Các công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực ngành mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường việt nam (Trang 31 - 35)

8. Cấu trúc của luận án

1.2. Các công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực ngành mô

môi trường

1.2.1. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài

- Tổng cục Môi trường (2010), Báo cáo hiện trạng và kinh nghiệm đào tạo NNL quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Trung Quốc ngày 08 tháng 11 năm 2010. Theo đó, vấn đề đào tạo NNL là một vấn đề quan trọng của Bộ Môi trường Trung Quốc. Từ Trung ương đến địa phương có một khung pháp lý và quy hoạch chung về vấn đề nhân sự và đào tạo nhân sự, có Điều lệ đào tạo và bồi dưỡng cán bộ môi trường. Cứ 5 năm một lần, Trung Quốc có Kế hoạch đào tạo cán bộ cấp quốc gia. Căn cứ Điều lệ đào tạo và Kế hoạch đào tạo cán bộ quốc gia, căn cứ nhu cầu thực tế và khung pháp lý, Bộ Môi trường đưa ra kế hoạch đào tạo tương ứng và các ý kiến xây dựng thể chế cán bộ, ví dụ như các chương trình học tập, bồi dưỡng cán bộ, nội dung đào tạo. Trung Quốc có khoảng 50.000 cán bộ làm việc trong lĩnh vực quản lý môi trường và giám sát (thanh tra) môi trường; mỗi năm có khoảng trên 1000 cán bộ lĩnh vực này được tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ. Ngoài ra, Trung Quốc còn đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ môi trường ở các đơn vị, bộ, ngành khác. Mỗi năm có hàng trăm lượt cán bộ lãnh đạo cấp Vụ trưởng của Bộ Môi trường và các bộ, ngành khác được tham gia đào tạo, bồi dưỡng về công tác bảo vệ môi trường.

-Theo Tạp chí TN&MT (02/11/2015), Mỹ có chế độ đãi ngộ chuyên gia đặc biệt, vấn đề đào tạo và phát triển đội ngũ chuyên gia ngành môi trường nhằm phát huy cao độ tiềm lực của con người được Chính phủ Mỹ đặc biệt quan tâm. Điều đó được thể hiện trước hết ở việc đầu tư rất lớn cho đào tạo. Việc phát triển đội ngũ chuyên gia theo hướng mỗi người đều cần được phát triển tài năng riêng; tạo thói quen học tập suốt đời, liên tục học hỏi để mỗi người đều có đầy đủ phẩm chất, năng lực, trình độ phục vụ tốt cho nền công vụ. Kinh nghiệm thực tiễn về phát triển đội ngũ chuyên gia ngành môi trường của Mỹ cho chúng ta thấy: Cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ quan, đơn vị quản lý môi trường, vì họ là người đề ra chủ trương, chính sách về quản lý môi trường cũng như các chính sách đào tạo, bồi dưỡng NNL cho ngành môi trường, đồng thời là người trực tiếp sử dụng NNL ngành môi trường. Khi nhận thức được điều này, họ sẽ tạo ra cơ chế, chính sách thông thoáng và điều kiện thuận lợi cho NNL của cơ quan tham gia tích cực vào các chương trình đào tạo để PTNNL cơ quan môi trường, đặc biệt là cơ quan môi trường cuả Mỹ có được đội ngũ chuyên gia đầu ngành về môi trường.

-Tháng 12 năm 2001, Chính phủ Hàn Quốc công bố Chiến lược quốc gia lần thứ nhất PTNNL của Hàn Quốc giai đoạn 2001- 2005 và các năm tiếp theo. Tuy đây không phải là một chiến lược PTNNL cho riêng ngành môi trường, nhưng trong Chiến lược cũng xác định NNL cho các lĩnh vực chiến lược quốc gia, trong đó có 4/6 lĩnh vực công nghệ có liên quan trực tiếp đến ngành môi trường là sinh học, môi trường, năng lượng, công nghệ sạch. Trong những nội dung của Chiến lược có nội dung tạo dựng tri thức và NNL để trở thành động lực cho tăng trưởng. Theo đó, tăng cường đào tạo và sự hợp tác trong đào tạo giữa các cơ quan nhà nước và cơ sở đào tạo, nghiên cứu, trong đó các cơ sở đào tạo phải là trung tâm. Nâng cao trình độ sử dụng và quản lý NNL để PTNNL, nâng cao tính chuyên nghiệp của NNL trong khu vực công, trước hết là tăng cường năng lực cho NNL làm công tác hoạch định chính sách và ra quyết định trong

các cơ quan nhà nước trong đó có Bộ Môi trường Hàn Quốc là nội dung rất quan trọng trong chiến lược PTNNL của Hàn Quốc.

Với các bài viết nghiên cứu về PTNNL ngành môi trường của một số nước phát triển như Trung Quốc, Mỹ và Hàn Quốc, chúng ta nhận thấy các quốc gia cũng rất chú trọng đến đào tạo và sử dụng NNL để PTNNL các cơ quan quản lý môi trường trong chiến lược PTNNL chung của các quốc gia. Qua đó chúng ta có được những kinh nghiệm tốt để PTNNL các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam.

