Kinh nghiệm của một số địa phương về đẩy mạnh xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở tỉnh thái nguyên (Trang 32 - 35)

5. Bố cục của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương về đẩy mạnh xuất khẩu lao động

1.2.1.1. Kinh nghiệm xuất khẩu lao động của Tỉnh Hà Tĩnh

Hà Tĩnh là một Tỉnh lớn thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Hà Tĩnh là Tỉnh có dân số chủ yếu là người Việt (Kinh) chiếm tới 99% dân số. Các dân tộc Thái, Mường, Chứt, Lào chỉ có vài trăm hoặc vài chục, thường sống xen ghép tại một số xã thuộc huyện Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang. Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, dân số tại Hà Tĩnh năm 2007 là 1.290.000 người, trong đó, số người trong độ tuổi lao động xã hội toàn Tỉnh chiếm khoảng 46,95% dân số.

Thời gian qua, các cấp, ngành tỉnh Hà Tĩnh đã tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về hoạt động XKLĐ, giúp người dân nâng cao nhận thức, nắm rõ thông tin về thị trường lao động ngoài nước. Sở LĐ-TB&XH đã tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản; đồng thời xây dựng nhiều chương trình với các nhóm giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác XKLĐ. các ngành, đơn vị chức năng của tỉnh đã chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động; phối hợp với các địa phương có nhiều lao động cư trú bất hợp pháp vận động để người tham gia XKLĐ thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng, trở về nước đúng hạn. Cùng với đó, tạo điều kiện thuận lợi, ưu tiên các doanh nghiệp có đủ tư cách pháp nhân, có đơn hàng tốt giới thiệu về địa phương và các trung tâm giới thiệu việc làm để tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực XKLĐ. Kết quả, năm 2016, toàn tỉnh có 6.200 người đi làm việc ở nước ngoài, đạt 103,3% kế hoạch; tập trung ở một số thị trường có thu nhập cao như: Đài Loan 2.757 người, Hàn Quốc 967 người, Nhật Bản 782 người… Nghi Xuân, Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Lộc Hà, Can Lộc là những địa phương có số lượng người XKLĐ lớn.

Đặc biệt, năm 2016, đối với chương trình hợp tác XKLĐ sang Hàn Quốc, toàn tỉnh đã có 433 lao động về nước đúng thời hạn được quay lại nước này làm việc. Đầu năm 2017, có 661 lao động vùng bị ảnh hưởng sự cố môi trường vượt qua kỳ thi kiểm tra tay nghề và đánh giá năng lực trong ngành ngư nghiệp để tham gia Chương trình EPS ngành ngư nghiệp năm 2016 (chiếm 50% chỉ tiêu cả nước). Đến thời điểm này, Hà Tĩnh có 21.449 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

XKLĐ là hướng giải quyết việc làm có khả năng giúp người lao động tăng thu nhập đáng kể. Trên thực tế, nhiều gia đình có người thân tham gia XKLĐ cuộc sống thay đổi hẳn. Nhiều người sau thời gian lao động tại nước ngoài trở về có thể xây dựng nhà cửa khang trang, hỗ trợ vốn để người thân phát triển kinh tế. Tuy nhiên, để XKLĐ đạt được hiệu quả bền vững, cần tiếp tục làm tốt Chương trình EPS, hoàn thành hồ sơ cho lao động ngành ngư nghiệp thi đạt trong kỳ thi vừa qua; tiếp tục duy trì thị trường Hàn Quốc, Đài Loan… và mở rộng sang thị trường EU. Trang bị tốt cho người lao động từ trình độ chuyên môn, tay nghề, ngoại ngữ đến sự cần cù, chịu khó… để đáp ứng yêu cầu khi tham gia XKLĐ, đặc biệt là cung ứng nguồn lao động có chất lượng từ các cơ sở dạy nghề. Đồng thời, triển khai có hiệu quả đề án “Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân vùng bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường trên địa bàn Hà Tĩnh”. Bên cạnh đó, tăng cường công tác thanh kiểm tra các đơn vị, doanh nghiệp tham gia công tác XKLĐ, chấn chỉnh các văn phòng đại diện, các đơn vị cung ứng nguồn nhân lực lợi dụng thu phí của người lao động cao hơn thực tế, thông tin sai sự thật về thị trường lao động và thu nhập.

1.2.1.2. Kinh nghiệm xuất khẩu lao động của tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam và là một tỉnh lớn về cả diện tích và dân số, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số trong số các đơn vị hành chính tỉnh trực thuộc nhà nước. Trong nhiều năm qua,

Thanh Hoá luôn là tỉnh có số người đi XKLĐ đông nhất so với các tỉnh trong cả nước. Kết quả đó đã góp phần không nhỏ giúp hàng trăm ngàn người dân thoát được nghèo và vươn lên làm giàu từ XKLĐ. Năm 2016, mặc dù trong điều kiện khó khăn chung về công tác XKLĐ, nhưng toàn tỉnh đã đưa được 10.018 người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng lao động (đạt 100,18% kế hoạch). Trong đó, lao động thuộc 7 huyện nghèo đưa được 978 người xuất cảnh (lao động nữ chiếm 40%). Thị trường tập trung chủ yếu: Đài Loan (Trung Quốc) 1.834 người, Hàn Quốc 1.020 người, Nhật Bản 813 người, Arapxeut 3.300 người. Theo đánh giá của Sở LĐ-TB&XH Thanh Hóa, những địa phương đã thực hiện tốt công tác XKLĐ gồm các huyện: Yên Định 665 người, Đông Sơn 650 người, Hoằng Hóa: 606 người, Quảng Xương 450 người. Bên cạnh đó, một số huyện miền núi đã triển khai có hiệu quả công tác XKLĐ như: huyện Cẩm Thủy 602 người, Bá Thước 207 người, Thường Xuân 180 người. chất lượng nguồn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài năm 2016 tốt hơn nhiều so với những năm trước đây, đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động nước ngoài. Lao động có trình độ tay nghề chiếm khoảng 50% (chủ yếu là nghề cơ khí, hàn, thợ giàn giáo, ốp lát, may mặc, điều dưỡng, hộ lý, giúp việc gia đình); còn lại hầu hết là lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghề; đặc biệt, có khoảng 5% lao động là sinh viên đã tốt nghiệp cao đẳng và đại học cũng tham gia đi XKLĐ tập trung các ngành như: kỹ sư xây dựng, kỹ sư cơ khí, chế tạo máy, tin học và điều dưỡng viên có trình độ từ cao đẳng trở lên.

Năm 2016, Thanh Hóa có trên 50 DN hoạt động trong linh vực XKLĐ đã phối hợp tuyển lao động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Các đơn vị, DN XKLĐ đã chủ động, tích cực tham gia tuyển chọn và cung ứng nhiều lao động của tỉnh Thanh Hóa đi làm việc ở nước.Hiện nay, tổng số lao động của tỉnh Thanh Hóa đang làm việc có thời hạn ở nước ngoài trên 30.000 người. Số tiền người lao động gửi về nước trên 100 triệu USD. Từ số

tiền này, nhiều gia đình đã đầu tư sản xuất, mở trang trại thu hút việc làm cho cả ngàn lao động. Hầu hết gia đình có người đi XKLĐ đều thoát nghèo, nhiều gia đình đã vươn lên làm giàu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở tỉnh thái nguyên (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)