác xuất khẩu lao động cho những lao động nữ - một số lượng lao lao động tương đối lớn còn chưa có việc làm trong Tỉnh. Tuy nhiên công việc mà những lao động nữ thường làm khi đi xuất khẩu lao động là giúp việc gia đình, trông trẻ, chăm sóc người bệnh nên thu nhập không cao, bởi vậy việc nâng cao thu nhập và mở rộng loại hình công việc cho những lao động xuất khẩu là một việc cần thiết trong thời gian tới.

* Cơ cấu xuất khẩu lao động theo trình độ

Trình độ của lao động xuất khẩu rất quan trọng vì nó phản ánh trình độ tiếp nhận kiến thức và giải quyết công việc khi lao động sang làm việc ở các quốc gia khác, các quốc gia có sự khác biệt về ngôn ngữ, tính chất công việc, yêu cầu về kinh nghiệm, thái độ làm việc.

Bảng 3.6: Số lượng lao động xuất khẩu theo trình độ của tỉnh Thái Nguyên qua các năm 2014-2016

Đơn vị tính: người Trình độ Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2015/2014 Tốc độ phát triển BQ (%) (+/-) ∆ % (+/-) ∆ % Đại học 33 14 5 -19 -57,58 -9 -64,29 38,92 Cao đẳng 126 151 136 25 19,84 -15 -9,93 103,89 Trung cấp 305 401 388 96 31,48 -13 -3,24 112,79 Tốt nghiệp THPT 834 1.031 1.081 197 23,62 50 4,85 113,85 Tổng 1.298 1.597 1.610 299 23,04 13 0,81 111,37

(Nguồn: Sở Lao động thương binh và xã hội Thái Nguyên)

Bảng số liệu 3.6 phản ánh trình độ XKLĐ qua các năm 2014-2016. Cụ thể, với trình độ đại học, có xu thế giảm dần lực lượng, năm 2014 xuất khẩu 33 người, năm 2015 xuất khẩu 14 người, năm 2016 xuất khẩu 5 người, tốc độ phát triển số lượng XKLĐ trình độ đại học đạt 38,92%, công việc chủ yếu ngành tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin…Nguyên nhân là do trong năm 2014, nền kinh tế tỉnh chịu ảnh hưởng nền kinh tế vĩ mô bị suy thoái, khả năng xin việc của đối tượng này rất thấp, họ đã tìm cách xuất khẩu lao động với khả năng lao động có trình độ cao. Tuy nhiên sau năm 2015 trở lại đây, nền kinh tế đã phục hồi, khả năng xin việc của lao động có trình độ cao được cải thiện nên sự tham gia của đối tượng này ít dần đi. Biểu đồ 3.6 phản ánh cơ cấu trình độ Đại học của LĐXK năm 2014 chiếm 2,54%, năm 2015 chiếm 0,88% và năm 2016 chiếm 0,31%.

Cơ cấu lao đông xuất khẩu ở trình độ cao đẳng giảm dần tỷ trọng qua các năm 2014-2016. Năm 2014, chiếm 9,71%, năm 2015 chiếm 9,46% và năm 2016 chiếm 8,45%. Tốc độ phát triển lao động xuất khẩu có trình độ cao đẳng đạt 103,89%, rất khả quan.

Cơ cấu lao động ở trình độ Trung cấp chiếm tỷ trọng xếp thứ hai. Năm 2014, chiếm tỷ trọng là 23,5%, năm 2015 chiếm 25,1% và năm 2016 chiếm tỷ trọng 24,1%. Tốc độ phát triển lao động xuất khẩu có trình độ cao đẳng đạt 112,79%, rất khả quan. Như vậy, lao động xuất khẩu có trình độ cao đẳng, trung cấp có số lượng ngày càng tăng, điều này cho thấy, chất lượng về nghề nghiệp được đào tạo trước khi ứng tuyển xuất khẩu được người lao động quan tâm, giúp NLĐ ít bỡ ngỡ khi được đào tạo, làm việc ở nước ngoài.

Cơ cấu lao động tốt nghiệp THPT chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng gia tăng. Năm 2014 chiếm 64,25%, năm 2015 chiếm 64,56% và năm 2016 chiếm 67,14%. Tốc độ phát triển lao động xuất khẩu có trình độ cao đẳng đạt 113,85%. Nguyên nhân của tình hình này là do đa số lao động xuất khẩu ở khu vực nông thôn, có cả lao động thuộc diện nghèo và cận nghèo, nên khả năng tìm kiếm cơ hội “đổi đời” từ XKLĐ, cải thiện cuộc sống, nâng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở tỉnh thái nguyên (Trang 57 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)