8. Cấu trúc của luận án
4.3.2. Nhóm giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng
4.3.2.1. Hoàn thiện công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành môi trường
Công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng NNL ngành môi trường giữ vai trò rất quan trọng, trong đó NNL làm công tác quản lý đào tạo nhân lực ngành môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả PTNNL của ngành môi trường từ lúc xây dựng kế hoạch đến tổ chức triển khai thực hiện các nội dung PTNNL.
Hiện nay, mặt hạn chế trong công tác PTNNL các cơ quan QLNN ngành môi trường đã được chỉ ra ở Chương 3 là các cơ quan trực thuộc ngành chưa bố trí NNL chuyên trách làm công tác đào tạo, bồi dưỡng; chủ yếu chỉ được phân công kiêm nhiệm, làm nhiều nhiệm vụ khác nhau, thậm chí chẳng liên quan đến nhau nên thiếu nghiệp vụ và kinh nghiệm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng.
NNL được bố trí làm công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng vừa thiếu về số lượng và chưa đủ về năng lực trình độ nên mới chỉ thực hiện các công việc mang tính chất thủ tục, còn những phần việc quan trọng khác như nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo, xây dựng và lập kế hoạch dài hạn, hàng năm về đào tạo, bồi dưỡng chưa tốt nên kết quả thực hiện chưa đáp ứng so với yêu cầu đặt ra. Vì vậy, cần phải đổi mới quản lý nhà nước về phát triển nhân lực; hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nhân lực nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý NNL; đổi mới phương pháp giáo dục, quản lý NNL, thấu tình đạt lý, nhìn rõ đúng sai, kịp thời rút kinh nghiệm về quản lý đào tạo, bồi dưỡngNNL. Tổ chức bộ máy quản lý đào tạo, bồi dưỡng NNL phải được kiện toàn từ Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ TN&MT đến Tổng cục Môi trường và xuống các Sở TN&MT, Chi cục Bảo vệ môi trường và các Phòng TN&MT. Nguồn nhân lực cung cấp cho bộ máy quản lý đào tạo, bồi dưỡng NNL phải là những chuyên gia giỏi về nghiên cứu nhân tài, nhân lực trong ngành môi trường. Làm rõ chức năng, nhiệm vụ của bộ máy này là tư vấn, tham mưu, đề xuất; thu thập, phân tích các số liệu về NNL ở tất cả các cơ quan trong ngành môi trường từ Trung ương đến các địa phương. Cụ thể:
- Thứ nhất, kiện toàn bộ phận quản lý đào tạo, bồi dưỡngNNL của Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ TN&MT, bộ phận quản lý đào tạo, bồi dưỡngNNL của Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục Môi trường, bộ phận quản lý đào tạo, bồi dưỡngNNL của các Sở TN&MT và Chi cục BVMT các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương và các Phòng TN&MT các quận, huyện.
- Thứ hai, xây dựng cơ cấu, tiêu chuẩn các chức danh và vị trí việc làm cụ thể cho bộ phận quản lý đào tạo, bồi dưỡngNNL của mỗi cơ quan trong ngành môi trường; mỗi vị trí việc làm phải được mô tả rõ và chi tiết từng công việc cụ thể để việc bố trí được đúng người đúng việc.
- Thứ ba, phải tổ chức tập huấn nghiệp vụ thường xuyên cho bộ phận quản lý đào tạo, bồi dưỡng NNL ngành môi trường ở cả trong nước và nước ngoài để cập nhật các kiến thức mới, hiện đại để dần trở thành các chuyên gia giỏi trong quản lý đào tạo, bồi dưỡngNNL của ngành môi trường.
4.3.2.2. Tăng cường năng lực các cơ sở đào tạo ngành môi trường
- Phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo NNL cho ngành môi trường phù hợp với yêu cầu đào tạo và phát triển nhân lực của ngành, mở rộng quy mô và loại hình đào tạo các chuyên ngành về môi trường.
