Các nhân tố ảnh hưởng đến đẩy mạnh xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 32)

5. Bố cục của luận văn

1.1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến đẩy mạnh xuất khẩu lao động

Ngày nay hoạt động XKLĐ đang diễn ra trong điều kiện kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đang phát triển mạnh mẽ, do đó XKLĐ chịu ảnh hưởng của một số nhân tố mới. Dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, suy thoái kinh tế toàn cầu vẫn đang diễn biến và đang tác động lên hầu hết các nền kinh tế nên thất nghiệp tăng vọt, thu nhập và đời sống của người lao động giảm sút. Thị trường lao động quốc tế còn chịu tác động bởi quá trình phát triển không bền vững của nền kinh tế thế giới và luôn phải đối mặt với những bất ổn của tình hình chính trị thế giới, nạn khủng bố, các cuộc xung đột cục bộ, giá dầu mỏ, vàng, sắt thép, lương thực, thực phẩm, nạn dịch bệnh, thiên tai địch họa…biến động khó lường. Qua nghiên cứu cho thấy các mô hình trên đây không phù hợp cho việc đánh giá sự phát triển của XKLĐ Việt Nam trong điều kiện hiện nay bởi như đã phân tích, XKLĐ là môt hoạt động kinh tế đối ngoại có nét đặc thù và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, bị tác động bởi các nền kinh tế và các chính sách phát triển của mỗi quốc gia. Sự phát triển XKLĐ của Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay chịu ảnh hưởng của các nhóm yếu tố như sau:

1.1.7.1. Các yếu tố về cầu lao động xuất khẩu

- Nhu cầu tiếp nhận LĐ Việt Nam của thị trường nước ngoài

- Thu nhập, điều kiện sống và làm việc của người LĐ Việt Nam ở nước ngoài.

- Chính sách tiếp nhận LĐ Việt Nam của nước nhập khẩu LĐ

Các nước kinh tế phát triển có tốc độ tăng trưởng GDP cao, nhưng tốc độ tăng dân số thấp, dẫn đến thiếu hụt về nguồn nhân lực, có nhu cầu về nhập khẩu lao động, trong khi các nước chậm phát triển hoặc đang phát triển cần đầu tư mở rộng sản xuất, tạo thêm việc làm, giải quyết nạn thất nghiệp, bổ sung nguồn thu ngân sách và thu nhập cho người lao động, rất cần đưa lao

động ra nước ngoài làm việc. Cung - cầu lao động của thị trường phụ thuộc nhiều vào sự phát triển và các chính sách kinh tế của các nước như: thu nhập, đầu tư, thuế, lãi suất.... của nền kinh tế khu vực và thế giới. Khi cung -cầu lao động mất cân đối nghiệm trọng do nhu cầu tìm việc làm trong nước quá lớn nhưng khả năng xâm nhập, khai thác thị trường lao động quốc tế còn hạn chế, cạnh tranh gay gắt sẽ đẩy chi phí khai thác thị trường lên quá cao, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động, chúng ta cần nâng cao năng lực dự báo. Đồng thời theo dõi sát diễn biến thị trường ngoài nước, kịp thời đón nhận các hợp đồng tiếp nhận lao động, nhất là thị trường có thu nhập cao, an toàn, phù hợp với điều kiện lao động Việt Nam như: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malyasia... tiếp tục các hoạt động để mở thị trường mới như Hòa Kỳ, Ôxtrâylia, Canada, Cộng hòa Séc.. [Cao Văn Sâm, 2004]

1.1.7.2. Các yếu tố về cơ chế chính sách, cơ chế quản lý và điều hành xuất khẩu lao động

- Cơ chế tổ chức, quản lý và điều hành xuất khẩu lao động - Số lượng doanh nghiệp và tổ chức xuất khẩu lao động

- Năng lực của doanh nghiệp và tổ chức xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động là người lao động và các tổ chức kinh doanh hoạt động này. Xuất khẩu lao động không còn là việc làm của một cá nhân, mà liên quan đến nhiều người, nhiều tổ chức cung ứng lao động, đến các nước xuất khẩu lao động, IOM, và ILO... Vì vậy, quản lý xuất khẩu lao động ngoài việc phải tuân thủ những quy định, những chính sách, những hình thức, quy luật của quản lý kinh tế, còn phải tuần thủ những quy định về quản lý nhân sự của cả nước xuất cư và nhập cư. Chúng ta cần chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách hỗ trợ cho xuất khẩu lao động phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo dõi chặt chẽ tình hình lao động làm việc ở nước ngoài; bảo vệ quyền lợi người lao động, đồng thời xử lý kịp thời những vi phạm kỷ luật của người lao động làm ảnh hưởng đến thị trường; theo dõi, hỗ trợ và phát huy lực lượng lao động này khi về nước. [Trần Đức Lân, 2002]

1.1.7.3. Các yếu tố về tài chính và hiệu quả kinh tế của xuất khẩu lao động

Các nước tiếp nhận lao động thường là các nước có nền kinh tế phát triển hoặc tương đối phát triển nhưng trong quá trình phát triển kinh tế của mình họ lại thiếu hụt lực lượng lao động cho một hoặc một vài lĩnh vực nào đó. Vì thế họ có nhu cầu tiếp nhận thêm lao động từ nước khác. Sự thiếu hụt lao động càng lớn trong khi máy móc chưa thể thay thế hết được con người thì nhu cầu thuê thêm lao động nước ngoài là điều tất yếu.

Đẩy mạnh xuất khẩu lao động chịu nhiều tác động từ sự phát triển kinh tế có ổn định hay không, các yếu tố về tài chính của nước tiếp nhận. Nếu nền kinh tế có những biến động xấu bất ngờ xảy ra thì hoạt động XKLĐ cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Hiệu quả kinh tế của XKLĐ cũng ảnh hưởng tới hoạt động XKLĐ. [Cao Văn Sâm, 2004]

1.1.7.4. Chất lượng nguồn lao động

Các nước nhập khẩu lao động truyền thống đang đổi mới đầu tư và hiện đại hóa công nghệ sản xuất, chuyển dịch đầu tư tư bản sang nước có giá nhân công và dịch vụ thấp và có nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tăng dần tỷ trọng lao động chất xám cao trong tổng số lao động nhập cư. Theo thống kê của ILO, có khoảng hơn 60 nước có di cư và đi lao động nước ngoài, với tổng số gần 120 triệu người, trong đó các nước Châu Á chiếm hơn 50%. Hầu hết các nước trên thế giới đều có lao động nước ngoài làm việc, ILO ước tính khoảng trên 200 nước trên thế giới tiếp nhận lao động nước ngoài, nhưng chủ yếu tập trung ở các nước phát triển, khoảng 1/3 ở Châu Âu, 20% ở Bắc Mỹ, 15% ở Châu Phi, 12% ở các nước Ả rập, tất cả các khu vực Đông Bắc Á, Đông và Nam Á, Trung và Nam Mỹ chiếm đến chưa đến 10%.Để cạnh tranh với các nước trên chúng ta phải trang bị cho người lao động về kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp đúng đắn, [Cao Văn Sâm, 2004]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)