1.2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước

Về các đề tài và dự án liên quan đến công tác PTNNL cho ngành môi trường Việt Nam thời gian gần đây có:

- Quy hoạch phát triển nhân lực ngành tài nguyên và môi trường (TN&MT) giai đoạn 2012-2020” do Bộ TN&MT phê duyệt năm 2011. Đây là một nghiên cứu đầu tiên về PTNNL cho ngành TN&MT, tuy nhiên nghiên cứu này nhằm mục tiêu đề xuất quy hoạch PTNNL chung cho cả ngành TN&MT trong giai đoạn 2012- 2020, bao gồm cả 8 ngành thuộc Bộ: đất đai, địa chất khoáng sản, nước, môi trường, đo đạc bản đồ, khí tượng thuỷ văn, viễn thám, biển đảo. Do vậy, đối với ngành môi trường rất cần có kế hoạch PTNNL riêng cho các cơ quan QLNN trong ngành.

- Báo cáo “Một số nhận xét về tổ chức, bộ máy cán bộ quản lý môi trường hiện nay” trong Kỷ yếu Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ III năm 2010 đã chỉ ra đội ngũ công chức làm công tác QLNN về môi trường vẫn còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, chưa theo kịp được các yêu cầu mới đặt ra. Báo cáo cũng đưa ra quan điểm công tác cán bộ là “nguyên nhân của mọi nguyên nhân” và cần xây dựng chiến lược dài hạn đào tạo cán bộ cho ngành môi trường ở tất cả các cấp đào tạo; trong đó chú trọng đến việc xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ làm công chức chuyên môn và các chuyên gia về bảo vệ môi trường [03]. Tuy nhiên, báo cáo cũng mới chỉ đưa ra ý tưởng về công tác đào tạo và đề xuất giải pháp quy hoạch cán bộ

làm chuyên môn và chuyên gia, chưa đưa ra giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng NNL cho các cơ quan QLNN ngành môi trường.

- Báo cáo tổng hợp “Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011) đã nêu rõ ngành tài nguyên và môi trường là ngành mới nên một số lĩnh vực còn thiếu nhiều cán bộ chuyên môn, nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ lớn. Như ngành môi trường, số cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tính trung bình trên một triệu dân còn rất thấp so với nhiều nước khác trên thế giới [2]. Báo cáo tổng hợp chỉ nêu số lượng cần đào tạo, bồi dưỡng cho giai đoạn 2011 – 2020 chung cho cả ngành tài nguyên và môi trường chứ không nêu riêng cho ngành môi trường.

- Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Minh Nguyệt (2017): “Nâng cao năng lực của công chức quản lý môi trường ở thành phố Hà Nội"[27]. Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề nâng cao năng lực công chức quản lý môi trường dựa trên 3 nhóm tiêu chí: kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng làm việc và thái độ nghề nghiệp. Tác giả xác định nội dung nâng cao năng lực công chức bao gồm các hoạt động tuyển dụng, bố trí công việc và đào tạo, bồi dưỡng. Tuy nhiên, tác giả chỉ tập trung vào xây dựng khung năng lực cho công chức quản lý môi trường ở thành phố Hà Nội, không phân tích nhiều đến việc sử dụng NNL.

- Theo tác giả Huỳnh Trung Hải (2015), Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cho rằng cần phải rà soát, đánh giá danh mục các chuyên ngành đào tạo về môi trường, các chương trình, giáo trình đang áp dụng tại các cơ sở đào tạo để có phương án điều chỉnh, bổ sung đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý nhà nước về môi trường. Đồng thời cũng cần tăng cường đào tạo theo hướng gắn với nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực ngành môi trường, tăng thời lượng thực hành, thực tế tại các đơn vị quản lý, xây dựng bổ sung các giáo trình, chương trình thực hành, thực nghiệm, đa dạng hóa các hình thức đào tạo, đặc biệt là hình thức hiện đại như trực tuyến, qua mạng [90].

- Tác giả Trần Quốc Toản (2013) Phó trưởng Tiểu ban Văn hóa - Xã hội - Con người, Hội đồng Lý luận Trung ương nghiên cứu về vấn đề môi trường cho

biết hiện nay hệ thống tổ chức và nguồn nhân lực chuyên môn về bảo vệ môi trường tuy đã được củng cố và phát triển một bước, song vẫn còn yếu về chất lượng, thiếu về số lượng. Mặc dù nguồn nhân lực của ngành môi trường không ngừng gia tăng, nhưng NNL của ngành vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng; cơ cấu ngành nghề, chuyên môn nghiệp vụ cũng chưa phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao [99].

Tóm lại, cho tới nay có khá nhiều công trình nghiên cứu về PTNNL nói chung, nhưng rất ít công trình nghiên cứu về PTNNL ngành môi trường Việt Nam, nếu có nghiên cứu thì chỉ đề cập đến vấn đề đào tạo, bồi dưỡng hoặc nghiên cứu ở một đơn vị nhỏ của ngành môi trường mà chưa có một công trình nghiên cứu nào mang tính toàn diện và có hệ thống về PTNNL cho ngành môi trường Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường việt nam (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)