Nội dung đẩy mạnh xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 26)

5. Bố cục của luận văn

1.1.5. Nội dung đẩy mạnh xuất khẩu lao động

1.1.5.1. Chủ trương và chính sách về xuất khẩu lao động

Từ nhu cầu thực tế, những năm gần đây bên cạnh sự nỗ lực giải quyết việc làm tại chỗ cho NLĐ, ngành lao động thương binh và xã hội không ngừng tìm kiếm thị trường XKLĐ cũng như tìm những chính sách hỗ trợ người dân có điều kiện làm việc tại nước ngoài. Mục tiêu là tạo ra nguồn LĐ có tay nghề cao, đáp ứng được những nhu cầu của thị trường LĐ chất lượng cao.

Do đó, Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ cho người lao động tham gia vào thị trường xuất khẩu, chính sách hỗ trợ tài chính, chính sách pháp luật bảo vệ người lao động, chính sách quy định doanh nghiệp tham gia thị trường xuất khẩu lao động… để đem lại lợi ich cho người lao động. [Nguyễn Phúc Khanh, 2004].

1.1.5.2. Quy mô và cơ cấu của xuất khẩu lao động

Để đẩy mạnh xuất khẩu lao động cần quan tâm phát triển cả số lượng và chất lượng của người lao động. Thật vậy, quy mô hay số lượng người lao động được thể hiện qua số hồ sơ đăng ký, số lượng đăng ký xuất khẩu lao động theo vùng, miền, khu vực địa lý. Chất lượng lao động xuất khẩu thể hiện ở trình độ, nghiệp vụ, văn hóa, kinh nghiệm, sử dụng ngoại ngữ, phẩm chất, đạo đức, sức khỏe, ý thức của người lao động.

Thị trường các quốc gia tiếp nhận lao động cần đáp ứng nhu cầu làm việc trong các ngành nghề họ cần. Nhưng vấn đề quan tâm nhất là mặt chất lượng bởi đánh giá chất lượng với mức lương mà lao động nhận được. Lao động đáp ứng tiêu chí tuyển chọn về mặt chất lượng sẽ có cơ hội nhận lương cao, nhiều cơ hội được tuyển chọn hơn. [Nguyễn Thị Hồng Bích, 2007]

1.1.5.3. Quản lý thị trường xuất khẩu lao động

Hiện nay có nhiều tổ chức tham gia công tác đưa người lao động trong nước sang thị trường các quốc gia khác. Để tránh rủi ro thiệt thòi cho lao động cần tăng cường quản lý thị trường xuất khẩu bởi thực tế có nhiều lao động bị các tổ chức lừa, tổ chức tư vấn bất chính lợi dụng người lao động thật thà, ít nắm được chính sách nhà nước để trục lợi khoản tiền của người lao động. Do vậy, cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Lao động thương binh và xã hội, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Cục quản lý xuất nhập cảnh… cần đưa ra văn bản chính sách quản lý, thắt chặt công tác xuất khẩu lao động và nâng cao công tác bảo vệ cho người lao động đi xuất khẩu nước ngoài. [Đặng Như Lợi, 2003].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)