8. Cấu trúc của luận án
2.2.2. Vai trò của phát triển nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực không chỉ có đóng góp to lớn cho sự phát triển của một đất nước và ổn định kinh tế xã hội mà còn có vai trò quan trọng trong sự lớn mạnh và phát triển của một ngành và một cơ quan [22, Tr.73].
Trong những năm qua, cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu sắc và toàn diện, kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, ngày càng khẳng định vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Từ năm 2010 đã đánh dấu một mốc quan trọng: nước ta đã vượt qua ngưỡng nước nghèo, bước vào nhóm nước có mức thu nhập trung bình và đang đi vào thời kỳ của những chiến lược phát triển mới. Cùng với sự phát triển của kinh tế và an sinh xã hội tiếp tục được đảm bảo và cải thiện, công tác bảo vệ môi trường cũng luôn được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo và đã thu được những kết quả quan trọng. Vai trò của công tác bảo vệ môi trường được đặt ngang tầm với các vấn đề về tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Bên cạnh đó Chính phủ cũng đã nhấn mạnh đến vai trò của NNL trong công tác bảo vệ môi trường. Ngày 18 tháng 3 năm 2013, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ- CP về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đã xác định sáu vấn đề môi trường cấp bách ở nước ta hiện nay, đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cho các Bộ, ngành và địa phương tổ chức thực hiện. Trong đó giải pháp
đào tạo, phát triển và tăng cường năng lực cho NNL ngành môi trường từ Trung ương đến địa phương được ưu tiên hàng đầu để giúp cho công tác quản lý nhà nước về môi trường được tốt hơn.
Việc PTNNL các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam để đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, cơ cấu ngành nghề hợp lý; có phẩm chất, năng lực sẽ đóng vai trò quan trọng trong công tác QLNN về môi trường từ Trung ương đến địa phương. PTNNL ngành môi trường Việt Nam đủ mạnh, đáp ứng yêu cầu của các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam trong công tác bảo vệ môi trường, làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường sẽ bảo đảm đến sự phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững, góp phần thực hiện những mục tiêu phát triển con người, vì con người.
Môi trường là nền tảng của sự tồn tại và phát triển xã hội, vừa là “đầu vào” và “đầu ra” của nền kinh tế. Trong Chiến lược phát triển ngành môi trường không thể tách rời vai trò của Chiến lược phát triển NNL ngành môi trường, là yếu tố quan trọng để bảo đảm phát triển ngành môi trường và đóng vai trò chủ đạo và yêu cầu xuyên suốt trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường.