Nhóm các chỉ tiêu về xuất khẩu lao động của tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở tỉnh thái nguyên (Trang 42 - 45)

5. Bố cục của luận văn

2.3.2. Nhóm các chỉ tiêu về xuất khẩu lao động của tỉnh Thái Nguyên

a. Số lượt người đi xuất khẩu lao động:

Số lượt người đi xuất khẩu lao động là số lượt lao động là công dân Việt Nam có đăng ký hộ khẩu tại địa phương đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn, phục vụ cho nhu cầu nhân công lao động của các cá nhân, tổ chức nước ngoài tại thời điểm khảo sát (thường là ngày 31 - 12 hàng năm).

b. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên

- Lao động có việc làm thường xuyên của tỉnh: là lao động có tổng thời gian làm việc tạo ra thu nhập bình quân từ 20 ngày/tháng/năm trở lên không phân biệt làm việc trong hay ngoài địa giới hành chính của tỉnh.

- Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên năm N của tỉnh: là chỉ tiêu

được tính bằng cách lấy số lao động có việc làm thường xuyên trong năm có đến ngày 31/12 năm N của tỉnh chia cho tổng số lao động của tỉnh có đến ngày 31 tháng 12 năm N.

- Công thức tính: Tỷ lệ lao động có việc

làm thường xuyên năm N của tỉnh (%)

=

Số lao động có việc làm thường xuyên năm N của tỉnh

x 100 Số lao động có đến ngày 31/12

năm N của tỉnh

- Ý nghĩa: Tỷ lệ này phản ánh tỷ lệ lao động được làm việc thường xuyên trong một tỉnh là bao nhiêu %, mức độ giải quyết việc làm cho lao động như thế nào.

c. Cơ cấu lao động xuất khẩu theo khu vực

- Khái niệm: Cơ cấu lao động được xác định ở khu vực thành thị và nông thôn chia cho tổng số lao động xuất khẩu trong năm N.

- Công thức tính: Cơ cấu LĐXK ở khu vực

thành thị/nông thôn (%) =

Số LĐXK ở khu vực thành thị/nông thôn

x 100 Tổng số LĐXK năm N

- Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cơ cấu lao động xuất khẩu ở khu vực nông thôn hay khu vực thành thị có tỷ trọng bao nhiêu %, từ đó đánh giá được sự phân bố lao động xuất khẩu.

d. Cơ cấu lao động xuất khẩu theo giới tính

- Khái niệm: Cơ cấu lao động xuất khẩu theo giới tính nam/nữ bằng số lao động phân theo giới nam/nữ chia cho tổng số lao động xuất khẩu trong năm N.

- Công thức tính: Cơ cấu LĐXK theo giới tính nam/nữ (%) =

Số LĐXK phân theo giới nam/nữ

x 100 Tổng số LĐXK năm N

- Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cơ cấu giới tính nam/nữ tham gia thị trường XKLĐ có tỷ trọng bao nhiêu %, từ đó đánh giá ngành nghề lao động phù hợp theo giới.

e. Cơ cấu lao động xuất khẩu theo trình độ

- Khái niệm: Cơ cấu lao động xuất được xác định ở từng loại trình độ của NLĐ và chia cho tổng số lao động xuất khẩu trong năm N.

- Công thức tính: Cơ cấu theo

trình độ (%) =

Số LĐXK phân loại theo từng trình độ

x 100 Tổng số LĐXK năm N

- Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết từng loại trình độ chiếm tỷ trọng bao nhiêu %, phản ánh chất lượng lao động xuất khẩu từ đó đánh giá được thu nhập, ngành nghề công việc theo trình độ NLĐ.

f. Tỷ lệ thu ngân sách từ hoạt động XKLĐ

- Khái niệm: Khả năng thu ngân sách từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp XKLĐ, từ nộp thuế của người lao động chia cho tổng ngân sách của tỉnh trong năm N.

- Công thức tính: Tỷ lệ thu ngân

sách từ hoạt động XKLĐ (%)

=

Khoản thu ngân sách từ hoạt động XKLĐ

x 100 Tổng số ngân sách toàn tỉnh năm N

- Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết hoạt động XKLĐ đóng góp tỷ trọng bao nhiêu % cho nguồn thu của tỉnh, từ đó đánh giá được hiệu quả của hoạt động XKLĐ trên địa bàn tỉnh.

g. Tỷ lệ lao động xuất khẩu được đào tạo

- Khái niệm: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chia cho tổng số lao động xuất khẩu trong năm N.

- Công thức tính: Tỷ lệ LĐXK ở

được đào tạo (%) =

Số LĐXK qua đào tạo

x 100 Tổng số LĐXK năm N

- Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết chất lượng lao động xuất khẩu được trải qua những trình độ đào tạo như thế nào, từ đó có chính sách hỗ trợ định hướng đào tạo cho LĐXK.

Chương 3

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở tỉnh thái nguyên (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)