Điều kiện xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 53)

5. Bố cục của luận văn

3.1.3. Điều kiện xã hội

- Về dân số và đời sống dân cư: Dân số Thái Nguyên khoảng trên 1,2 triệu người, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống đó là Kinh Tày Nùng, Sán Dìu, H’mông, Sán chay, Hoa và Dao. Dân số khu vực thành thị chiếm

khoảng 34,15% và dân số khu vực nông thôn chiếm 65,85% tổng dân số. Dự ước chỉ tiêu tỷ suất sinh thô cả năm 2016 giảm 0,5 ‰, vượt chỉ tiêu kế hoạch là giảm sinh 0,1‰ so với năm 2015. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 là 11,4%, giảm 2% so với năm 2015, bằng chỉ tiêu kế hoạch.

Bảng 3.1: Diện tích và dân số tỉnh Thái Nguyên năm 2016

STT Tổng số Diện tích (Km2) Dân số trung bình (Người) 3,526.64 1,238,785 1 Thành phố Thái Nguyên 170.53 315,196 2 Thành phố Sông Công 96.71 66,054 3 Thị xã Phổ Yên 258.89 171,307 4 Huyện Định Hoá 513.51 88,175 5 Huyện Võ Nhai 839.43 66,674 6 Huyện Phú Lương 367.62 107,409 7 Huyện Đồng Hỷ 454.40 114,300 8 Huyện Đại Từ 573.35 164,730 9 Huyện Phú Bình 252.20 144,940

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên) ĐVT: %

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ dân số phân theo khu vực thành thị và nông thôn của tỉnh Thái Nguyên năm 2016

Chỉ số giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng năm 2016 tương đối hợp lý trong đó chỉ có nhóm dịch vụ y tế và giáo dục điều chỉnh tăng nhưng giá gas, xăng dầu giảm. Trong khu vực nông thôn, sản lượng trồng trọt, chăn nuôi tăng, dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm không phát sinh, giá bán sản phẩm chăn nuôi tăng, đảm bảo cho người chăn nuôi có lãi. Trên địa bàn, có nhiều dự án đầu tư, đi vào hoạt động đã thu hút số lượng lớn lao động phổ thông, trong đó lao động khu vực nông thôn chiếm chủ yếu, đồng thời việc triển khai hiệu quả các chính sách đảm bảo an sinh xã hội của các cấp, ngành đã góp phần tăng thu nhập, ổn định và từng bước nâng cao đời sống dân cư.

- Về lao động việc làm: Ngành chức năng và các đơn vị triển khai hoạt

động hỗ trợ việc làm cho người lao động, bằng hình thức tổ chức hội trợ việc làm, tư vấn giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động. Trong năm 2016 giải quyết việc làm cho 26 nghìn người, trong đó tạo việc làm tăng thêm là 15 nghìn người (số lao động đi làm ở nước ngoài theo hợp đồng là 1.000 người). Thực hiện các thủ tục, quy trình cấp phép, thanh kiểm tra đảm bảo an toàn lao động theo quy định.

- Về y tế: Toàn tỉnh có 150/180 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc

gia về y tế giai đoạn 2011-2020, bằng 83,3% và số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 100%, đạt 38,5 số giường bệnh/10.000 dân và 12,3 bác sĩ/10.000 dân.

- Về giáo dục đào tạo: Toàn tỉnh có 515/677 trường đạt chuẩn quốc gia

đạt tỷ lẹ 76,07%. Công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS được duy trì và giữ vững. Trong năm 2016 đã huy động được trên 50 tỷ đồng từ các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy và học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn,..chất lượng giáo dục nâng cao hơn so với năm trước. Thái Nguyên hiện có 7 trường Đại học thuộc Đại học Thái Nguyên là Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Y, Đại học Sư phạm, Đại học Kinh

tế, Đại học Nông Lâm, Đại học Khoa học và Đại học Công nghệ thông tin. Ngoài ra còn có 16 trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề đáp ứng yêu cầu về cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề không chỉ riêng cho Tỉnh mà còn cung cấp cho cả các Tỉnh khác.

- Về đặc điểm chính trị-xã hội: Tình hình kinh tế - xã hội của Tỉnh trong

những năm gần đây có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự tăng về năng lực sản xuất; các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh đã khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần... song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: thiên tai, dịch bệnh gia súc; giá cả đầu vào ở hầu hết các ngành sản xuất đều tăng làm cho chi phí sản xuất tăng cao đã đẩy giá thành sản phẩm tăng lên, ảnh hưởng không nhỏ tới sức cạnh tranh; kết cấu cơ sở hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn miền núi tuy đã cải thiện nhưng vẫn thiếu và xuống cấp; lĩnh vực xã hội còn nhiều bức xúc, tai nạn giao thông tuy có nhiều biện pháp nhằm kiềm chế nhưng vẫn chưa có xu hướng giảm... Song với sự chỉ đạo quyết tâm và nỗ lực cố gắng các cấp, các ngành và nhân dân toàn Tỉnh nên tình hình kinh tế xã hội đã thu được kết quả đáng kể, kinh tế tiếp tục phát triển theo chiều hướng tích cực ...

Đánh giá chung tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh năm 2016: Kết quả kinh tế-xã hội của tỉnh đạt được kết quả tích cực, tăng trưởng kinh tế tiếp tục duy trì ở mức cap, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh theo hướng công nghiệp; thu ngân sách nhà nước trong cân đối đạt khoảng 8.600 tỷ đồng, bằng 130,8% dự toán năm, tăng 16,1% so với năm 2015; thu nhập bình quân đầu người tiếp tục tăng và cao hơn mức bình quân chung của cả nước; sản xuất nông nghiệp cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu; xây dựng nông thôn mới đạt kết quả khá và tiếp tục có 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới; sản xuất công nghiệp có quy mô tăng cap, tạo động lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế thep hướng công ngiệp hóa, kim ngạch xuất khẩu tuy không đạt so với kế hoạch nhưng vẫn là địa

phương có giá trị xuất khẩu lớn (đứng thứ 3 cả nước); tạo việc làm cho 26 nghìn lao động, giá cả thị trường ổn định,cung cầu hàng hóa được đảm bảo, đời sống dân cư ổn định. Tuy nhiên do tình hình khó khăn, thách thức chung của cả nước như kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc; kinh tế tăng trưởng chưa thực sự bền vững, phát triển du lịch -dịch vụ chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)