- Tập trung đầu tư xây dựng Trường Đại học TN&MT Hà Nội, Trường Đại học TN&MT thành phố Hồ Chí Minh thành trung tâm lớn về đào tạo và nghiên cứu khoa học của khu vực; phát triển một số khoa, chuyên ngành đào tạo có chất lượng cao, đặc biệt là Khoa Môi trường; thành lập Trường Đại học TN&MT tại khu vực miền Trung.
- Thành lập Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành TN&MT Thành phố Hồ Chí Minh.
4.3.2.3. Xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên các cơ sở đào tạo
- Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của Trường Đại học TN&MT Hà Nội, Trường Đại học TN&MT thành phố Hồ Chí Minh, cán bộ quản lý đào tạo NNL tại các cơ quan QLNN ngành môi trường theo hướng chuẩn hóa, bảo đảm đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, đạt chuẩn chất lượng theo các tiêu chí: kiến thức, năng lực, tư duy mới, phương pháp giảng dạy, khả năng nghiên cứu và phẩm chất, tư cách đạo đức.
- Có chính sách thu hút đội ngũ giảng viên giỏi, huy động đội ngũ chuyên gia, các nhà khoa học tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo trong ngành, đặc biệt là tại Trường Đại học TN&MT Hà Nội, Trường Đại học TN&MT thành phố Hồ Chí Minh; có cơ chế, chính sách ưu đãi mời các chuyên gia nước ngoài tham gia giảng dạy một số chuyên ngành môi trường đặc thù và mới phát triển như an ninh môi trường, bảo hiểm môi trường, sức khỏe môi trường.
- Tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên, định kỳ hàng năm cử các giảng viên Trường Đại học TN&MT Hà Nội và Trường Đại học TN&MT thành phố Hồ Chí Minh đi đào tạo, tập huấn để cập nhật kiến thức chuyên môn về môi trường ở trong nước và nước ngoài.
- Tiếp tục rà soát, điều chỉnh và đổi mới mạnh mẽ chương trình, nội dung đạt khung trình độ quốc gia, phù hợp chuẩn quốc tế và đặc thù của ngành môi trường.
- Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành môi trường theo hướng hiện đại và hội nhập phải đảm bảo vừa đáp ứng cho người học được trang bị kiến thức cơ bản và chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ môi trường vừa cập nhật kiến thức mới, hiện đại để sẵn sàng tiếp nhận sự chuyển giao công nghệ tiên tiến đặc biệt là công nghệ xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường đang là vấn đề được cả thế giới quan tâm giải quyết hiện nay.
4.3.2.5. Đổi mới phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng
- Đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về ngành môi trường nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học vào thực tế; phát huy tối đa tính tự học, tự tìm hiểu, tự tìm kiếm tri thức của người học, làm cho người học chuyển đổi từ tư duy khép kín sang tư duy mở; tăng cường giáo dục tác phong làm việc chuyên nghiệp, phẩm chất đạo đức để hình thành năng lực nghề nghiệp, nhân cách cho người học.
- Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cần đổi mới theo hướng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý chuyên ngành môi trường gắn với vị trí và trách nhiệm tương ứng của người được cử đi học. Tuỳ theo đặc thù của từng chuyên ngành đào tạo chuyên sâu về môi trường có thể lựa chọn các phương pháp phù hợp, vận dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến kết hợp sử dụng các công cụ, công nghệ tin học và phương tiện dạy học hiện đại.
- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với tính chất đặc thù của ngành môi trường và đặc điểm quản lý môi trường của từng địa phương có các cơ sở sản xuất với các loại hình gây ô nhiễm môi trường khác nhau. Áp dụng loại hình đào tạo, bồi dưỡng dựa trên cơ sở năng lực thực hiện công việc, phát triển kỹ năng làm việc để nâng cao hiệu quả thực thi nhiệm vụ bảo vệ môi
trường cho NNL các cơ quan QLNN ngành môi trường, đặc biệt là NNL ở Chi cục Bảo vệ môi trường các tỉnh.
- Phát triển loại hình đào tạo mở và đào tạo từ xa với sự ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại tạo ra nhiều cơ hội học tập và sáng tạo cho mọi người, cho nhiều đối tượng, ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, và với bất cứ hình thức nào, đặc biệt là đối với NNL làm công tác bảo vệ môi trường ở các quận, huyện.